CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI ỨNG DỤNG DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM
1.3. Hoạt động phân phối ứng dụng di động của các nhà phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng
người tiêu dùng cuối cùng
Hệ thống phân phối ứng dụng di động tại thị trường Việt Nam:
Thị trường phân phối ứng dụng di động Việt Nam đã có sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn của thế giới như Apple Store , Google Play …và sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà phân phối trong nước .
Về kênh phân phối nước ngoài thì Apple Store và Google Play vẫn là kênh phân phối áp đảo thị trường bởi việc tích hợp sẵn gần như 100% vào các thiết bị di động trên trị trường, có thể nói đây là kênh phân phối rất khó nhằn của các nhà phân phối trong nước bởi độ phủ sóng thị trường cùng uy tín thương hiệu của họ. Người tiêu dùng dù muốn hay không thì vẫn luôn có những kênh phân phối trên trong thiết bị của mình. Tại thị trường Việt Nam , Google Play và Apple Store đã chiếm hàng
triệu lượt tải mỗi ngày, số lượng user cũng lên đến hơn 30 triệu , lần lượt cung cấp ứng dụng cho 67 % người dùng Android và 47 % người dùng iOS ở Việt Nam, đây là hai nhà phân phối có tầm ảnh hưởng lớn nhất thị trường ứng dụng di động Việt với gần 70 % thị phần phân phối ứng dụng di động Việt Nam trong tay họ.
Về các kênh phân phối trong nước của các nhà phân phối Việt Nam , đứng đầu trong kênh phân phối Việt phải kể đến Appstore.vn là đối tác chiến lược và quan trọng nhất của Công ty cổ phần Appota. Ra đời cuối năm 2010, Appstore.vn đến nay là kho tải ứng dụng lớn nhất tại Việt Nam với hàng chục dịch vụ hấp dẫn cho điện thoại, đặc biệt là smartphone. Mỗi ngày, Appstore.vn phục vụ hơn 200.000 lượt tải nội dung số cho 67% số người dùng iOS và 12% số người dùng Android ở Việt Nam. Số lượng người dùng tại Appstore.vn luôn có mức tăng trưởng ngoạn mục 20% trong 1 tháng trong 3 tháng liên tục đầu năm 2013 và đạt con số hơn 7 triệu người dùng vào 3/2013. 16 triệu lượt tải trên Appstore.vn là một con số đáng nể về tổng số lượt tải của kho ứng dụng trong nước hàng đầu này
Tiếp đó , phải kể đến kênh phân phối ứng dụng thuần Việt trong nước đầu tiên của Việt Nam, kênh phân phối cho người Việt và chỉ phục vụ người Việt là Vimarket.vn. Vimarket được ra đời vào tháng 1 năm 2011 bởi tác giả Lê Văn Giáp sau một thời gian dài nghiên cứu kĩ lưỡng các giải pháp công nghẹ, cách tiếp cận tốt nhất vào thị trường đồng thời nắm vững xu hướng phát triển thị trường ứng dụng di động Việt Nam. Sau 3 tháng miệt mài sau những giờ đi làm hành chính , ViMarket - sản phẩm chợ ứng dụng chạy trên điện thoại smartphone Android đầu tiên ở Việt Nam chính thức được giới thiệu tới cộng đồng vào ngày 12 tháng 4. Đến nay, Vimarket đã có hơn 520.000 thành viên sử dụng, hơn 16.200 ứng dụng/game (trong đó có gần 1200 ứng dung, game Việt Nam), số lượng nhà phát triển và công ty tham gia phát hành là 1.600 và hàng chục triệu lượt truy cập và 25.000-50.000 lượt download ứng dụng mỗi ngày. ViMarket mong muốn tạo ra một chợ ứng dụng riêng cho người Việt và phục vụ cho người Việt theo văn hóa và thị trường nội địa.
