Đây là văn bản lưu hành đợt hai của SA8000, một tiêu chuẩn thống nhất và có thể kiểm tra dành cho hệ thống thẩm tra của một bên thứ ba. SA8000 thường xuyên được xem xét lại theo định kỳ và sẽ tiếp tục được đổi mới khi các bên liên quan chỉ ra những điểm cần hoàn thiện hoặc khi điều kiện thay đổi.
Mục đích và phạm vi
Tiêu chuẩn này nêu rõ các yêu cầu về trách nhiệm xã hội để một cơng ty có thể:
Phát triển, duy trì và thực thi các chính sách và tiến trình nhằm quản lý các vấn đề mà cơng ty có thể điều khiển hoặc gây ảnh hưởng;
Chứng minh với các bên liên quan rằng các chính sách, tiến trình và thực tế áp dụng đều phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Những yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể áp dụng rộng rãi trên tồn cầu, có điều chỉnh tùy theo vị trí địa lý, ngành nghề và tầm vóc của cơng ty.
(Có thể tham khảo các giải thích về tiêu chuẩn này trong Tài liệu hướng dẫn SA 8000).
Các thành phần quy chuẩn và các diễn giải
Công ty phải tuân theo luật quốc gia, luật hiện hành và các yêu cầu khác mà công ty đã thỏa thuận chấp hành, cũng như tiêu chuẩn này. Trong trường hợp luật quốc gia, luật hiện hành và các yêu cầu khác mà công ty đã thỏa thuận chấp hành và tiêu chuẩn này cùng đề cập về một vấn đề thì phải áp dụng theo điều khoản nào chặt chẽ nhất.
Công ty cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của những văn kiện quốc tế sau:
Quy ước số 29 và 105 của ILO (Lao động cam kết & cưỡng bức)
Quy ước số 87 của ILO (Tự do đoàn thể)
Quy ước số 98 của ILO (Quyền thương lượng tập thể)
Quy ước số 100 và 111 của ILO (Lương bổng tương xứng cho nam và nữ nhân công làm cùng loại công việc; Sự phân biệt đối xử)
Quy ước số 135 của ILO (Quy ước về đại diện công nhân)
Quy ước số 138 & Kiến nghị số 146 của ILO (Tuổi tối thiểu và kiến nghị)
Quy ước số 155 & Khuyến cáo số 164 của ILO (Sức khỏe & an toàn lao động)
Quy ước số 159 của ILO (Phục hồi nghề nghiệp & việc làm/người khuyết tật)
Quy ước số 177 của ILO (Việc gia công)
Quy ước của ILO điều 182 (Các hình thức vi phạm nghiêm trọng nhất về lao động trẻ em)
Tuyên bố chung về quyền con người
Quy ước của Liên Hiệp Quốc về quyền Trẻ em
Quy ước của Liên Hiệp Quốc nhằm loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
Phụ lục 5: Bảng câu hỏi phân tích nhanh tình hình DN (SWOT)
I. Thị trường xuất khẩu
Sản xuất:
1. Hiện tại DN có sản xuất giày dép cho thị trường xuất khẩu không?
2. DN đã bao giờ sản xuất giày dép theo hợp đồng gia công xuất khẩu chưa?
3. Hiện tại DN có liên doanh với đối tác nước ngồi khơng? Nếu chưa thì DN đã bao giờ tìm kiếm các cơ hội liên doanh chưa?
4. DN đã từng cố gắng sản xuất và xuất khẩu mũ giày dép hoàn chỉnh chưa?
5. Trong 5 năm qua, DN có nâng cấp phần lớn các thiết bị máy móc và các quy trình sản xuất trong nhà máy của mình khơng? Hiện tại DN đang sử dụng các loại cốt giày, khuôn mẫu giày theo số chuẩn của châu Âu hay Mỹ và DN có biết rõ các số đo chân khác nhau trên thế giới không?
6. DN có biết đến các nhà sản xuất nguyên phụ liệu trong nước và nước ngồi có nhà máy ở Việt Nam không? DN đã bao giờ tiếp cận với họ để xem xét liệu các sản phẩm của họ có phù hợp với u cầu sản xuất của mình khơng?
