.Trình độ của cán bộ, nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thông tin thư viện ở học viện phòng không không quân (Trang 55 - 62)

Nhìn vào bảng 2.5 cho thấy thành phần cán bộ của thƣ viên, xét theo trình độ

Tổng số Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp TT-TV Khác TT-TV Khác 18 01 01 02 07 02 02 03 0 100% 5,6 % 5,6 % 11,2% 38,4% 11,2% 11,2% 16,8% 00%

thƣ viê ̣n, chiếm 38,4%, 02 đại học khác, chiếm 11,2%, cao đẳng, chiếm 11,2%, 03 nhân viên cịn lại có trình độ trung cấp, chiếm 16,8%. Số cán bộ này đƣợc phân làm nhiệm vụ bảo vệ, tu bổ tài liệu và vệ sinh các kho sách của thƣ viên.

Xét về mặt chuyên môn, trong tổng số 18 cán bộ cơng chức, chỉ có 07 cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành TT-TV, chiếm tỷ lệ 38,4%, còn lại tốt nghiệp đại học, trung cấp các chuyên ngành khác, chiếm 66,6%, có 01 cán bộ t ốt nghiệp chuyên ngành về tin học. Nhƣ vậy, số lƣợng cán bộ về mặt chun mơn có sự chênh lệch lớn.

* Về cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ đƣợc sắp xếp nhƣ sau: Số cán bộ thông tin tƣ liê ̣u là 06 ngƣời (33,8%); Khối các phịng chun mơn - nghiệp vụ thƣ viê ̣n là 04 ngƣời (22,4%); Khối các phòng Phục vụ bạn đọc phục vụ là 10 ngƣời (55,6%).

Nhƣ vậy, xét theo sự sắp xếp trên, số cán bộ làm công tác ở bộ phận phục vụ bạn đọc (Thủ thƣ) chiếm tỷ l ệ hơn một nửa (55,6%), một tỷ lệ tƣơng đối hợp lý trong cơ cấu. Nhƣng so với mức phục vụ chung của ngành TT-TV, với số lƣợng thủ thƣ nhƣ vậy phải phục vụ một số lƣợng rất lớn bạn đọc là cán bộ, giảng viên, học viên trong toàn Ho ̣c viê ̣n là quá t ải. (so với trƣớc đây chƣa có thƣ viê ̣n số thì phù hơ ̣p...) Đây là một trong những vấn đề thƣ viê ̣n sẽ giải quyết trong thời gian tới.

2.2.9 . Công tác quản lý, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ TT-TV

Cùng với sự phát triển của Học viện và sự phát triển của hệ thống TT-TV, đội ngũ cán bộ TT-TVcủa Học viện đã đƣợc tổ chức, kiện tồn thành lực lƣợng có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Học viện trong tình hình mới.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên đều đƣợc đào tạo chính quy, có năng lực, phẩm chất chính trị tốt, có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực TT-TV. Để bộ máy tổ chức có thể hoạt động theo Quy chế của Học viê ̣n PK -KQ vấn đề ổn định nhân sự là việc phải làm đầu tiên vì bất cứ tổ chức nào có tồn tại và phát triển đƣợc thì yếu tố “con ngƣời” là yếu tố quyết định. Đội ngũ cán bộ theo biên chế cũ là 18 cán bộ, nhân viên...Hiện nay cơ sở vâ ̣t chất , trang bi ̣, nhiê ̣m vu ̣ tăng lên v ề tổ chức rất nhiều cán bộ không yên tâm làm việc trong môi trƣờng mới. Trƣớc tình hình đó Học viện lãnh đ ạo tập trung vào công tác ổn định tƣ tƣởng cán bộ, tổ chức lại cơ cấu cho phù hợp với mơ hình hoạt động mới, sắp xếp đội ngũ cán bộ cơng chức vào các vị trí phù hợp với năng lực của từng ngƣời, xây dựng chức năng, nhiệm vụ của

từng bộ phận, đồng thời xây dựng các quy trình làm việc cụ thể, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng trong tất cả các khâu.

Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, Học viện PK -KQ tâm rất quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chun mơn, trình độ chính trị cho đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ đào tạo và NCKH. Đây là một quyết định rất đúng đắn, sáng suốt của lãnh đạo, nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ lớn mạnh cả về lƣợng và chất. Trong những năm qua , Học viện PK -KQ đã tiến hành đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ của mình theo các hình thức nhƣ sau:

Thứ nhất, đối với các cán bộ chƣa có chun mơn TT-TV, Ban Giám đốc

khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho đi học ĐH tại chức chuyên ngành TT-TV;

Thứ hai, đối với các cán bộ có chun mơn TT-TV, đƣợc gửi đi học các lớp

bồi dƣỡng ngắn hạn về nghiệp vụ do Bộ Quốc phòng và Bộ G iáo dục tổ chƣ́c, cập nhật, bổ sung kiến thức mới do các cơ quan TT-TV khác mở. Hình thức đào tạo này nhằm mục đích nâng cao trình độ cho một số cán bộ chuyên mơn. Đồng thời khuyến khích các cán bộ có năng lực đi học thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành TT-TV và các ngành khác.

Thứ ba, là hình thức đào tạo, bồi dƣỡng tại chỗ. Hàng năm, vào thờ i gian Học viên nghỉ hè tổ chức các lớp bổi dƣỡng nghiệp vụ TT-TV, ngoại ngữ, tin học tại cho cán bộ, nhân viên tham gia.

Thứ tư, tổ chức các buổi hội thảo, các đoàn tham quan khảo sát các cơ quan

TT-TV ở trong nƣớc và nƣớc ngoài cho các đối tƣợng là cán bộ chủ chốt tham gia để học hỏi kinh nghiệm, bồi dƣỡng kiến thức để về áp dụng, cải tiến trong các hoạt động của đơn vi ̣ mình.

Từ năm 2008 đến nay năm nào Học viê ̣n cũng có 03 cán bộ tham gia các khóa đào tạo sau đại học. Hiện nay có 1 tiến sỹ và 03 thạc sỹ. Có 04 cán bộ tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ, đối với những cán bộ làm ở bộ phận quản trị mạng, xƣ̉ lý thông tin hàng năm đƣợc cử đi học các lớp bồi dƣỡng, tập huấn về các lĩnh vực quản trị mạng.... 12 cán bộ đã nhận chứng chỉ “TT-TV cơ sở”. (Xem bảng 2.6)

Bảng 2.6- Kết quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ về nghiệp vụ, chính trị từ năm 2008 - 2013

TT Tên ngành đào tạo, bồi dƣỡng Số lớp Số lƣợng học viên

1 Lý luận chính trị cao cấp 3 6

2 Lớp TT-TV cơ sở 5 12

3 Đại học tại chức TT-TV 4 8

4 Cao học chuyên ngành TT-TV & các ngành khác 2 5

5 Quản trị mạng 2 4

6 Tin học văn phịng 5 14

7 Tiếng Anh trình độ A, B, C 5 8

Nhƣ vậy, đội ngũ cán bộ TT-TV của Ho ̣c viê ̣n hi ện nay đã tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng so với trƣớc đây. Đây là sự phát triển tất yếu vì sƣ̣ phát triển của đơn vi ̣, có nhiều chức năng và nhiệm vụ mới. Trong 5 năm qua, đội ngũ cán bộ này đã đóng vai trị quyết định cho sự ổn định và phát triển của thƣ viê ̣n trong nhiệm vụ phục vụ thông tin, tƣ liệu cho công tác GD-ĐT và NCKH của Học viê ̣n PK-KQ.

