TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI; CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu tài liệu đảng viên mới (Trang 73 - 77)

TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1. Những thành tựu và hạn chế trong thực hiện đường lối đối ngoại những năm qua những năm qua

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X trình Đại hội XI đã khẳng định trong những năm qua “Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo ra thế và lực mới của đất nước”1, cụ thể như sau:

- Phát triển quan hệ với các nước láng giềng; thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng:

+ Hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền với Trung Quốc; tăng dày hệ thống mốc biên giới với Lào; hoàn thành một bước phân giới cắm mốc trên đất liền với Campuchia.

+ Bước đầu đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc và thúc đẩy phân định biển phía Tây Nam với các nước liên quan.

- Tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế: + Đảm nhiệm tốt vai trị Uỷ viên khơng thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

+ Đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA.

- Quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân, đảng cánh tả, đảng cầm quyền và một số đảng khác; hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục được mở rộng. Cơng tác về người Việt Nam ở nước ngồi đạt kết quả tích cực.

- Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; đối thoại cởi mở, thẳng thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền.

- Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng; mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác; góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ ODA và các nguồn tài trợ quốc tế khác.

- Tuy nhiên, trong hoạt động đối ngoại những năm qua, cịn có những hạn chế, đó là: “Cơng tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về đối ngoại có mặt còn hạn chế. Sự phối hợp giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hoá đối ngoại chưa thật đồng bộ”1.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp triển khai hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế động và tích cực hội nhập quốc tế

a. Mục tiêu, nhiệm vụ

- Đại hội XI xác định chủ trương định hướng chung là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển; đa phương hố, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.

- Nhiệm vụ được xác định là: “ Giữ vững mơi trường hồ bình, thuận lợi cho

đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”2.

c. Các giải pháp chủ yếu

Một là, nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan

hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế:

1 S.đ.d. trang 179.

- Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - cơng nghệ, trình độ quản lý tiên tiến.

- Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tơn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc. Thực hiện tốt công việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc.

- Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, và nhất là tình trạng biến đổi khí hậu.

- Sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam.

Hai là, thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ:

- Việc xác định ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực;

- Làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hồ bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.

- Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới.

Ba là, chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng

đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trị quan trọng trong các khn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bốn là, phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả,

các đảng cầm quyền; mở rộng ngoại giao nhân dân:

- Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hồ bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

- Mở rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới. - Coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân.

Năm là, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về

đối ngoại; chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp.

Sáu là, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của

Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.

Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hố; giữa đối ngoại với quốc phịng, an ninh.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Nêu những thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2. Trình bày mục tiêu và những giải pháp chủ yếu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

3. Nêu các giải pháp triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại trong những năm tới.

Bài 8

TỔ CHỨC CƠ SỞ CỦA ĐẢNG VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG Ở CƠ SỞ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG Ở CƠ SỞ

Một phần của tài liệu tài liệu đảng viên mới (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w