Những đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình hiện đại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 34 - 40)

2.1. Thơ trữ tình và cảm xúc trong thơ trữ tình

2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình hiện đại Việt Nam

2.1.2.1. Cảm xúc - nét bản chất và cũng là nội dung chủ yếu của thơ trữ tình hiện đại Việt Nam

Cảm xúc là “sự trả lời, là sự phản ứng đối với ngoại cảnh, là sự tự đánh giá, là sự tự bày tỏ thái độ của chủ thể đối với thế giới” [36, tr.43]. Vì thế, trong những đặc trưng của thơ trữ tình, cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất.

Tình cảm, cảm xúc được coi như một năng lực tinh thần thuộc về bản chất của người nghệ sĩ “Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy ở trong lịng” (Sóng Hồng). Đây là yếu tố chi phối tồn bộ q trình sáng tạo thơ, hiện diện rõ nét trong bài thơ và có sự tác động, lây lan, tạo sự đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt nơi bạn đọc. Có thể nói cảm xúc là yếu tố trọng yếu nhất cấu tạo nên hình tượng thơ, chẳng thế mà đã có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Thơ là tiếng lịng” (Ngơ Giang Tiệp - đời Thanh, Trung Quốc), “Thơ là nhiệt tình kết tinh lại” (Alfred de wigny). Trong việc tiếp nhận thơ trữ tình hiện đại Việt Nam, mạch cảm xúc trữ tình chiếm một vai trị quan trọng.

Chính bản chất giàu cảm xúc của người nghệ sỹ đã quyết định tính chất phong phú về cảm xúc của hình tượng thơ. Cảm xúc chính là cái gốc của hồn thơ, là yếu tố khởi nguồn và cũng là đích đến trong q trình sáng tạo nên hình tượng thơ với mong muốn tìm sự đồng cảm tri âm nơi bạn đọc.

Cảm xúc trong thơ trữ tình gắn liền với chủ thể trữ tình. Nhân vật trữ tình lại là những biểu hiện đa dạng, phong phú của chủ thể trữ tình và là khái niệm then chốt làm nên đặc trưng của thể loại. Phát hiện và cảm nhận được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là mở ra cánh cửa tìm hiểu cảm xúc của chủ thể,

31

của cái tơi trữ tình trong thơ. Điều đó cũng có nghĩa là bạn đọc đã tìm đến được với thơng điệp nghệ thuật mà nhà thơ gửi gắm, ký thác. Như vậy, xác định và cảm nhận được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình là bước thâm nhập đúng đắn, phù hợp với đặc trưng thi pháp của thể loại thơ trữ tình, đặc biệt là thơ trữ tình hiện đại. Việc phân tích các yếu tố khác trong bài thơ trữ tình như hình ảnh, ngơn ngữ nghệ thuật, giọng điệu, nhịp điệu thơ là rất quan trọng nhưng cũng khơng ngồi mục đích là lý giải và làm rõ hơn những cảm xúc tinh tế, mãnh liệt cũng như sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong thơ. Tiếp nhận thơ trữ tình hiện đại từ nhân vật trữ tình và cảm xúc của họ là con đường tiếp cận, phân tích và cảm thụ thơ một cách đúng đắn và hiệu quả.

I.2.2.1. Chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình – người mang thế giới cảm xúc trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam

Cảm xúc trong thơ trong thơ trữ tình khơng phải là thứ cảm xúc vu vơ mà bao giờ cũng gắn liền với một ai đó. Đó chính là nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình - người mang cảm xúc và bày tỏ cảm xúc của mình trong tác phẩm. Vì vậy khám phá và tiếp nhận mạch cảm xúc, thế giới cảm xúc thơ trữ tình trong thơ khơng thể khơng chú ý tới nhân vật mang cảm xúc này.

Trong thơ trữ tình, cái tơi trữ tình, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình được coi là những khái niệm then chốt chỉ ra bản chất chủ quan của thể loại. Đặc biệt khái niệm cái tơi trữ tình được coi là khái niệm trung tâm, mang tính khái quát

nhất chỉ ra được sự tự ý thức của chủ thể, một bản chất sâu kín đặc biệt của phương thức trữ tình đồng thời cũng chỉ ra được phương diện cá nhân, cá tính, độc đáo của đặc trưng hình tượng thơ trữ tình.