7. Khi mua nguyên liệu, DN có thiết lập ít nhất hai nguồn cung cho một loại nguyên liệu và DN có thường xuyên nhận được các chào giá cạnh tranh hay khơng?
8. DN có nhân viên hay đại lý tại các trung tâm nguyên liệu ngành da giày (như ở Đài Loan và Hồng Kơng) và người này có khả năng cung cấp một cách nhanh chóng, chính xác các loại nguyên liệu mà DN đang cần để sản xuất một loại hàng mẫu mà khách hàng yêu cầu không?
9. DN có người có khả năng nhận mẫu nhanh và chính xác từ hình ảnh hoặc từ một mẫu thực khơng?
Thực hiện đơn hàng
10. DN có biết rõ các phương pháp định giá sản phẩm (FOB, C&F, CIF... ) khơng và DN có khả năng sử dụng các phương pháp này để nhanh chóng đưa ra các bản chào giá không?
11. DN đã xây dựng được một hệ thống chuẩn xác định giá thành sản phẩm cho phép tính được chi phí nhân cơng và nguyên liệu cho mỗi sản phẩm mà DN làm ra chưa?
12. DN có nhân viên chuyên trách làm việc toàn thời gian để giao dịch với khách hàng khơng? Nếu có thì người đó có sử dụng được tiếng Anh và thư điện tử (e-mail) khơng?
Thị trường
13. Có phải DN đang cố gắng tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường gần Việt Nam nhất hơn là các thị trường xa không?
14. DN đã xác lập được danh sách 5 thị trường ưu tiên hàng đầu của mình chưa? Và DN đã cố gắng thiết lập các đại lý của mình ở các quốc gia này chưa?
15. DN có thường xuyên đến quốc gia mà DN xuất khẩu sản phẩm sang đó khơng?
Quảng bá, xúc tiến xuất khẩu
16. DN đã xây dựng tài liệu giới thiệu DN và danh thiếp bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh để cung cấp cho các khách hàng tiềm năng thông tin về DN (năng lực sản xuất, số năm hoạt động, số nhân cơng...) chưa?
17. DN đã có kế hoạch cụ thể nào trong việc dùng các cuốn danh bạ của các cuộc hội trợ, triển lãm ở nước ngoài để lập một danh mục các khách hàng tiếp thị tiềm năng chưa? DN đã bao giờ cố gắng làm điều này chưa?
18. DN có biết tất cả các đại diện thương mại nước ngoài tại Việt Nam và các đại diện này có biết đến DN và năng lực của DN không?
19. Tại trụ sở chính của mình, DN có dành một khu vực trưng bày giải thưởng, bằng khen và các chứng chỉ, chứng nhận mà DN đã vinh dự nhận được và muốn khách hàng của mình cũng biết đến chưa?
20. DN có tham gia trưng bày giới thiệu các sản phẩm của mình tại triển lãm da giày quốc tế tổ chức hàng năm tại thành phố Hồ Chí Minh khơng?
21. Hiện tại, DN có là hội viên của Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) không? Và DN có biết đến các dịch vụ mà Lefaso cung cấp để hỗ trợ DN thực hiện xuất khẩu không?
Thương mại điện tử
22. DN có website khơng? DN đã bao giờ nghiên cứu và đăng ký DN mình vào hệ thống tìm kiếm thơng tin trên mạng và các trang web của ngành da giày chưa?
23. DN có người chuyên trách sử dụng Internet để bán hàng và tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu chưa?
24. DN có khả năng nhận đơn hàng và gửi hóa đơn thu tiền cho khách hàng thơng qua hệ thống thương mại điện tử khơng? DN có khả năng nhận các mẫu sản phẩm của khách hàng qua các thiết bị điện tử không?
II. Thị trường nội địa
Sản xuất
1. Hiện nay DN có sản xuất giày dép cho thị trường trong nước không?
2. Hiện DN vẫn cịn đang sử dụng cơng nghệ sản xuất mà DN đã dùng 5 năm trước đây để sản xuất ra trên 75% sản lượng giày dép của mình khơng?
3. DN có qui trình xác định giá thành chính xác của các sản phẩm giày dép do mình sản xuất khơng?
Phát triển sản phẩm
4. Khi phát triển những kiểu giày dép mới, trước tiên DN có gặp gỡ những người mua bn hoặc các nhóm người tiêu dùng chủ yếu để thu thập các thông tin phản hồi của họ khơng?
