Nội dung, kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử theo hướng dạy học tích cực trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 29 - 35)

Để tìm hiểu việc thiết kế, sử dụng BGĐT trong dạy học lịch sử ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát để từ đó rút ra những kết luận khách quan, chính xác về thực trạng của việc thiết kế sử dụng BGĐT trong DHLS hiện nay ở trường phổ thông, nhất là đối với HS lớp 11, từ đó đề xuất những định hướng cho thiết kế và sử dụng BGĐT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Do điều kiện về thời gian, việc tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng thực hành được tiến hành ở trường THPT Lục Nam (Bắc Giang) và THPT Bắc Duyên Hà (Thái Bình).

Về PP tiến hành, chúng tơi chủ yếu tập trung phỏng vấn 12 GV, 215 HS; điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến của GV, HS tại các trường THPT nêu trên.

Đối với HS, nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề sau: tìm hiểu xem HS có thích mơn LS hay khơng; GV có hướng dẫn HS tự học trên lớp hay không và mức độ hứng thú của HS với PP này; việc chủ động học tập của HS đối với môn Lịch sử; GV có sử dụng giáo án điện tử hay không và mức độ hứng thú của HS với bài học có sử dụng giáo án điện tử; quan niệm của HS để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử.

Đối với GV, nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề sau: GV có thường sử dụng công nghệ trong dạy học môn LS hay không; Quan niệm của GV trong sử dụng BGĐT để nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn; Tình hình thiết kế và sử dụng BGĐT của GV; Hứng thú, nhu cầu của HS với việc học tập Lịch sử có hỗ trợ của BGĐT; Những khó khăn của GV khi sử dụng BGĐT.

Sau khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra tới 12 GV và khảo sát bằng phiếu đối với 215 HS, tổng hợp kết quả thu được như sau:

Bảng 1.2. Khảo sát về mức độ sử dụng PPDH của GV môn Lịch sử

Mức độ Phƣơng pháp Ý kiến GV Ý kiến HS Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Thuyết trình 0 0 215 100

Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 12 100 215 100

Sử dụng SGK và các tài liệu tham khảo 7 58.3 135 62.8 Tích hợp (Liên hệ kiến thức nhiều môn học) 9 75 24 11.2 Trực quan (sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu…) 5 41.7 41 19 Dự án (HS trong vai trò khác nhau của cuộc

sống thực: đạo diễn, dẫn CT…)

0 0 0 0

Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu 3 25 39 18.1

Qua bảng kết quả trên, chúng ta thấy GV thường sử dụng PP thuyết trình trong các giờ Lịch sử (100% ý kiến GV và HS khẳng định). Bên cạnh đó, các PP khác cũng được GV quan tâm sử dụng như trực quan, sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu. Việc sử dụng nhiều PP trong giờ học Lịch sử giúp cho bài dạy của GV trở nên phong phú, tạo hứng thú đối với HS. Nếu sử dụng BGĐT trong bài học, sẽ giúp GV kết hợp được nhuần nhuyễn các PP và đạt các mục tiêu dạy học.

Bảng 1.3. Khảo sát việc sử dụng phƣơng tiện dạy học của GV trong giờ học Lịch sử

Nội dung câu hỏi Phần trả lời của GV Số lượng

Tỷ lệ %

Trong giờ học lịch sử, các Thầy/Cô thường dùng

phương tiện /tài liệu dạy học nào?

Máy tính, máy chiếu 1 8.3

Tranh ảnh, bản đồ 1 8.3

Sách tham khảo 2 16.7

Sách giáo khoa 8 66.7

Các Thầy /Cô thường sử dụng máy tính , máy chiếu trong giờ học với mục đích gì?

Chiếu phim tư liệu 2 16.7

Tổ chức trò chơi 0 0

Triển khai các nội dung của bài học 9 75 Tổ chức các hoạt động làm việc nhóm 1 8.3

Kết quả của bảng khảo sát trên cho thấy, GV chủ yếu vẫn dùng các tài liệu dạy học truyền thống (sách giáo khoa, sách tham khảo), phương tiện công nghệ chưa được chú ý trong dạy học. Đây cũng là thực trạng chung của các trường THPT hiện nay GV chỉ sử dụng máy tính, máy chiếu trong những dịp “đặc biệt” (thao giảng, hội giảng…). Chính vì vậy GV chưa khai thác được những thế mạnh của CNTT trong việc nâng cao hiệu quả dạy học.

Bảng 1.4. Khảo sát về việc thiết kế và sử dụng BGĐT

trong dạy học môn Lịch sử của GV

Nội dung câu hỏi Phần trả lời của GV Số lượng

Tỷ lệ %

Theo Thầy/Cô, bài giảng điện tử có vai trị thế nào trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử hiện nay?

HS hứng thú với bài học hơn so với

cách dạy truyền thống 11 91.7

BGĐT làm giảm sự tương tác trong giờ

học, làm HS trở nên thụ động 0 0

Mức độ hứng thú của HS với bài dạy có sử dụng BGĐT so với bài giảng truyền thống là như nhau

1 8.3 HS khơng thích bài học có sử dụng BGĐT 0 0 Thầy/Cô thường sử dụng BGĐT nào? Sưu tầm 5 41.7

Tự thiết kế 7 53.3

Các T hầy/Cô thường dùng phần mềm nào để thiết kế bài giảng điện tử?