Tuy nhiên, để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển theo hƣớng hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu nhiê ̣m v ụ GD-ĐT đòi hỏi mỗi cán bộ phải đổi mới tƣ duy, đổi mới phong cách làm việc, nâng cao năng lực chuyên mơn, trình độ tin học và ngoại ngữ để có đủ khả năng làm chủ nguồn lực thông tin/vốn tài liệu mà Ho ̣c viê ̣n đang s ở hữu; Chủ động giới thiệu, hƣớng dẫn, tƣ vấn thông tin giúp cho các đối tƣợng bạn đọc là giảng viên, học viên, cán bộ nghiên cứu khai thác các kho tài liệu của Ho ̣c viê ̣n một cách hiệu quả.

2.2.10 . Thực trạng công tác quản lý phát triển vốn tài liệu

a. Các hình thức phát triển vốn tài liệu

Vốn tài liệu của Học viê ̣n PK -KQ đƣợc tập hợp lại từ nhiều nguồn nhƣ: Tài liệu của Học viê ̣n , các thƣ viện trƣờng đại học quân sƣ̣ thàn h viên của Dƣ̣ án thƣ viê ̣n số dùng chung trong Bô ̣ Quốc phòng. Tuy nhiên, vốn tài liệu về thể loại chƣa phong phú, nội dung còn chƣa cập nhật. Với thực trạng tài liệu nhƣ vậy không thể đáp ứng tốt với yêu cầu GD-ĐT và NCKH của Ho ̣c viê ̣n PK -KQ. Trƣớc tình hình

đó, Học viện PK-KQ đã tập trung nhân lực triển khai song song 2 nhiệm vụ lớn là: Xƣ̉ lý, thanh lọc, hồi cố tài liệu cũ; đầu tƣ phát triển vốn tài liệu mới đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu thông tin, tài liệu ngày càng cao của bạn đọc là cán bộ, giảng viên và học viên ở Học viện PK -KQ. Công tác phát triển vốn tài liệu đƣợc tiến hành bằng nhiều cách khác nhau:

Thu nhận tài liệu nội bộ/cơng tác lƣu chiểu: Là hình thức bổ sung chủ yếu Học viê ̣n PK-KQ, Hàng năm Học viện tự biên soạn, in ấn từ 60 - 100 đầu giáo trình - tài liệu huấn luyện chuyên ngành PK-KQ, cho phép thu nhận lƣu chiểu những xuất bản phẩm do Học viện xuất bản các luận án tiến sỹ, luận văn thác sỹ đƣợc bảo vệ thành công ở trong và ngoài Học viện PK-KQ, tài liệu hội thảo, hội nghị khoa học, các báo cáo kết quả NCKH của cán bộ trong Học viê ̣n PK-KQ chủ trì hoặc tham gia. Đây là nguồn tài liệu khoa học nội sinh đƣợc tạo nên từ các hoạt động đào tạo và NCKH. Nguồn tin này phản ánh khả năng, tiềm lực, các thành tựu về GD-ĐT và NCKH của Học viện PK-KQ.

Học viện đã xây dựng chính sách bổ sung là tăng cƣờng số lƣợng đầu sách, tên sách. Đồng thời, để công tác bổ sung tài liệu có chất lƣợng đã thực hiện các biện pháp nhƣ: Bám sát chƣơng trình đào tạo của các trƣờng trong hệ thống thƣ viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng, kết hợp với việc tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia đầu ngành và thăm dò nhu cầu về tài liệu của bạn đọc để nắm đƣợc nhu cầu tài liêu cần bổ sung cho phù hợp với chƣơng trình đào tạo. Nhờ áp dụng phƣơng châm đó, nguồn tài liệu bổ sung đƣợc sự đánh giá tƣơng đối cao của hầu hết cán bộ, giảng viên và học viên trong Học viê ̣n PK-KQ.

