Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực của đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học nông lâm bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 31)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý đội ngũ giảng viên

1.5.1. Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực của đội ngũ

1.5.1.1. Yêu cầu đối với mỗi giảng viên

Ngƣời giảng viên là ngƣời cán bộ khoa học, nắm vững các phƣơng pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, sử dụng thành thạo các phƣơng tiện kỹ thuật trong giảng dạy, tham gia tích cực vào cơng tác NCKH vào đời sống xã hội. Họ là những ngƣời tiên tiến của xã hội. Nhân cách của ngƣời giảng viên là nhân cách của ngƣời trí thức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. "Nhân cách là tổ hợp các thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong quan hệ hành động của từng ngƣời với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật do loài

ngƣời sáng tạo, với xã hội và với bản thân". [34,tr.18]. Nhân cách của ngƣời giảng viên bao gồm rất nhiều những bản chất nhƣ tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, năng lực và các phẩm chất tâm lý khác.

Về phẩm chất chính trị ngƣời giảng viên trƣớc hết phải hội tụ đầy đủ phẩm chất ngƣời công chức Nhà nƣớc, đó là: "Trung thành với Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; "chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc"; "tận tuỵ phục vụ nhân dân"; "có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tƣ"; "có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công việc"; "thƣờng xuyên học tập nâng cao trình độ"; "chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan".[2,tr.11].

Là ngƣời công chức trong lĩnh vực giáo dục, ngƣời giảng viên phải có đủ phẩm chất của một nhà giáo, đó là: "phẩm chất đạo đức, tƣ tƣởng tốt, đạt trình độ chuẩn đƣợc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khoẻ theo yêu cầu của nghề nghiệp, lý lịch bản thân rõ ràng". [3,tr.43].

Yêu cầu chung đối với ngƣời giảng viên về năng lực là phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức bậc CĐ & ĐH ban hành theo quyết định số 538/TCC-BCTL ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

Cùng với những phẩm chất chính trị, những phẩm chất năng lực có nghĩa nhất đối với hoạt động giáo dục của ngƣời giảng viên là xu hƣớng nghề nghiệp sƣ phạm, năng lực sƣ phạm và năng lực chuyên môn.

Xu hƣớng nghề nghiệp sƣ phạm của ngƣời giảng viên biểu hiện ở lịng u nghề, tình thƣơng và trách nhiệm với sinh viên, muốn giảng dạy và giáo dục họ, thể hiện ở hứng thú với bộ mơn khoa học mình đang giảng dạy. Ngƣời giảng viên nắm vững hệ thống tri thức khoa học theo bộ môn, nắm vững lý luận dạy học, thực tiễn sƣ phạm và kết quả học tập của sinh viên.

Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm của ngƣời giảng viên phụ thuộc vào động cơ lựa chọn nghề nghiệp, thái độ đối với công việc và năng lực sƣ phạm.

Năng lực là "những thuộc tính tâm lý của cá nhân bảo đảm cho việc thực hiện có kết quả một hay một số lĩnh vực hoạt động nhất định".[42,tr.138]. Nói cách khác, "năng lực là tập hợp các kỹ năng (hoạt động) tác động lên các nội dung trong tình huống có ý nghĩa đối với học sinh".[44,tr.92].

Năng lực sƣ phạm là loại năng lực chuyên biệt. Nó đƣợc thể hiện rõ ràng ở ngƣời giảng viên chủ yếu là các phẩm chất trí tuệ (tính thuyết phục, tính nghiêm túc và tính logic của ngôn ngữ); các phẩm chất tƣởng tƣợng (khả năng đặt mình vào vị trí của sinh viên và hiểu họ, nắm vững các phƣơng pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phƣơng pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học- giáo dục; sử dụng thành thạo các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học- giáo dục.

Năng lực sƣ phạm liên quan chặt chẽ đến năng lực chuyên môn. Năng lực chuyên môn xâm nhập vào các cấu trúc hoạt động của ngƣời giảng viên, góp phần cho việc sáng tạo sƣ phạm khi ngƣời giảng viên đó có năng lực và xu hƣớng sƣ phạm.

Nhƣ vậy, yêu cầu ngƣời giảng viên phải có tài năng chung biểu hiện trong các năng lực chung cũng nhƣ năng lực chuyên biệt, thể hiện ở các đặc tính ngơn ngữ, tƣ duy, tƣởng tƣợng, biểu hiện trong các nét ý chí, tính cách của họ và bị lơi cuốn bởi các hoạt động chuyên môn khác nhau.

