Một quy mô đủ lớn cho phát triển bền vững toàn ngành

Một phần của tài liệu CẨM NANG lập kế HOẠCH MARKETING XUẤT KHẨU sản PHẨM GIÀY dép (Trang 40 - 48)

Phần D : Các nhân tố thành công

D.2. Một quy mô đủ lớn cho phát triển bền vững toàn ngành

Những năm qua, ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khá ấn tượng trong lĩnh vực xuất khẩu. Rất nhiều DN hoạt động rất hiệu quả và đã thu được nguồn lợi nhuận lớn song vẫn còn rất nhiều DN chưa gặt hái được thành cơng. Có một điều quan trọng các DN Việt Nam cần phải hiểu rõ là để có được thành cơng thì cần phải có một quy mơ đủ lớn để hấp đẫn đối tác. Để đạt được các mục tiêu về sản xuất và giải quyết việc làm, Việt Nam đang cần và rất cần có nhiều hơn nữa các DN da giày thành đạt và thành công trên con đường phát triển của mình. Hiện tại, vẫn cịn một số lượng lớn khách hàng trên toàn thế giới chưa nhận thức được vị thế của ngành da giày Việt Nam và chưa biết được Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trên thế giới chuyên sản xuất và xuất khẩu giày dép. Nhiều khách hàng thường chỉ đặt hàng sau khi trực tiếp thăm quan các nhà máy sản xuất. Đây là điều đang hạn chế đến tiềm năng phát triển của không chỉ các DN sản xuất giày dép, mà còn hạn chế cả việc phát triển ngành nguyên phụ liệu trong tương lai. Để tồn ngành phát triển

cần phải có khoảng 20 DN tương đối thành cơng thay vì mới chỉ có 3-4 DN rất thành cơng như hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn thiếu rất nhiều các DN tương đối thành cơng để có thể thu hút nhiều hơn nữa các đối tác đến thăm quan và thiết lập mối quan hệ làm ăn. Chính vì vậy phải có những phân tích, đánh giá rõ hơn về các khả năng kinh doanh của toàn ngành cơng nghiệp da giày Việt Nam nói chung và của các DN nói riêng. Dưới đây là một số ý tưởng gợi mở cho việc thực hiện điều này:

 Các DN da giày Việt Nam cần liên kết chặt chẽ trong một khối thống nhất là Hiệp hội da giày Việt Nam để tạo nên nguồn lực lớn mạnh cho tồn ngành. Điều này địi hỏi sự nỗ lực chung và phối hợp nhịp nhàng giữa Lefaso Việt Nam và các DN. Lefaso rất cần có sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía các DN da giày cũng như từ các DN có các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này tại Việt Nam. Đặc biệt, các DN với tư cách là thành viên của Lefaso cũng nên tập trung nỗ lực của mình cùng hiệp hội xúc tiến việc thực hiện chức năng thương mại của mình.

 Phát triển quan hệ của DN với công chúng (PR). Quảng cáo rất tốn kém nên DN cần cân nhắc chỉ thực hiện những quảng cáo mang lại hiệu quả, lợi ích nhất. Các DN hiện đang xuất khẩu cần nỗ lực góp sức với Lefaso để quảng bá vị thế ngành da giày Việt Nam. Hiện có rất nhiều ấn phẩm có uy tín lớn của ngành da giày trên tồn thế giới (xem phần phụ lục), mỗi DN nên lựa chọn đăng ký tham gia giới thiệu về công ty mình trên các ấn phẩm này một cách đều đặn. Cần gửi những bài viết về chính hoạt động hiện tại của DN để thu hút được sự quan tâm của độc giả và giúp họ biết thêm về ngành công nghiệp da giày Việt Nam. Một số loại tin có thể sẽ hấp dẫn bạn đọc, ví dụ như: : khánh thành nhà máy mới, nhận chứng chỉ, năm có kỷ lục xuất hàng cao nhất... Nếu DN khơng có kỹ năng viết những bài như vậy, có thể th một cơng ty quảng cáo hay một công ty chuyên về phát triển quan hệ với công chúng làm giúp.

 Hội chợ triển lãm da giày quốc tế thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một hội chợ chuyên ngành da giày, là nơi gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu, quảng bá về ngành công nghiệp da giày Việt Nam. Hội chợ này cần được phát huy hiệu quả thơng qua sự ủng hộ của tồn ngành, sự tham gia một cách tích cực, nghiêm túc và chuyên nghiệp của các DN Việt Nam. Ngành công nghiệp da giày cũng nên nỗ lực quảng bá, kêu gọi sự tham dự của các khách hàng quốc tế tại hội chợ này đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các đối tác đến thăm các DN Việt Nam ngay trong dịp diễn ra hội chợ.