Trao đổi tài liệu: Song song với việc bổ sung tài liệu bằng nguồn ngân sách đƣợc cấp, công tác phát triển vốn tài liệu cịn bằng hình thức trao đổi, hơ ̣p tác, tặng biếu tài liệu với các cơ quan, tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngồi nhƣ tài liệu vũ khí, khí tài mới của Nga... Do vậy, nguồn tài liệu nhận đƣợc từ hình thức này đã tăng lên đáng kể cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hiện nay, Học viện PK -KQ có quan hệ trao đổi tài liệu trực tiếp với hơn 30 trƣờng đại ho ̣c Quân sự, trên 15 các viện nghiên cứu qua hê ̣ thống thƣ viê ̣n số dùng chung trong Bộ Quốc phòng.

Hiện nay, Học viện PK-KQ đang sở hữu một vốn tài liệu (nguồn lực thông tin) đa dạng và phong phú bao gồm các loại và có số lƣợng cụ thể nhƣ sau:

Vốn tài liệu hiện có của thư viện.

- Tổng số sách: 9.438 đầu (118.064 cuốn);

- Giáo trình, giáo khoa: 8.093 đầu (108.739 cuốn);

+ Giáo trình cơ sở, cơ bản, xã hội: 2.310 đầu sách gồm 52.370 cuốn; + Giáo trình tài liệu quân sự = 5.783 đầu sách gồm 48.239 cuốn;

Chuyên ngành rađa = 825 đầu sách gồm 7.530 cuốn; Chuyên ngành tên lƣ̉a = 780 đầu sách gồm 6.835 cuốn;

Chuyên ngành pháo phòng không = 625 đầu sách gồm 5.580 cuốn; Chuyên ngành không quân = 420 đầu sách gồm 5.538 cuốn.

Chuyên ngành kỹ sƣ hàng không = 580 đầu sách gồm 8.300 cuốn; + Tài liệu khoa học quân sƣ̣: 4863 đầu sách gồm 14.456 cuốn;

+ Đào tạo quốc tế: 560 đầu sách gồm 8.230 cuốn; - Đồ án: 1.795 cuốn;

- Luận án, luận văn: 268 cuốn (trong đó có 07 luận án tiến sỹ); - Đề tài nghiên cứu khoa học: 332 cuốn;

- Tạp chí khoa học quân sƣ̣: 36 đầu (2.825 cuốn);

- Tạp chí khoa học xã hơ ̣i nhân văn: 25 đầu (1.536 cuốn); - Báo lƣu QĐND: từ năm 1967 đến 2013;

- Báo lƣu ND: từ năm 1967 đến 2013;

Kết quả hoạt động từ năm 2008 đến năm 2013.

Hoạt động thư viện truyền thống

- Thƣ viện đã nhập 2.065 đầu giáo trình tài liệu gồm: 233.055 cuốn; - Hiện nay thƣ viện quản lý: 1902 thẻ học viên, 544 thẻ cán bộ, giáo viên; - Bảo quảntài liệu: 30.500 cuốn, cấp thẻ: 2.520 thẻ;

Công tác triển khai thư viện số

Học viện PK-KQ bắt đầu đƣợc triển khai dự án vào cuối năm 2008 và tiếp nhận một phần trang thiết bị vào tháng 6 năm 2009. Qua hơn 4 năm thực hiện dự án đến nay kết quả đã đạt đƣợc cụ thể;

- Kết quả công tác hồi cố: Từ tháng 6 năm 2009 đến nay thƣ viện đã tích cực làm cơng tác nhập cơ sở dữ liệu, sử lý kỹ thuật dán mã vạch, chỉ từ cho sách và tài liệu trong kho của thƣ viện. đến nay hệ thống cơ sở dữ liệu của thƣ

viện đã đạt: 40.128 biểu ghi (sách= 28.540, bài trích= 1.380, luận văn đồ án= 4.205, sách bộ= 4.150, sách tập= 1.853). Dán mã vạch cho 4.592 đầu sách tài liệu, số quyển= 69.389.