Yêu cầu cụ thể về năng lực chuyên môn ngƣời giảng viên CĐ & ĐH cần có :

- Trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn từng chức danh giảng dạy

- Kiến thức cơ bản, hệ thống chuyên sâu về bộ mơn mình giảng dạy, thƣờng xuyên cập nhật kiến thức.

- Năng lực nghiên cứu khoa học

- Sự kết hợp tốt hoạt động NCKH và hoạt động dạy học ở trƣờng CĐ & ĐH, sự sáng tạo sƣ phạm đi liền với sự sáng tạo khoa học. Ngƣời giảng viên giảng dạy một bộ môn khoa học đồng thời phải là nhà nghiên cứu, tìm tịi, phát hiện cái mới trong đó, mở rộng và làm phong phú, sâu sắc hơn những tri thức khoa học của bộ mơn mình giảng dạy.

Tóm lại, yêu cầu đối với mỗi ngƣời giảng viên CĐ&ĐH là phải hội tụ đầy đủ ba thành tố đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ, trong đó kiến thức là thành tố cơ bản nhất. Kiến thức chuyên môn vững vàng là tiến đề đầu tiên để đảm bảo hiệu quả hoạt động của giảng viên trong cả giảng dạy và NCKH. Cùng với kiến thức chuyên môn, ngƣời giảng viên cần phải nắm đƣợc các kiến thức về mơi trƣờng hoạt động của mình là nhà trƣờng CĐ & ĐH, nắm bắt đƣợc các chức năng, nhiệm vụ và các quy định của nó, đồng thời ngƣời giảng viên cần phải có những hiểu biết về tâm lý, về xã hội, sƣ phạm ... để hoạt động dạy học của mình phù hợp với sinh viên nhằm kích thích nhu cầu, động cơ và khả năng nhận thức của họ.

Kiến thức là cơ sở cho năng lực hoạt động của giảng viên, nhƣng bản thân kiến thức không thể mang lại kết quả mong muốn nếu ngƣời giảng viên không nắm đƣợc các kỹ năng cần thiết. Thông qua kỹ năng, kiến thức và thái độ mới biến thành kết quả hoạt động. Kỹ năng cơ bản nhất của giảng viên là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng thiết bị và kỹ năng cập nhật kiến thức. Các kỹ năng này khơng phải tự nhiên có đƣợc mà phải đƣợc trau dồi qua hoạt động thực tiễn, tự học, tự bồi dƣỡng, tự nghiên cứu.

Hiệu quả hoạt động của giảng viên không chỉ phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng mà còn phụ thuộc vào giá trị, niềm tin, thái độ và sự tận tuỵ của họ, các phẩm chất cần có một thời gian dài mới đƣợc hình thành và củng cố.

Vậy, làm thế nào để ngƣời giảng viên có thể trau dồi đƣợc các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đa dạng của mình trong điều kiện các nhiệm vụ đó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển nghề nghiệp của họ và bản thân các kiến thức, kỹ năng, thái độ đó cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nhà trƣờng, của xã hội? Đó là nhiệm vụ của công tác quản lý đội ngũ giảng viên.

1.5.1.2. Yêu cầu đối với tập thể đội ngũ giảng viên

Nhìn từ góc độ tập thể đội ngũ thì :

* Đội ngũ phải hợp lý về cơ cấu. Có sự liên tục, kế thừa giữa các thế hệ và chuẩn bị để có thể đổi mới các thế hệ theo một tỷ lệ nhất định. Một tập thể đội ngũ cần bao gồm đủ 4 lớp nhân sự :

- Lớp giảng viên đầu ngành (thâm niên giảng dạy trên 20 năm).

- Lớp giảng viên đã ổn định và vững tay nghề (thâm niên giảng dạy 10-20 năm)

- Lớp giảng viên đã quen với công việc (thâm niên giảng dạy 5-9 năm) - Lớp giảng viên mới (thâm niên giảng dạy dƣới 5 năm)

* Đội ngũ phải đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên.

* Đạt hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và NCKH. * Đoàn kết thống nhất để tạo nên sức mạnh của tập thể đội ngũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học nông lâm bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 31)