Biện pháp tích hợp rèn kĩ năng sống trong dạy học đọc – hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 58 - 73)

2.2. Biện pháp tích hợp rèn kĩ năng sống trong dạy học thơ trữ tình

2.2.2. Biện pháp tích hợp rèn kĩ năng sống trong dạy học đọc – hiểu

2.2.2.1. Xây dựng mục tiêu

Mục tiêu dạy học mang tính chất định hướng cho mọi hoạt động dạy học, quyết định sự thành công của một tiết học. Đối với giờ giảng văn tích hợp giáo dục kĩ năng sống, người giáo viên trước hết phải có cái nhìn tổng quan để xây dựng được hệ thống các mục tiêu từ khái quát đến cụ thể như sau:

Bƣớc 1: Thiết lập mục tiêu tổng quan cho phân mơn: Ngồi việc trang bị cho

học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn học, hình thành và phát triển năng lực tiếp nhận văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ cịn bồi dưỡng cho học sinh tình u văn học và các giá trị tinh thần khác như: tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lịng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường, tinh thần dân chủ, nhân văn, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân...

Bƣớc 2: Thiết lập mục tiêu chiến lược cho các đơn vị nhỏ hơn ( trong cấp

học, trong khối lớp, trong học kì I, học kì II, trong nhóm bài). Ví dụ: đối với nhóm bài Bếp lửa ( Bằng Việt)( Ngữ văn 9), Tiếng gà trưa( Xuân Quỳnh)(

Ngữ văn 7) giáo viên xây dựng mục tiêu: tích hợp kĩ năng sống về tình cảm gia đình, tình bà cháu cho học sinh. Hoặc bài “ Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải), “Sang thu” (Hữu Thỉnh) (Ngữ văn 9), giáo viên tích hợp rèn kĩ năng

sống về tình yêu quê hương, đất nước.

Bƣớc 3: Trên cơ sở mục tiêu chiến lược, giáo viên hình thành mục tiêu đối với

từng tiết học cụ thể. Ví dụ với bài “ Bếp lửa” (Bằng Việt) (Ngữ văn 9 tập 1), giáo viên xây dựng mục tiêu trong bài giảng như sau. Bên cạnh giúp học sinh

55

có kiến thức về nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà khơi gợi nên kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ đầy xúc động về bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lịng kính u trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước, hướng học sinh tới tình cảm gia đình, rộng hơn là yêu quê hương, yêu đất nước.

Hoặc một ví dụ khác, dạy bài “ Tiếng gà trưa” ( Xuân Quỳnh) (Ngữ văn 7), cùng với việc giúp học sinh khám phá nét nghệ thuật bài thơ với thể thơ 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực, tác phẩm gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình, giáo viên cần tích hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh: yêu những điều bình dị gần gũi, thân thương, u gia đình, từ đó u q hương, u đất nước.

Bƣớc 4: Từ mục tiêu của bài học, xây dựng mục tiêu giáo dục kỹ năng sống

đối với các đơn vị nhỏ nhất trong bài học: nhân vật, chi tiết, hình ảnh…

Ví dụ: Thơng qua hình ảnh người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân

Quỳnh) giáo dục cho học sinh niềm yêu thương, kính trọng, tự hào về hình ảnh một người bà tảo tần, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương, hình ảnh tiêu biểu cho người bà Việt Nam giàu lòng nhân hậu và đức hi sinh.

Khi người giáo viên đã được “chỉ lối” bởi hàng loạt các mục tiêu - kim chỉ nam có hệ thống như trên thì giờ dạy sẽ không bao giờ bị “lạc lối”, vì thế nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cũng trở nên đúng hướng, đúng đối tượng, đúng vấn đề. Tuy nhiên giờ học chỉ đạt được hiệu quả khi người giáo viên xây dựng mục tiêu đó một cách kĩ lưỡng, cẩn trọng và thực hiện nó một cách nghiêm túc.

2.2.2.2. Thiết lập hệ thống câu hỏi, tình huống có vấn đề

Việc đổi mói phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông đã đưa phương pháp gợi mở (trong đó biện pháp nêu câu hỏi) trở thành một trong những biện pháp quan trọng. Tác phẩm văn chương nói chung và thơ trữ tình hiện đại Việt Nam nói riêng là một thể thống nhất.