5. Có ai trong DN chịu trách nhiệm nắm bắt và phát triển các sản phẩm mới cũng như ứng dụng các công nghệ sản xuất mới không?
6. Đã bao giờ DN cố gắng chỉ bán các mũ giày dép thành phẩm chưa?
7. Hàng tháng DN có đọc và ứng dụng các thơng tin thu được từ ít nhất một ấn phẩm quốc tế có liên quan tới thời trang giày dép, hay thời trang quần áo?
8. DN có thường tham dự ít nhất một hội chợ thương mại mỗi năm tập trung vào việc nắm bắt các mẫu sản phẩm mới, công nghệ mới và các nguồn nguyên liệu?
Phân phối và thị trường
9. DN đã có các cửa hàng bán lẻ riêng chưa?
10. DN tự tổ chức hệ thống bán hàng hoặc có một mạng lưới các đại lý bán sỉ trên toàn quốc chưa?
11. Nếu DN sản xuất 1 sản phẩm mang một thương hiệu, DN có biết mình chiếm bao nhiêu thị phần trong nhóm 10% các loại giày dép bán chạy nhất hiện có mặt trên thị trường?
12. DN có tham gia các cuộc đấu thầu mua sắm trong nước do Chính phủ và các DN tư nhân tổ chức khơng? DN có biết được hầu hết các cơ hội đó khơng?
13. DN có cách phân loại các sản phẩm mà mình sản xuất thay vì chỉ phân thành giày dép nam, nữ và trẻ em không?
14. DN có hiểu ý nghĩa của các thị trường ngách? DN có tham gia cạnh tranh tại ít nhất 3 thị trường ngách và DN đã làm thế nào để khách hàng biết được điều này?
15. DN có nhân viên chuyên trách chịu trách nhiệm gặp gỡ và giao dịch với khách hàng cũng như sẵn sàng và có khả năng cung cấp cho DN tất cả các thông tin cả tốt lẫn xấu liên quan đến khách hàng không?
16. DN đã từng gặp gỡ lãnh đạo của các cơng ty sản xuất lớn nước ngồi và đề xuất thầu sản xuất lại cho họ chưa?
Quảng bá
17. Nhãn hiệu sản phẩm của DN đã được khách hàng biết đến và đã được đăng ký sở hữu hợp pháp chưa?
18. Trong số 10 khách hàng khi được hỏi về thương hiệu hàng hóa của DN, liệu có ít nhất 5 người có thể nói rằng họ đã biết đến thương hiệu đó khơng?
19. Nếu DN sản xuất các sản phẩm mang một thương hiệu nào đó, DN có thể lý giải được ý nghĩa biểu đạt của thương hiệu đó khơng và DN có nỗ lực để sản xuất các sản phẩm theo ý nghĩa đó khơng?
20. DN có tham gia hội chợ thương mại ít nhất một lần trong năm với trọng tâm là để bán hàng?
21. DN đã bao giờ tổ chức một chương trình trình diễn thời trang, trong đó có kết hợp trình diễn các loại giày dép do DN sản xuất với các mẫu quần áo và phụ liệu để giới thiệu tới các khách hàng mua sỉ và mua lẻ của DN chưa?
22. DN có là hội viên của Hiệp hội da giày Việt Nam hay Hiệp hội da giày của địa phương khơng và DN có biết được những lợi ích khi là hội viên khơng?
23. DN có khả năng xác định được các khoản chi tiêu hàng năm của mình cho các hoạt động quảng cáo, bán hàng và nghiên cứu phát triển sản phẩm (R & D) so với mức tăng doanh số bán hàng trong năm không?
Thương mại điện tử
24. DN đã kết nối Internet và thường sử dụng Internet để phục vụ nghiên cứu kinh doanh chưa?
25. DN có biết địa chỉ email của các nhà cung cấp và khách hàng hàng đầu của bạn khơng?
26. DN có thiết lập một hệ thống đảm bảo rằng tất cả các cuộc gọi hay thư điện tử của khách hàng gửi đến công ty luôn được trả lời ngay lập tức?