Nhân vật trữ tình được xem là biểu hiện của chủ thể trữ tình trong thơ trữ

tình. Đây là hình tượng người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của mình trong tác phẩm. Khác với các nhân vật trong tác phẩm tự sự, nhân vật trữ tình khơng có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể mà tự biểu hiện mình thơng qua cách cảm, cách nghĩ. Qua trang thơ, ta bắt gặp những tâm tư, tình cảm nỗi lịng của con người….Đó chính là nhân vật trữ tình. Nhân vật thơ trữ tình là người sống trong thế giới nghệ thuật. Khi tiếp xúc với văn bản thơ trữ tình, việc

32

đầu tiên là phải xác định nhân vật trữ tình là ai để có thể hình dung vị trí, tư thế, nỗi niềm, tâm trạng của họ một cách phù hợp.

Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình hay nói cách khác đó là sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể trong

thơ. Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm của tác giả. Chẳng hạn, trong bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, hình tượng nhân vật mang tâm

trạng trân trọng yêu thương(của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm) là chủ thể, còn bà mẹ Tà Ơi mang lịng u nước thương con là khách thể; trong bài Lượm của Tố

Hữu thì hình tượng nhân vật mang lòng yêu quý tiếc thương ( nhà thơ Tố Hữu) trước sự hy sinh anh dũng của Lượm là chủ thể, hình ảnh Lượm vui tươi, nhí nhảnh, lạc quan là khách thể. Nhân vật trữ tình là người sống trong thế giới nghệ thuật, về một chừng mực nào đó nó cũng có suy nghĩ, hành động tương tự như các nhân vật khác. Nhân vật trữ tình trong Từ ấy là người thanh niên tiểu tư sản

đang dạt dào cảm xúc “bừng nắng hạ” khi lần đầu bắt gặp “chân lí chói qua tim”. Trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam, nhân vật trữ tình hiện lên rất phong phú và đa dạng. Đó có thể là người con miền Nam thăm lăng Bác (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) , có thể là người cha (Nói với con – Y Phương)…

Nhìn chung, nhân vật trữ tình có hai dạng biểu hiện: nhân vật trữ tình là biểu hiện trực tiếp cái tôi thứ hai của tác giả và nhiều khi chỉ là cái tơi nhập vai trữ tình. Chẳng hạn anh bộ đội trong bài Bầm ơi, bà mẹ trong bài Bà má Hậu Giang của Tố Hữu. “Thế giới trữ tình khơng chỉ hạn hẹp trong một cá nhân nhà

thơ, mà là một cấu trúc mở ra vơ hạn, có khả năng đề cập đến nhiều con người, nhiều số phận ngoài tiểu sử cá nhân của nhà thơ”( Lí luận văn học). Nhân vật trữ tình trong thơ là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm của tác giả. Đọc bài thơ ông Đồ của Vũ Đình Liên, ngồi nhân vật ơng đồ, chúng ta cịn thấy một nhân vật khác đang cảm xúc với rất nhiều cung bậc khác nhau: kính phục, thương cảm, tiếc nuối, ân hận… Trong các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại nói riêng, nhân vật trữ tình xuất hiện

33

phong phú với nhiều cung bậc cảm xúc đa dạng. Từ đó, một thế giới tinh thần tràn ngập cảm xúc đã xuất hiện trên trang viết thật sống động.

Nhân vật trữ tình thường là hiện thân của tác giả. Qua thơ, ta có thể biết những chi tiết thoáng qua về lịch sử cuộc đời nhân vật: quê hương, kỉ niệm tuổi thơ, đường đời, sự từng trải, tài năng, khát vọng cuộc sống. Chúng ta có thể bắt gặp một dịng sơng đầy kỉ niệm trong thơ Tế Hanh:

“Q hương tơi có con sơng xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tơi là một buổi trưa hè

Tỏa bóng xuống dịng sơng lấp lánh.” (Nhớ con sông quê hương)

Thơ trữ tình, vì vậy ln cho thấy một con người cụ thể, sống động, có cá tính, có quan niệm và những nỗi niềm riêng. Nhà thơ thường hướng đến một cái gì lớn lao hơn, tự nâng mình lên thành người mang tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, một thế hệ, một thời đại. Tình yêu của lớp thanh niên thế hệ trẻ vừa lãng mạn, vừa gắn bó với khơng khí chiến đấu đã trở thành tiếng lịng chung của cả thời đại:

“Mà nói vậy: “ Trái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu…”

(Bài ca mùa xuân năm 1961- Tố Hữu)

Tuy nhiên, trong khi tìm hiểu mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình, chúng ta cũng cần thấy rõ: Nhân vật trữ tình mang cảm xúc trong thơ trữ tình thường là biểu hiện cái tôi cảm xúc của tác giả nhưng không đồng nhất với tác giả. Bởi một khi tác giả đã cho ra đời sản phẩm tinh thần của mình thì nhân vật đó tự nó sống một đời sống riêng trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm và tồn tại như một khách thể tinh thần đặc thù khơng hồn tồn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của tác giả.

34

Những biểu hiện của thế giới nội tâm sâu kín nhất của con người tuy mang tính chủ quan, vẫn phản ánh được thực tế khách quan của đời sống, tức gương mặt tinh thần xã hội. Tính chất tiêu biểu và khái quát của những cảm xúc làm nên ý nghĩa của nhân vật trữ tình. Có thể nói, nhân vật trữ tình chính là người mang thế giới cảm xúc trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam.

2.1.2.3. Tứ thơ, nhan đề, bố cục, ngôn từ, nhịp điệu, thể thơ – những yếu tố nghệ thuật của thơ trữ tình hiện đại Việt Nam

Thế giới trữ tình là một thế giới ước lệ và biểu tượng. Đó là thế giới của cảm xúc, suy tư, của những khao khát, nỗi niềm nên nó vơ hình, vơ ảnh, bí ẩn và trừu tượng. Và hình thức nghệ thuật thơ chính là chiếc cầu giao tiếp nối thế giới của những tâm tư tình cảm ấy với bạn đọc đúng như Hêghen đã từng nói “hình thức chủ quan của thơ bắt buộc tìm một hình thức phù hợp với nó” và “chất liệu thơ trữ tình phải diễn tả được sự vận động chủ quan bên trong của nhà thơ”.

+ Tứ thơ: là hạt nhân kết cấu của hình tượng thơ. Nó đứng ở vị trí trung tâm của

q trình sáng tạo thơ ca với chức năng liên kết tất cả các yếu tố trong bài thơ tạo thành một chỉnh thể thống nhất tạo nên hình tượng thơ mang tính cơ đọng, khái quát, thấm đẫm cảm xúc, dồn nén suy tư. Tứ thơ đóng vai trị chi phối, quy định âm hưởng, màu sắc, giọng điệu, độ dài ngắn của bài thơ và đôi khi cả thể thơ nữa. Tứ thơ là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá cường độ cảm xúc, chiều sâu nhận thức, chiều sâu cái nhìn và cả phẩm chất nghệ thuật của tác giả. Xuân Diệu đã từng xác nhận “Ngôn ngữ, lời chữ vẫn rất là quan trọng bởi thơ là nghệ thuật ngơn ngữ. Tuy nhiên, đó là cái quan trọng thứ hai, cái quan trọng thứ nhất làm giường cột cho tất cả, là cái tứ thơ, nó chủ đạo cho cả bài. Làm thơ khó nhất là tình tứ” [13, tr. 117]

+ Nhan đề bài thơ: Thơ trữ tình có điểm xuất phát là cảm hứng và được làm

bằng chính cảm hứng, cảm xúc tinh nhạy của nhà thơ. Cảm xúc ấy, cảm hứng ấy đôi khi được bộc lộ ngay chính nhan đề của tác phẩm. Việc đặt tên cho đứa con tinh thần của người nghệ sỹ đóng vai trị vơ cùng quan trọng, nó góp phần khơng nhỏ trong việc làm sáng tỏ, soi rõ tư tưởng, chủ đề, ý đồ sáng tác, quan niệm

35

nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Có khi nó cịn chỉ ra nội dung, cảm xúc, tư tưởng tiềm ẩn của bài thơ

+ Bố cục bài thơ: Bố cục bài thơ với cách mở đầu và kết thúc cũng như sự phối

hợp đan xen, sắp xếp những cảnh, những tình theo thời gian, không gian cũng như theo sự di động điểm nhìn chủ chủ thể trữ tình có tác dụng khơng nhỏ trong việc biểu đạt cảm xúc cũng như sự phát triển, vận động mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. Có thể nói mở đầu và kết thúc bài thơ được xem như hai điểm đánh dấu giới hạn tồn tại trên văn bản của bài thơ và thể hiện dòng cảm xúc của tác phẩm. Bên cạnh đó, ngơn từ thơ, bố cục bài thơ với cách sắp xếp theo sự di chuyển điểm nhìn, theo khơng gian hay thời gian cũng góp phần bộc lộ cảm xúc đồng thời là những cứ liệu nghệ thuật quan trọng giúp bạn đọc theo dõi dịng vận động của cảm xúc trữ tình.