- Kết quả cơng tác số hóa: Trong thời gian qua thƣ viện đã tích cực thu thập tƣ liệu và xây dựng nguồn tin bằng nhiều hình thức biện pháp khác nhau nhằm xây dựng kho cơ sở dữ liệu số phong phú đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin phục vụ nhiệm vụ GD-DT và NCKH của Học viện. Đến nay kho dữ liệu số tồn văn của thƣ viện đã có hơn 140.500 trang tài liệu của 867 đầu tài liệu. Những tƣ liệu trên đã phục vụ rất hiệu quả cho bạn đọc tra cứu, khai thác thông tin. Về cơ cấu nội dung của vốn tài liệu.

Bảng 2.7. Cơ cấu nội dung của vốn tài liệu

TT Nội dung Số lƣợng(cuốn) Tỷ lệ(%)

1

Giáo trình tài liệu quân sự có 5.783 đầu sách 48.239

28.1%

Chuyên ngành rađa 7.530

Chuyên ngành tên lƣ̉ a 6.835

Chun ngành pháo phịng khơng 5.580

Chuyên ngành không quân 5.538

Chuyên ngành kỹ sƣ hàng không 8.300

2 Giáo trình, tài liệu khoa hoc cơ bản 8.093 đầu sách 108.739 63.5% 3 Tài liệu khoa học quân sƣ̣: 4863 đầu sách 14.456 8.4%

Tổng cô ̣ng 100%

Phân tích theo nội dung tài liệu cho thấy, chiếm tỷ lệ cao vẫn là tài liệu về khoa ho ̣c cơ bản: chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,5%, đứng thứ hai là tài liệu về Quân sƣ̣ 28,1%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là tài liệu KHQS, 8,4%.

Hiệu quả của công tác phục vụ bạn đọc phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng vốn tài liệu. Vốn tài liệu có chất lƣợng là tài liệu đầy đủ về nơi dung, cập nhật, phù hợp, đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng của ngƣời dùng tin.

Khảo sát ý kiến bạn đọc về mức độ đáp ứng về chất lƣợng vốn tài liệu của thƣ viê ̣n Ho ̣c viê ̣n PK-KQ, chúng tôi đã nhận đƣợc kết quả nhƣ sau:

Hầu hết bạn đọc đều cho rằng chất lƣợng của vốn tài liệu ở mức khá. Sách giáo trình đƣợc đánh giá cao nhất, có 7,2% ý kiến đánh giá ở mức tốt 70,5% ở mức khá, còn 22,3% ở mức trung bình. Điều này đã phản ánh đúng với thực tế. Học viện r ất chú trọng đến nhiệm vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời sách giáo trình cho học viên học tập.

Sách tham khảo: Có 67,5% ý kiến ở mức khá, 32,5% ở mức trung bình. Nói chung sách tham khảo chỉ đáp ứng đƣợc tƣơng đối nhu cầu của bạn đọc.

Luận án, luận văn: có 66,8% ý kiến đánh giá ở mức khá. Nguồn tài liệu này là kết quả NCKH của Học viê ̣n PK-KQ, có giá trị khoa học cao và có tần suất sử dụng nhiều, đặc biệt đƣợc các nghiên cứu sinh, học viên cao học sử dụng tham khảo thƣờng xuyên, rất hữu ích cho các đề tài nghiên cứu của họ. Tuy nhiên, có 33,2% ý kiến cho rằng mức độ đáp ứng về mặt số lƣợng chỉ ở mức trung bình là do số lƣợng luận án, luận văn.

Về tài liệu điện tử, khơng có ý kiến đánh giá tốt, chỉ có 51,5% ý kiến đánh giá ở mức khá, 46,0% ở mức trung bình, 2,5% ở chƣa đa ̣t. Tìm hiểu nguyên nhân, do nội dung của CSDL điện tử chƣa phong phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thông tin thư viện ở học viện phòng không không quân (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)