Microsoft Offce PowerPoint 12 100

Adobe Presenter 0 0

Flash 0 0

Phần mềm khác 0 0

Thầy/Cô thường gặp khó khăn gì khi xây dựng BGĐT?

Sử dụng các phần mềm khi thiết kế 5 41.7 Ý tưởng xây dựng kịch bản cho bài

giảng 2 16.7

Nguồn tài liệu tham khảo phù hợp với

bài giảng 4 33.3

Khó khăn khác 1 8.3

Từ kết quả của bảng 1.4 có thể thấy GV đã có cách nhìn tích cực đối với hiệu quả của BGĐT đem lại, có đến 91.7% GV khẳng định giờ học có sử

dụng BGĐT sẽ làm HS hứng thú hơn đối với bài giảng truyền thống. Tuy vậy, trong quá trình thiết kế và sử dụng BGĐT, GV cũng gặp khơng ít khó khăn, đó là việc đa dạng các phầm mềm thiết kế bài giảng hay khó khăn về sử dụng phần mềm, ý tưởng cho bài giảng và việc tìm các nguồn tài liệu phù hợp.

Biểu đồ 1.1. Hứng thú của HS đối với PP thuyết trình và PP trực quan trong dạy học Lịch sử

Theo kết quả từ bảng khảo sát (bảng 1.2) và biểu đồ 1.1, có thể thấy, mặc dù GV sử dụng PP thuyết trình thường xuyên trong giờ học Lịch sử, nhưng phần lớn HS không cảm thấy hứng thú với PP này. Còn đối với PP trực quan, mặc dù tỉ lệ GV sử dụng không thường xuyên, nhưng hiệu quả của PP này mang lại đã được khẳng định đối với HS, trên 2/3 số HS được trả lời “rất thích” và “thích” PP này. Như vậy, để phát huy tối đa hiệu quả dạy học PP này mang lại GV nên thiết kế BGĐT để tăng thêm sự hứng thú với HS. Ví dụ với bài giảng truyền thống, bản đồ được sử dụng chỉ ở dạng “tĩnh”, còn với BGĐT bản đồ sẽ được thiết kế kết hợp với hiệu ứng, hình ảnh, điều này khơng chỉ làm cho HS hứng thú hơn mà còn giúp HS ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.

Bảng 1.5. Kết quả khảo sát về PP học tập môn Lịch sử của HS.

Nội dung câu hỏi Nội dung trả lời HS Tỷ lệ % Em có thích mơn LS khơng? Rất thích 94 43.7 Thích 52 24.2 Bình thường 58 27 Khơng thích 11 5.1

Em có tự chuẩn bị nội dung bài học mới môn LS trước khi đến lớp hay không?

Hiếm khi 10 4.7

Thỉnh thoảng 88 40.9

Luôn luôn 108 50.2

Không bao giờ 9 4.2

Cách học môn LS ở nhà của em?

Học thuộc những gì GV cho

ghi trên lớp 103 47.9

Làm các câu hỏi trong sách

giáo khoa 24 11.2

Học các ý chính của bài và

tham khảo tài liệu mở rộng 66 30.7

Các học khác 22 10.2

Có thể thấy mơn Lịch sử trong trường THPT vẫn được phần lớn HS quan tâm và yêu thích. Tuy nhiên đa phần HS vẫn chưa biết cách học hiệu quả đối với môn học. HS chưa chủ động trong học tập, việc học tập môn học là do “nhiệm vụ”, chưa có sự mở rộng kiến thức về mơn học mà HS chỉ học kiến thức trong SGK và những gì GV cho ghi trên lớp. Như vậy có thể thấy, GV vẫn chưa “kích thích” được sự hứng thú, chưa tạo được động lực để HS học tập bộ mơn một cách chủ động, tích cực.

Bảng 1.6. Kết quả khảo sát về sử dụng BGĐT và mức độ hứng thú của HS với BGĐT trong học tập môn LS

Nội dung câu hỏi Nội dung trả lời HS Tỷ lệ %

Trong giờ học LS, các Thầy/Cơ giáo có thường sử dụng BGĐT (sử dụng máy tính, máy chiếu trình chiếu nội dung dạy học) khơng?

Thỉnh thoảng 11 5.1 Luôn luôn 32 14.9

Hiếm khi 103 47.9 Chưa bao giờ 69 32.1 Theo em, việc GV sử dụng BGĐT trong

dạy học mơn LS có tạo được hứng thú học tập hay không?

Có 206 95.8

Khơng 9 4.2

Qua kết quả của bảng khảo cho thấy trong giờ học môn Lịch sử, GV đã sử dụng BGĐT trong dạy học, nhưng chưa phổ biến trong chương trình học của bộ môn. Mặc dù vậy phần lớn HS khẳng định việc sử dụng BGĐT trong dạy học bộ môn Lịch sử sẽ tạo được hứng thú học tập cho HS. Đây là vấn đề GV nên lưu tâm khi sử dụng các PP, phương tiện để nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử theo hướng dạy học tích cực trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)