Phụ lục

Phụ lục 1: Chuyển đổi từ sản xuất gia cơng hàng xuất khẩu sang tự sản xuất tồn bộ và marketing xuất khẩu

Hiện nay trên 95% lượng giày dép mà các DN Việt Nam xuất ra thị trường nước ngoài đều mang nhãn mác của khách hàng. Các sản phẩm này có thể được mang một nhãn hiệu nổi tiếng (như Nike, Doc Martens), thương hiệu của các tập đoàn bán lẻ (như Famous Footwear, K shoes) hay thậm chí là khơng hề có nhãn mác gì. Tuy nhiên, thường là các đối tác nước ngoài cung cấp cho các DN Việt Nam các mẫu thiết kế, có thể là cả các phụ kiện và dao chặt, dưỡng mẫu để sản xuất ra sản phẩm. Đây là một kiểu sản xuất mà phần lớn các khách hàng nước ngoài mong muốn hợp tác sản xuất tại Việt Nam.

Theo Lefaso, mục tiêu lớn của ngành công nghiệp da giày Việt Nam là phải chuyển dịch được sản xuất của các DN Việt Nam từ gia công xuất khẩu sang tự sản xuất, tự tiêu thụ sản phẩm. Đến nay đã có nhiều DN Việt Nam đủ khả năng thực hiện thành công bước chuyển dịch này. Tuy nhiên, còn nhiều DN khác vẫn đang phân vân làm thế nào để họ có thể chuyển dịch thành cơng và liệu họ có nên thực hiện mục tiêu này không. Phần này sẽ tập trung nói về các bước DN nên thực hiện để tiến hành chuyển dịch, các yêu cầu cần thực hiện về quy trình và kiến thức cần có, cũng như các thách thức sẽ gặp phải.

Trong kinh doanh hiện nay, vòng đời một kiểu dáng giày dép được chia ra nhiều giai đoạn:

 Giai đoạn khái niệm - Nghiên cứu, thiết kế kiểu dáng.

 Giai đoạn sản xuất - Thiết kế kỹ thuật, mua nguyên phụ liệu, sản xuất.

 Giai đoạn phân phối - Quá trình cân đối đầu vào, tiếp thị bán sỉ và bán lẻ.

Mặc dù các tỷ lệ % đưa ra dưới đây khơng hẳn chính xác 100%, nhưng để minh họa cho quan điểm của mình, chúng ta hãy giả định là mỗi một trong 8 nhiệm vụ nêu trên tạo ra 12,5% giá trị bán lẻ của một sản phẩm giày dép. Như vậy, một công ty thực hiện các hợp đồng gia công sản xuất chỉ có khả năng có được 12,5% giá trị vào sản phẩm trong khi đó một cơng ty tự sản xuất tồn bộ có cơ hội có tới 60% giá trị cho sản phẩm tùy thuộc vào khả năng bán hàng của DN cho các đại lý bán lẻ hay các nhà phân phối.

Sau đây là những đặc điểm điển hình của một DN hoạt động theo phương thức sản xuất gia công xuất khẩu:

DN sản xuất gia công xuất khẩu

Đặc điểm Những thách thức chính

- Đầu tư cơ sở hạ tầng (nhà xưởng, máy móc). - Đầu tư nguồn nhân lực cho sản xuất.

- Không đầu tư cho các khâu thiết kế, tiếp thị, lưu kho, cửa hàng bán lẻ.

- Lợi nhuận tiềm năng bị thu hẹp và phải dựa vào hiệu quả và số lượng sản xuất.

- Không biết đến những khách hàng cung cấp các hợp đồng gia cơng.

- Khơng có khả năng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và hiệu quả.

- Khơng xác định được chính xác chi phí sản xuất.

- Khó chuyển dịch sang mơ hình tự sản xuất tồn bộ.