Ngoài các kênh phân phối tiêu biểu trên , sự tham gia của nhiều kho ứng dụng bên thứ 3 cũng ồ ạt phát triển . Các kênh phân phối như Soha.store.vn, Cydia.vn, F- store.vn, Appstore.zing.vn, …..mặc dù sức ảnh hưởng đến thị trường nhỏ bé nhưng đã làm tăng mức độ khốc liệt của thị trường phân phối ứng dụng di động, đòi hỏi nhưng nhà phân phối hàng đầu phải có những bước đi đúng đắn về chính sách phát triển cũng như chiến lược marketing để giữ vứng vị thế của mình
ứng dụng di động. Viettel phát triển kho ứng dụng Mstore.vn nhằm phát huy tầm ảnh hưởng của mình trong thị trường ứng dụng, wap.mobifone.com.vn là kho ứng dụng mà Mobiphone cũng muốn đặt chân vào thị trường này , tiếp đó Vinaphone cũng không chịu dừng tay khi cho ra đời kho ứng dụng Vstore.vn của riêng mình . Vì được đầu tư chăm chút , cộng kinh nghiệm khách hàng lâu năm các kho ứng dụng của các nhà mạng mặc dù không chiếm được vị thế trên thị trường nhưng lại sở hữu những ứng dụng độc quyền rất độc đáo và phù hợp với tâm lý , nhu cầu người dùng Việt
Đứng trước sự đa dạng về chất lượng , số lượng nguồn cung cấp ứng dụng cho di động như vậy , người tiêu dùng sẽ có rất nhiều lựa chọn cho riêng mình, các nhà phân phối muốn đứng vững trên thị trường thì luôn phải thay đổi, đổi mới cũng như xúc tiến hoạt động marketing trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Quảng bá kênh phân phối :
Một điều trái ngược ở Việt Nam là trong khi các nhà phân phối trong nước đang ra sức quảng bá hình ảnh của mình, xúc tiến các hoạt động marketing, quan hệ công chúng nhằm thu hút lượng người sử dụng trong nước thì gần như các nhà phân phối nước ngoài bình chân như vại . Một phần dễ hiểu bởi thương hiệu quá lớn của những nhà phân phối toàn cầu cùng chất lượng sản phẩm luôn được đáp ứng tốt nhất đã được công nhận sẽ là một rào cản mà nhà phân phối ứng dụng Việt nào cũng phải vượt qua
Mặc dù vậy , cộng đồng iOS cũng như Android Việt Nam vẫn luôn rất sôi nổi trong việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sử dụng trên các diễn đàn hàng đầu Việt Nam, các trang báo mạng , website vẫn cập nhật những tin tức , hoạt động mới nhất của họ . Những nhà phân phối trên luôn có một lượng fan trung thành hùng hậu sẵn sàng quảng bá không công tới cộng đồng sử dụng smartphone
Trên thị trường ứng dụng di động , hàng loạt diễn đàn , website chia sẻ kiến thức sử dụng, phần mềm ở Việt Nam diễn ra vô cùng sôi động như Tinhte.vn, Congdongios, gsm.vn, iosviet.net, droidviet.net, …..thu hút một lượng người sử dụng lớn internet tham gia vào việc chia sẻ, bình luận hàng ngày. Không chỉ vậy , các trang trên còn là một trang thông tin công nghệ hữu ích , cập nhật liên tục các hoạt động công nghệ mới nhất trên Việt Nam cũng như thế giới . Tầm ảnh hưởng đến thói quen sử dụng và tiêu dùng smartphone và ứng dụng smart của các diễn đàn , website trên đã gần như chiếm toàn bộ cộng đồng sử dụng ứng dụng di động và internet
phối luôn muốn đưa hình ảnh của mình lên trên các trang đó, các hoạt động khuyến mãi, pr , tài trợ diễn ra liên tục nhằm thu hút sự quan tâm từ các trang diễn đàn công nghệ, tin tức công nghệ. Không chỉ dừng ở vậy , các nhà phân phối cũng đã tự xây dựng cho mình những trang web uy tín mà ở đó mình có quyền độc quyền đăng hình ảnh , thông tin của mình lên một cách chính xác và đáng tin cậy nhất , cụ thể phải kể đến trang GSM.vn của Appota , một trong những trang công nghệ hàng đầu Việt Nam, hay như trang Vietandroid.com của Vimarket với gần 22 000 thành viên và trở thành diễn đàn lập trình Android lớn nhất Việt Nam…Việc sở hữu hay chiếm lĩnh tầm ảnh hưởng của những trang web hàng đầu giúp cho các hoạt động quảng cáo, xúc tiến, chăm sóc , thăm dò khách hàng, thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất
Trong thời đại mạng xã hội phát triển bùng nổ như hiện nay , chúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dùng internet, cùng với tính chất cởi mở , khách quan và đa chiều đã khiến việc tiếp cận với những lượng khách hàng tiềm năng cực lớn với một chi phí cực kì rẻ. Hầu hết những thành viên của mạng xã hội đều là những người có trình độ sử dụng internet tương đối và thường xuyên, là một khách hàng tiềm năng mà mọi nhà phân phối ứng dụng di động muốn hướng tới. Trên các trang mạng xã hội của Việt Nam , thì Facebook là mạng xã hội chiếm ưu thế hơn cả, hàng loạt các trang về công nghệ lớn về ứng dụng di động như Appstore.vn là fanpage với hơn 300 000 nghìn thành viên cùng với hơn 60 000 lượt truy cập hàng ngày , Android Store Việt Nam là một fanpage với hơn 100 000 thành viên và hơn 12 000 lượt truy cập mỗi ngày, hay như trang fanpage CellphoneS với hơn 60 000 thành viên, …..tất cả tạo lên một thế giới ảo về công nghệ đa chiều và cởi mở. Ngoài các fanpage trên Facebook thì các trang quảng cáo, chia sẻ ứng dụng di động trên Twitter, Skype, Myspace ….cũng dành được sự quan tâm đáng kể của hoạt động marketing online từ nhà phân phối và cộng đồng sử dụng smartphone
Còn một hình thức marketing online nữa mà đặc biệt được các nhà mạng chú trọng sử dụng đó là Marketing trực tiếp trên Mobile. Do lợi thế về lượng khách hàng nắm được , các nhà mạng như Viettel, Mobiphone, Vinaphone ….luôn sẵn sàng có thể quảng bá kênh phân phối , ứng dụng độc đáo của mình đến trực tiếp từng chiếc smartphone mà người dùng sử dụng. Sự quan tâm và cá nhân nhân hóa tối đa hoạt động quảng bá là một lợi thế rất lớn trong việc tiếp cận khách hàng marketing online
Thị trường ứng dụng di động Việt Nam đã từng bước được hình thành và phát triển. Các ứng dụng đã vô cùng phong phú phục vụ mọi nhu cầu người dùng từ ứng dụng văn phòng, chơi game, trang trí …đến các ứng dụng chia sẻ , tin tức , rồi đến các ứng dụng miễn phí lẫn trả phí
Mặc dù tâm lý người dùng smartphone Việt Nam hầu hết đều muốn những ứng dụng yêu thích được sử dụng miễn phí song điều này lại mang đến sự bất lợi cho nhà phân phối cũng như nhà phát triển ứng dụng. Các ứng dụng muốn tính phí phải có những đặc tính vượt trội, hay sự độc đáo không ngờ với người sử dụng. Và khi sử dụng các ứng dụng, game trả phí trên di động thì cần có một kênh thanh toán hợp lý nhằm đảm bảo sự tiện lợi và quyền lợi người sử dụng.
Các hình thức thanh toán cho người sử dụng ứng dụng di đông ngày nay rất đa dạng. Đầu tiên phải kể đến việc trả phí ứng dụng qua tin nhắn SMS , mỗi nhà phân phối sẽ nắm giữ một đầu số SMS thanh toán riêng mà mỗi khi người dùng cần là có thể sử dụng dịch vụ được ngay. Hình thức thanh toán này có tính tiện dụng cao, có thể thanh toán bất cứ khi nào và bất cứ đâu nên được người sử dụng thường xuyên sử dụng , đặc biệt là người dùng và nhà phân phối trong nước
Bên cạnh hình thức thanh toán qua SMS , hình thức thanh toán qua thẻ cào của nhà mạng hoặc các đơn vị phát hành thẻ cũng khá phổ biến do hình thức thanh toán này nhanh chóng , dễ dàng và tạo lợi thế doanh thu từ các nhà mạng
Hình thức thanh toán qua ngân hàng , qua thẻ ATM có đăng kí dịch vụ internet banking đang ngày càng trở thành một xu thế thanh toán mới ! Với lợi thế là một hình thức thanh toán đa dạng và hiện đại , người dùng thẻ không chỉ có thể thanh toán các ứng dụng trả phí di động mà còn có thể thành toán nhiều hình thức thanh toán khác như mua sắm, mua bán online. Hơn thế nữa thanh toán qua thẻ ngân hàng còn được chấp nhận trên toàn thế giới nên các nhà phân phối ứng dụng nước ngoài tại Việt Nam luôn sử dụng hình thức thanh toán này nhằm đảm bảo sự an toàn và tiện lợi
Ngoài ra , một số nhà phân phối , kho ứng dụng còn có những đơn vị tiền tệ thanh toán riêng của mình cụ thể như TYM của Appstore.vn ; ….mặc dù trên thực tế để có được hình thức thanh toán trên thì người dùng vẫn phải nạp tải khoản thông qua các hình thức thanh toán khách nhưng việc tạo một đơn vị thanh toán riêng giúp cho người sử dụng thêm gắn bó với kênh phân phối, tạo điều kiện cho nhà phân phối có thể quan tâm , chăm sóc , thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi với khách hàng trung thành , khách hàng thân thiết…..