56

Mạch cảm xúc trữ tình trong thơ có sự vận động biện chứng. Do vậy, mà câu hỏi hướng dẫn học sinh khi đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình cần tạo thành một hệ thống, câu hỏi trước phải là tiền đề cho câu hỏi sau. Các câu hỏi phải nằm trong chuỗi các cơng việc liên hồn từ đọc cho đến dẫn dắt vấn đề, gợi mở vấn đề theo mạch tư duy logic cùng với việc khai thác kết quả câu trả lời của học sinh nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là sự tri âm của học sinh với tác giả. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt định hướng cho học sinh tiếp nhận tác phẩm cũng như đảm bảo nguyên tắc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh và đặc biệt cần khi người giáo viên muốn tích hợp những giá trị sống, kĩ năng sống qua mỗi giờ dạy.

Để việc tích hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh giáo viên có thể sử dụng các dạng câu hỏi nêu trên, đặc biệt là những câu hỏi có tính chất sáng tạo như: câu hỏi phân tích cảm thụ, câu hỏi lý giải, nêu vấn đề, câu hỏi nhận thức... Đây là những dạng câu hỏi có khả năng gợi suy nghĩ, gợi liên tưởng để học sinh có những liên hệ những bài học nhận thức cụ thể sau mỗi bài học.

Câu hỏi phân tích cảm thụ là câu hỏi buộc học sinh phải suy nghĩ cảm nhận từ những hình ảnh, những tín hiệu nghệ thuật trong bài. Và từ việc học sinh cảm thụ cái hay cái đẹp của những hình ảnh ấy học sinh có thể tích hợp kĩ năng sống để các em cảm nhận những bài học nhận thức, những giá trị. Ví dụ: Khi dạy bài “Nói với con” (Y Phương) (Ngữ văn 9) giáo viên có thể đặt câu hỏi để học sinh cảm thụ: Đọc thầm lại 4 câu thơ đầu của bài thơ và cho biết những câu thơ đó đã gợi nên khung cảnh như thế nào? Học sinh có thể cảm nhận được khung cảnh một gia đình hạnh phúc. Ở đó bé thơ đang lẫm chẫm tập đi, bi bơ tập nói. Mỗi bước đi, tiếng nói cười của bé đều được cha mẹ nâng niu đón nhận và yêu thương chăm sóc. Với cách diễn đạt độc đáo, hình ảnh cụ thể, sử dụng điệp ngữ, điệp cấu trúc, kết cấu sóng đơi nhịp nhàng (nhịp thơ 2/3), những câu thơ như gọi ta về với những kỉ niệm ấu thơ ngọt ngào được sống trong gia đình đầm ấm. Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi nhằm tích hợp kĩ năng sống: Người cha muốn nói với con điều gì khi gợi nhắc về hạnh phúc

57

gia đình? Con có cảm nhận gì về ý nghĩa của hạnh phúc gia đình đối với mỗi con người? Với câu hỏi này học sinh có thể thấy qua cách diễn tả của Y Phương hạnh phúc gia đình trở nên hiện hữu, sống động, ngập tràn, con được sống trong cái nơi ấm áp của hạnh phúc gia đình, từ đó thấy được ý nghĩa lớn lao của hạnh phúc gia đình và biết trân trọng niềm hạnh phúc giản dị ngọt ngào đó. Giáo viên hướng các em đến ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh thơ: gợi nhắc con về ân tình của gia đình cũng là truyền cho con những tình cảm cội nguồn, mong con hãy trân trọng gia đình, quê hương, sống xứng đáng với những miền yêu thương đó.