Để thành công trong sản xuất, các DN hoạt động theo phương thức này phải có những kỹ năng nhất định, phải đào tạo lực lượng lao động, nắm được chi phí sản xuất cũng như phải có máy móc, nhà xưởng. Một số máy móc khác, khn, dưỡng có thể sẽ do đối tác cung cấp. Các DN này không tham gia vào các giai đoạn thiết kế hay phân phối sản phẩm mà chỉ tạo ra 30% - 50% giá trị sản phẩm trong khâu sản xuất. Giá trị họ tạo ra là rất nhỏ bé, chủ yếu là do sức lao động của nhân cơng. Dù vậy, các DN này có thể vẫn khó có lãi vì chi phí lao động ngày càng có xu hướng giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia khác trên tồn cầu. Một mặt phương thức sản xuất gia cơng hạn chế được rủi ro thị trường, mặt khác lợi nhuận thu được cũng bị hạn chế theo. Nhiều DN đã quyết định không đầu tư con người và thiết lập các hệ thống để chuyển sang tự sản xuất tồn bộ dù họ đã là những DN gia cơng giày dép thành công. Tuy vậy, nếu một DN có thể hiểu, nắm bắt và kiểm sốt được chi phí sản xuất, cố gắng gia tăng giá trị bằng việc thực hiện thêm các chức năng, cơng đoạn trong q trình sản xuất sản phẩm và phát triển được mạng lưới khách hàng, thì việc DN đó giữ ngun là đơn vị gia công như trước cũng là một chiến lược có ý nghĩa.

Để gia tăng giá trị, nhiều DN Việt Nam đã cố gắng chuyển sang phương thức tự sản xuất toàn bộ. Trong khi nhiều DN đã chuyển đổi thành công, một số DN khác lại gặp nhiều trở ngại, vướng mắc. Điều này thường xảy ra do sự thiếu hiểu biết về các kiến thức địi hỏi phải có để thực hiện chuyển đổi sang cấp độ tiếp theo.

Có thể gọi bước tiếp theo là giai đoạn I của q trình tự sản xuất tồn bộ. Những DN đang ở giai đoạn này phải chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị của mình, tự mua ngun liệu và sản xuất giày dép cho một nhóm hạn chế các các công ty thương mại hoặc nhà phân phối theo mẫu (hay ảnh) sản phẩm mà họ muốn mua. Các DN sản xuất kiểu này phải nâng cao hiểu biết của mình và phải có các quy trình sản xuất hiện đại để có thể sản xuất các sản phẩm có độ phức tạp và chất lượng cao hơn. Bộ máy quản lý không cần lớn, cồng kềnh do số lượng

khách hàng khơng nhiều và họ thường có các văn phịng mua hàng ngay tại quốc gia của các nhà sản xuất. Loại hình DN này đã gia tăng được các bước trong toàn bộ giai đoạn sản xuất sản phẩm và một phần của giai đoạn phân phối sản phẩm, do đó DN có khả năng đưa ra các mức giá bán cao hơn so với các DN gia công sản phẩm. Tuy vậy, những DN này cũng phải chấp nhận mức rủi ro thị trường cao hơn. Hiện tại, có rất nhiều DN Việt Nam đang hoạt động ở giai đoạn này.

Các yêu cầu đặt ra đối với các công ty sản xuất gia công khi chuyển sang phương thức tự sản xuất (giai đoạn I)

 Phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo về thương mại hóa việc phát triển sản phẩm (kết nối giữa công đoạn thiết kế và sản xuất sản phẩm).

 Phải có đội ngũ nhân viên khai thác nguồn ngun vật liệu có trình độ.

 Phải có đội ngũ nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và có trình độ.

 Phải có đội ngũ nhân viên chuyên trách việc thực hiện thủ tục xuất khẩu có trình độ.

 Phải có đội ngũ nhân viên có trình độ trong lĩnh vực tài chính.

 Phải nâng cấp quy trình sản xuất và máy móc thiết bị.

Bước tiếp theo của q trình sản xuất này được xác định là phương thức sản xuất toàn bộ giai đoạn II. Ở giai đoạn này, các DN đi sâu hơn một chút so với giai đoạn trước đó và tạo thêm giá trị sản phẩm thông qua thực hiện các chức năng của các công ty thương mại. Thay vì tiếp thị sản phẩm với các công ty thương mại, các DN này giới thiệu sản phẩm trực tiếp với các nhà nhập khẩu hay các nhà bán lẻ có quy mơ lớn nước ngồi. Hiện tại, cũng có rất nhiều DN Việt Nam đang hoạt động ở gia đoạn này. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều DN khác cũng đã cố gắng thực hiện chuyển đổi sang phương thức sản xuất này, song họ đã khơng nắm bắt được hết quy trình chuyển đổi hoặc chưa phân bổ các nguồn lực cần thiết để có thể thực hiện thành cơng việc chuyển đổi.

