2.3. Phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề quy tắc, phƣơng pháp
2.3.1. Những lưu ý khi dạy học quy tắc, phương pháp
Thực ra trong dạy học bộ mơn Tốn những quy tắc, phương pháp khơng
hồn tồn độc lập với định nghĩa và định lí. Có những quy tắc, phương pháp dựa vào một định nghĩa hay định lí, có khi chỉ là một hình thức phát biểu khác của một định nghĩa hay định lí. Những quy tắc, phương pháp đó được phân chia thành các cấp, loại hình khác nhau và chúng cịn được thể hiện dưới dạng thuật giải, quy tắc tựa thuật giải. Tuy nhiên, việc dạy học loại hình tri thức này có những nét riêng, khi dạy học quy tắc, phương pháp cần lưu ý một số điều như sau:
+ Nên cho học sinh biết nhiều hình thức thể hiện một quy tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững nội dung từng bước và trình tự thực hiện các bước của quy tắc đó.
+ Cần trình bày rõ các bước trong những ví dụ cụ thể theo một sơ đồ nhất quán trong một thời gian thích đáng. Biện pháp trên được sử dụng để cho quy tắc đọng lại dưới dạng đã được trị hoá theo một sơ đồ nhất quán trong cách trình bày của học sinh khi luyện tập và áp dụng trong một thời gian đủ dài để họ nắm vững và vận dụng tốt quy tắc đó.
+ Cần tập luyện cho học sinh thực hiện tốt những chỉ dẫn nêu trong thuật giải hoặc trong quy tắc tựa thuật giải. Nếu chủ thể không biết thực hiện những chỉ dẫn như vậy thì dù có học thuộc quy tắc tổng qt cũng không thể áp dụng nó vào những trường hợp cụ thể.
+ Cần làm cho học sinh ý thức được và biết sử dụng các cấu trúc điều khiển cơ bản để quyết định trình tự các bước. Trong ba cấu trúc điều khiển cơ bản: tuần tự, phân nhánh, lặp thì ở trường phổ thơng, cấu trúc tuần tự được dùng một cách tự nhiên, cấu trúc lặp hiện nay mới được sử dụng tường minh khi lập trình cho máy tính, cịn cấu trúc phân nhánh xuất hiện rõ nét và phổ biến. Trong khi dạy học những thuật giải và những quy tắc tựa thuật giải, dù cho chúng được biễu diễn dưới bất kì hình thức nào, cần đặc biệt nhấn mạnh, hướng dẫn cho học sinh sử dụng đúng cấu trúc này, kể cả trường hợp có nhiều hành động phân nhánh lồng nhau.
+ Thông qua dạy học những thuật giải, quy tắc tựa thuật giải, cần có ý thức góp phần phát triển tư duy thuật giải cho học sinh. Bởi vì tư duy thuật giải giúp học sinh hình dung được việc tự động hố trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người, góp phần khắc phục sự ngăn cách giữa nhà trường và xã hội động hố. Nó giúp học sinh thấy được nền tảng của việc tự động hoá, cụ thể là nhận thức rõ đặc tính hình thức, thuần t máy móc của quá trình thực hiện thuật giải, đó là cơ sở cho việc chuyển giao một số chức năng của con người cho máy móc. Tư duy thuật giải giúp học sinh làm quen với cách làm việc trong khi giải bài toán bằng máy tính điện tử, giúp học sinh học tập tốt hơn những môn học ở nhà trường phổ thông, rõ nét nhất là mơn Tốn. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Tư duy thuật giải cũng góp phần phát triển những năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, khái quát hố… và hình thành những phẩm chất của người lao động mới.