Câu hỏi lý giải là dạng câu hỏi hướng vào các chi tiết, hình ảnh thể hiện chiều sâu cảm xúc trữ tình cũng như tư tưởng nghệ thuật của bài thơ. Đây là dạng câu hỏi buộc học sinh phải rung động thực sự, hiểu thấu đáo mới có thể trả lời được. Chẳng hạn khi dạy bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh) giáo viên có thể đặt câu hỏi: Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là Tiếng gà trưa? hoặc khi dạy bài “Ông đồ” (Vũ Đình Liên) giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Theo em, những người muôn năm cũ dùng để chỉ ai? Cách gọi như vậy có ý nghĩa gì? Với câu hỏi thứ nhất học sinh có thể lý giải hình ảnh tiếng gà trưa xuyên suốt bài thơ cũng là hình tượng trung tâm bài thơ, là nhan đề bài thơ đồng thời hình ảnh đó được lặp lại ở các khổ thơ là cơ sở cho mạch cảm xúc trữ tình vận động. Từ tiếng gà cục tác trên đường hành quân mà liên tưởng, suy nghĩ, mà nhớ, mà yêu bà nội, quê nghèo. Từ đó, giáo viên có thể tích hợp giúp học sinh nhận thức được giá trị của tình yêu quê hương, đất nước: tình yêu ấy được bắt nguồn từ tình cảm gia đình, từ tình bà cháu, từ tiếng gà trưa, từ hình ảnh những quả trứng hồng - những hình ảnh rất đỗi bình dị mà sâu sắc thiêng liêng. Với câu hỏi thứ hai học sinh có thể lý giải: Những người muôn năm cũ là những người thuộc về thời đại đã qua, những con người làm nên nét

đẹp văn hóa mang giá trị vĩnh hằng đó là những ơng đồ, những người th viết chữ, những người hiểu và trân trọng thú chơi chữ tao nhã. Họ là quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Từ việc tôn vinh, ngợi ca, khẳng định chân giá trị của

58

ơng đồ giáo viên gieo vào lịng các em niềm cảm thương với nền văn hóa, một giá trị tinh thần cao quý tưởng như trường tồn vĩnh cửu cùng với thời gian khơng cịn nữa.

Câu hỏi nhận thức là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh khái quát liên hệ với những cái đã đọc, đã cảm nhận với thực tiễn, dạng câu hỏi nêu được suy nghĩ, nhận thức của học sinh sau khi khám phá tác phẩm. Với dạng câu hỏi này học sinh khơng chỉ hứng thú tìm hiểu sâu sắc tác phẩm mà còn biết cách liên hệ một cách sống động, tự nhiên cảm xúc trong thơ với những vấn đề trong cuộc sống, biết rút ra những bài học nhận thức từ đó biết tự điều chỉnh hành vi, biết trân trọng, yêu thương những giá trị sống ở quanh mình. Khi dạy

“ Nói với con” (Y Phương) giáo viên có thể đặt câu hỏi liên hệ: Ý nghĩa sâu

sắc Y Phương muốn gửi gắm qua bài thơ? Liên hệ với thực tế cuộc sống, em thấy lời dặn dị của Y Phương cịn có ý nghĩa gì? Học sinh có thể thấy lời thơ là lời dặn dị tha thiết của cha với con cũng là niềm yêu thương, tin tưởng nơi con, mong muốn con trưởng thành, là tình tình yêu quê hương và niềm tự hào dân tộc, là lời tự dặn lịng vững chí, bền gan. Các em có thể liên hệ mở rộng ý nghĩa của cụm từ “ lên đường” với cá nhân là ra ngoài xã hội, tự lập trong cuộc sống, “không nhỏ bé được” là không trộm cắp, ti tiện, tham ô…Và rộng ra: “lên đường” còn là sự mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới “không nhỏ bé” là không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình, khơng lai căng, kệch cỡm…Từ đó thấy được lời dặn dị có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó khơng chỉ có ý nghĩa với một cá nhân, dân tộc, mà cịn có ý nghĩa với cả một nền văn hóa, đồng thời hướng các em sống tự lập, đường hoàng, bản lĩnh, tự tin sao cho xứng đáng với quê hương, với gia đình. Hay khi dạy “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải) từ ước nguyện sống khiêm

nhường, tha thiết của nhà thơ giáo viên hướng các em nhận thức về quan niệm sống đẹp, về ý nghĩa của sự cống hiến để các em bày tỏ suy nghĩ và nhận thức của chính mình về vai trị của bản thân, của cá nhân đối với đất nước, đối với dân tộc. Hay khi củng cố nội dung bài “Ơng đồ “ (Vũ Đình Liên), giáo viên có