Các yêu cầu đặt ra đối với các công ty khi thực hiện chuyển đổi từ mơ hình tự sản xuất tồn bộ giai đoạn I sang mơ hình tự sản xuất toàn bộ giai đoạn II:

 Phải nâng cấp đội ngũ nhân viên thực hiện thương mại hóa việc phát triển sản phẩm.

 Phải nâng cấp đội ngũ khai thác nguồn nguyên vật liệu.

 Nâng cấp đội ngũ nhân viên trong khâu chăm sóc khách hàng.

 Phát triển đội ngũ marketing được đào tạo tồn diện, có văn phịng hay đại lý ở nước ngoài.

 Nâng cấp đội ngũ những người làm công tác xuất nhập khẩu, cung ứng.

 Nâng cấp đội ngũ nhân sự quản lý tài chính trở thành đội ngũ các cán bộ tín dụng quốc tế được đào tạo một cách toàn diện.

Các DN hoạt động theo mơ hình tự sản xuất giai đoạn II có thể gia tăng một phần giá trị sản phẩm trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và thực hiện gia tăng giá trị sản phẩm trong tồn bộ cơng đoạn sản xuất, và phần lớn các bước gia tăng giá trị sản phẩm ở khâu phân phối sản phẩm mà họ sản xuất. Do đó các DN này có thể đưa ra các mứcgiá cao hơn các DN thực hiện giai đoạn I. Ngược lại, họ phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn do chi phí quản lý cao hơn và phải đầu tư lớn hơn vào nhà xưởng, máy móc so với các DN hoạt động theo mơ hình khác. Mơ hình tự sản xuất giai đoạn II là mục tiêu mà các DN Việt Nam cần hướng tới. Việc xây dựng thương hiệu thường là một q trình lâu dài, địi hỏi đầu tư rất tốn kém. Tốt nhất là xây dựng thương hiệu ngay tại thị trường nội địa, nơi các DN có kinh nghiệm cảm nhận được thị hiếu của khách hàng mục tiêu về kiểu dáng, kích cỡ và mức giá sản phẩm. Việc nắm bắt được xu hướng phát triển của thời trang, cách đóng gói sản phẩm, quảng cáo, xúc tiến thương mại, bán sản phẩm là các kỹ năng cần thiết địi hỏi phải có để thực hiện tiếp thị các sản phẩm có thương hiệu. Điều đó giúp DN hiểu được sự khác biệt khi người tiêu dùng Nhật Bản quyết định trả tới 800 đơla mỹ cho một chiếc ví hiệu Prada bán tại một cửa hàng thời trang, trong khi đó tại một khu chợ địa phương, cũng chiếc ví có kiểu dáng giống hệt như vậy, người tiêu dùng chỉ phải trả có 8 đơla mỹ. Phải quảng cáo và xúc tiến bán hàng rất nhiều mới có thể khiến người tiêu dùng thấy được vẻ lịch lãm và thành đạt mà một chiếc ô tô của hãng Mercedez Benz hay một bộ trang phục hiệu Armani đem lại. Một số DN Việt Nam đã xây dựng thành công thương hiệu của mình ở thị trường nội địa. Tuy vậy, những thương hiệu đó vẫn chưa thể thành cơng khi cố gắng tiếp cận, vươn ra thị trường quốc tế. Các DN mặc dù đã có thị phần lớn ở thị trường nội địa, vẫn có khó khăn khi bán các sản phẩm mang thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Điều này xảy ra thường do q trình suy nghĩ cần thiết để đạt thành cơng khác nhau rất nhiều đối với hai thị trường. Một DN có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh giày dép lâu dài để bán trong các cửa hàng và hệ thống bán lẻ của riêng mình ở thị trường nội địa, song thường chậm chạm trong xử lý phản hồi của thị trường và làm gia tăng chi phí cho sản phẩm. Ví dụ rõ ràng nhất cho điều này là công ty Bata của Canada, mặc dù DN này đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới và dù thu được nhiều doanh số bán sỉ và bán lẻ rất lớn song công ty chưa bao giờ trở thành một nhân tố quan trọng trong cung ứng và phân phối giày trên thị trường quốc tế ngoài hệ thống mạng lưới của riêng mình. Nếu DN cũng đang trong tình trạng tương tự, chúng tơi có một số

Một phần của tài liệu CẨM NANG lập kế HOẠCH MARKETING XUẤT KHẨU sản PHẨM GIÀY dép (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)