+ Ngôn từ thơ: Sáng tác thơ ca là cách để người nghệ sỹ mã hoá những cung

bậc cảm xúc của mình. Khơng có yếu tố ngơn ngữ, cảm xúc thơ sẽ mãi chỉ là dịng ý thức, là tiếng nói bên trong của tâm hồn con người. Nhờ dịng ngơn ngữ thơ mà cảm xúc ấy được biểu đạt sâu sắc, rõ ràng mãnh liệt nhưng cũng không kém phần tinh tế. Để có được hiệu quả này, ngoài những đặc trưng của ngơn ngữ văn học như: tính hình tượng, tính gợi cảm và tính hàm súc, ngơn ngữ thơ trữ tình cịn có những đặc điểm riêng. Trong thơ trữ tình hiện đại, ngơn từ được xác định là một phương diện bộc lộ trực tiếp, thành thực nhất tâm tư của nhân vật trữ tình cũng như những độc đáo của sự sáng tạo nghệ thuật. Mỗi bài thơ trữ tình hiện đại lại là một cách ứng xử riêng, độc đáo với chất liệu ngôn từ nhằm bộc lộ hữu hiệu nhất, trọn vẹn nhất thế giới trữ tình trong thơ. Để mã hố dịng cảm xúc của mình, các nhà thơ trữ tình hiện đại ln có sự chau chuốt, lựa chọn những từ ngữ mang sắc thái biểu cảm cao. Không chỉ lựa chọn từ ngữ, các nhà thơ còn kết hợp, sáng tạo nên những từ ngữ mới nhằm diễn tả những cảm nhận tinh tế cũng như cảm xúc nồng nàn của chủ thể trữ tình.

+ Nhịp điệu, giọng điệu thơ: Khơng chỉ mã hố thơng qua các hình ảnh, biểu

tượng, cảm xúc trong thơ mà cịn được mã hố bằng âm thanh dựa trên cơ chế truyền cảm của lời nói. Cảm xúc biểu lộ mạnh mẽ ở thanh điệu cũng như nhịp

36

điệu của lời nói. Trong việc truyền đạt trạng thái cảm xúc, nếu như nội dung lời nói tác động nhiều vào ý thức thì thanh điệu, tiết tấu, nhịp điệu lại tác động nhiều vào lĩnh vực cảm xúc. Qua nhịp điệu và độ ngân vang, con người cảm giác được mình, thấy được sự vận động của dịng tình cảm của mình. Nhịp điệu trong thơ bao gồm độ cao thấp của một từ, vần, nhịp, ngữ điệu…và đây thực chất là sự mã hoá cảm xúc và tưu duy thơ. Mỗi lại âm, vần, thanh trong Tiếng Việt lại có một giá trị biểu cảm nhất định.

Nhịp điệu trong thơ còn thể hiện sự cân đối và sự trùng lặp các yếu tố ngôn ngữ. Nhịp điệu thơ bao gồm nhịp điệu cảm xúc và nhịp điệu đời sống. Nhịp điệu trong thơ cũng mang bóng dáng của nhịp điệu đời sống. Quả vậy “như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngơn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh nhịp điệu của từ ngữ ấy (…). Âm thanh nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ gợi ra những điều mà từ ngữ khơng nói hết” [38, tr. 36]

+ Thể thơ: Trong quá trình sáng tác của người nghệ sỹ việc lựa chọn thể thơ

không hề diễn ra một cách tuỳ tiện, đơn giản. Bởi lẽ, mỗi một thể thơ lại có một ưu thế riêng trong việc biểu đạt một nội dung cảm xúc nào đó. Thơ cách luật với sự hài hào, cân đối rất phù hợp với việc diễn tả nội dung trang trọng nghiêm túc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)