59

thể cho học sinh xem một đoạn phim về nghệ thuật thư pháp trong những ngày Tết được tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Từ đó, học sinh sẽ trình bày nhận thức của mình về giá trị tinh thần cao quý của dân tộc không mất đi mà vẫn được tiếp nối trong thời đại ngày nay. Từ những ý kiến của các em, giáo viên hướng các em tới tình yêu đối với thư pháp hướng các em tìm về văn hóa xưa cũ của dân tộc như tìm về sợi dây liên hệ giữa hiện tại và quá khứ, tìm về với cội nguồn của sự phát triển bởi ngày hôm nay bắt đầu từ hơm qua. Ngồi ra, giáo viên cũng nên khuyến khích học sinh đặt những câu hỏi sáng tạo của riêng mình hoặc trình bày những điều mình chưa hiểu để cả lớp và cô giáo cùng suy nghĩ và giải đáp thêm. Với những câu hỏi hay giáo viên nên cho điểm hoặc khen ngợi kịp thời để các em tự tin, năng động hơn trong việc tiếp nhận kĩ năng sống. Âu đó cũng chính là cách tạo ra mơi trường giáo dục thân thiện, dạy học sinh biết tôn trọng bản thân và tập thể.

Bên cạnh hệ thống câu hỏi giáo viên cần tạo ra những tình huống có vấn đề. Những tình huống có vấn đề đó có thể có một cách tự nhiên trong q trình giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận tác phẩm song cũng có thể là những tình huống do giáo viên tạo ra nhằm tạo hứng thú cho giờ học và qua những tình huống ấy giáo viên có thể khéo léo tích hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh. Tình huống có vấn đề có thể do học sinh tự đóng vai qua các hoạt cảnh, các tiểu phẩm, qua việc mô phỏng các chi tiết, nội dung của tác phẩm ... Mỗi tình huống ấy đều chứa đựng một thơng điệp mà giáo viên cần nắm bắt để giải quyết triệt để. Đặc biệt từ tình huống các em tạo ra giáo viên có ý thức tích hợp rèn kĩ năng sống cho các em, có thể là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giải quyết tình huống.

Tóm lại, trong giảng dạy tác phẩm văn thơ trữ tình hiện đại Việt Nam nói chung cũng như tích hợp rèn kĩ năng sống qua mỗi bài dạy thơ trữ tình nói riêng, hệ thống câu hỏi vơ cùng quan trọng địi hỏi giáo viên phải biết vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo để đạt được mục tiêu dạy học.

60

2.2.2.3. Trau chuốt trong lời bình

Lê Xuân trong “Dạy văn là phải bình văn” có viết “ Người thầy muốn

thắp sáng ngọn lửa tình yêu văn chương trong tâm hồn học sinh thì trước hết hãy thổi bùng ngọn lửa văn chương trong trái tim của mình”. Trong quá trình

dạy tác phẩm văn học, bình văn cũng chính là một yếu tố để thổi bùng ngọn lửa văn chương trong trái tim người giáo viên và thắp sáng lên ngọn lửa văn chương trong tâm hồn học sinh. Chính vì vậy, người thầy trong giảng dạy văn, nhất là những tác phẩm thơ trữ tình cần trau chuốt những lời bình mượt mà nhất, cần gọt ra những câu chữ bình sâu sắc nhất. Hơn nữa, thơ trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp cảm xúc của con người “ thế giới của thơ mênh mơng, tình của thơ sâu lắng, nhịp sống của thơ mãnh liệt, nó ăn sâu, bám rễ vào đời sống tinh thần của con người” [15, tr. 57]. Do vậy, bình thơ cũng như rèn luyện năng lực bình thơ cho các em là điều cần thiết. Mặt khác, ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc, cơ đọng, giàu nhạc tính chỉ có thể thơng qua bình mới có thể giúp các em thấy được và đồng cảm với mạch cảm xúc trữ tình trong đó.

Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống việc giảng bình văn chiếm vị trí đọc tôn thể hiện được sức mạnh cũng như năng lực của người giáo viên Ngữ văn thì trong đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay hoạt động này vẫn phát huy được ưu thế của nó nếu sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Bình văn là những giây phút thăng hoa của cảm xúc trong sự cộng hưởng kỳ diệu giữa người đọc và tác phẩm văn học được biểu hiện bằng ngôn ngữ đầy sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 58 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)