III. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CỦA ĐẢNG VIÊN
1. Quan điểm chỉ đạo công tác vận động nhân dân trong công cuộc đổi mớ
mới
Nghị quyết Trung ương 8 (B) khố VI "Về đổi mới cơng tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân" xác định bốn quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác vận động nhân dân trong thời kỳ mới.
Một là, cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì nhân dân.
- Tư tưởng “lấy dân làm gốc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, nâng lên tầm cao mới, với những nội dung mới. Ngay từ năm 1949, Người đã chỉ rõ:
"NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Cơng việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đồn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân"1.
Người đã nhiều lần khẳng định: "Dân chúng đồng lịng, việc gì cũng làm được. Dân chúng khơng ủng hộ, việc gì cũng khơng nên".
“Nước lấy dân làm gốc”2. ”Gốc có vững cây mới bền”3.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã nêu năm bài học chủ yếu trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có bài học: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Ðảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Ðảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, t. 5, tr. 698.
2 Sđđ, t.5, tr. 409.
3 Sđđ, t.5, tr. 410.