Khái quát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử theo hướng dạy học tích cực trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 35)

Từ kết quả điều tra, khảo sát đối với HS và GV cho thấy BGĐT đã được sử dụng ở trường phổ thông. GV và HS đã bắt đầu chú trọng đến việc học tập có sử dụng BGĐT. Hầu hết GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng BGĐT trong dạy học để phát huy năng lực tự học của HS. Đối với HS, các em đều cảm thấy hứng thú với các tiết học có sử dụng BGĐT.

Tuy nhiên việc sử dụng BGĐT trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT chưa thật sự hiệu quả. GV còn gặp nhiều hạn chế khi thiết kế và sử dụng BGĐT ở trường THPT. Hiện nay, HS còn chưa chủ động trong học tập, tìm tịi kiến thức bộ môn.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi hy vọng với sự nhận thức đúng đắn về việc thiết kế và sử dụng BGĐT trong luận văn này sẽ góp phần phát huy năng lực tự học của HS để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 đã tập trung vào một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng BGĐT theo hướng dạy học tích cực trong mơn Lịch sử.

Từ việc làm rõ hai khái niệm cơ bản và xuyên suốt trong đề tài là khái niệm: “bài giảng điện tử” và “dạy học tích cực”, chúng tơi đã khẳng định được vai trò và chức năng của chúng trong DHLS, đồng thời đưa ra một số yêu cầu, nguyên tắc đối với việc xây dựng và sử dụng BGĐT trong việc nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử hiện nay.

Đổi mới PPDH nói chung và DHLS nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay của ngành giáo dục và đào tạo. Đổi mới PPDH bằng cách đưa phương tiện kĩ thuật hiện đại và công nghệ vào DH là một trong những định hướng quan trọng của đổi mới PPDHLS. Thiết kế và sử dụng BGĐT từng bước thực hiện mục tiêu đổi mới trên.

Tìm hiểu thực trạng DHLS ở trường THPT, các phương pháp GV sử dụng, mức độ hứng thú của HS đối với các PPDH hiện nay, thực trạng thiết kế và sử dụng BGĐT theo hướng dạy học tích cực trong mơn học LS, những khó khăn, trở ngại cũng như những thuận lợi trong quá trình sử dụng BGĐT để xây dựng BGĐT là một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện đề tài.

Trên đây là cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất quy trình xây dựng và biện pháp sử dụng BGĐT trong dạy học lịch sử và tiến hành thực nghiệm tại trường THPT.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (LỚP 11, CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)

THEO HƢỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử thế giới cận đại

2.1.1. Vị trí

Theo phân phối chương trình Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn), phần Lịch sử thế giới cận đại thuộc phần mở đầu của chương trình, cũng là phần mở đầu phần Lịch sử thế giới cận đại của chương trình Lịch sử THPT, gồm ba chương với nội dung cơ bản như sau:

Chương 1. Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỷ XIX- Đầu thế kỷ XX): tập trung về phong trào cách mạng của các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và về phong trào đấu tranh ở các nước Đơng Nam Á, châu Phí và khu vực Mĩ Latinh

Chương 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): trình bày về các vấn đề liên quan đến chiến tranh thế giới thứ nhất như nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa...

Chương 3. Những thành tựu văn hóa thời cận đại: trình bày về những thành tựu của văn hóa nhân loại thời cận đại trên các lĩnh vực văn học, âm nhạc, hội họa, tư tưởng và ôn tập cho phần Lịch sử thế giới cận đại.

2.1.2. Mục tiêu

Sau khi học xong phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11, HS có khả năng:

Về kến thức:

- Trình bày được quá trình xâm lược , sự thốn g trị của chủ nghĩa thực dân Âu, Mĩ ở các nước châu Á , châu Phi và khu vực Mĩ Latinh dần biến các nước này trở thành thuộc địa và phụ thuộc .

- Trình bày được các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX .

- Phân tích được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất . - Trình bày được những thành tựu văn hóa , nghệ thuật của thời cận đại .

Về kỹ năng:

Rèn luyện được kỹ năng quan sát phim ảnh, bản đồ, lược đồ; kỹ năng tư duy phát hiện vấn đề kỹ năng phân tích, tổng hợp một vấn đề LS; kỹ năng ghi chép, trình bày; kỹ năng tự học, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập Lịch sử...

Về thái độ:

- HS nhận thức rõ sự áp bức , bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân và cuộc đấu tranh anh dũng chống chủ nghĩa thực dân , đế quốc nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc , từ đó có lòng tin vững chắc vào thắng lợi tất y ếu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .

- Biết căm ghét kẻ gây chiến và quyết tâm đấu tranh bảo vệ hòa bình . - Say mê, hứng thú với khoa học - kĩ thuật và văn hóa , nghệ thuật ...

2.1.3. Nội dung

Nội dung kiến thức LS lớp 11 đề cập đến phần tiếp theo của LS thế giới cận đại. Chương trình LS lớp 10 đã khái quát tình hình các nước Âu – Mĩ thời cận đại, trong phần LS cận đại lớp 11 tiếp tục làm rõ về tình hình các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh với các sự kiện nổi bật như: Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và sau đó Nhật Bản chuyển nhanh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc; Đảng Quốc đại ra đời và lãnh đạo phong trào dân tộc ở Ấn Độ; Trung Quốc bị các nước tư bản xâu xé và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911); phong trào đấu tranh chống thực dân ở các nước Đông Nam Á, châu Phi và Mĩ Latinh… Tiếp đó là sự xung đột về quyền lợi của các nước tư bản Âu - Mĩ dẫn đến cuộc chiến tranh lần thứ nhất (1914 – 1918) đưa đến những thiệt hại nghiêm trọng về người và của cho toàn nhân loại.

Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản - hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa - ngày càng sâu sắc, dẫn đến cuộc đấu tranh của vô sản chống tư sản ngày càng mạnh mẽ. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ

(1917) là sự thắng lợi đầu tiên của vô sản đối với tư sản. Đồng thời nó đánh dấu bước chuyển của LS thế giới từ thời kỳ cận đại sang thời kỳ hiện đại.

Giai đoạn đầu thời kì hiện đại chứng kiến sự phát triển thăng trầm về kinh tế cũng như chính trị - xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước tư bản “trẻ” vươn lên và phát triển đỉnh cao về kinh tế trong thời kỳ này như: Mĩ, Nhật, Đức… Trong khi đó, các nước tư bản “già” như Anh, Pháp… lại ngày càng suy giảm về vị trí kinh tế. Ở các nước châu Á khi đó (1918 – 1939) do ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng tháng Mười Nga, các phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi ở hầu khắp các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, nhiều Đảng cộng sản đã được thành lập.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) chưa giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa các nước tư bản. Và một lần nữa những mâu thuẫn này lại dùng chiến tranh để giải quyết - chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945) bùng nổ. Chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại và dẫn đến những thay đổi căn bản trong cục diện thế giới.

Cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật , những thành tựu văn hóa, nghệ thuật ... cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lịch sử thế giới cận đại.

2.2. Thiết kế bài giảng điện tử phần Lịch sử thế giới cận đại với sự hỗ trợ của phần mềm Adobe Presenter

2.2.1. Tổng quan về phần mềm Presenter

2.2.1.1. Khái quát về phần mềm Adobe Presenter

Adobe Presenter là một phần mềm cơng cụ soạn BGĐT giúp GV có thể dễ dàng tạo ra các BGĐT với đầy đủ các nội dung đa phương tiện chất lượng cao, tuân thủ các tiêu chuẩn về e-learning phổ biến và có thể sử dụng bài giảng để dạy- học trực tuyến thông qua internet.

Sau khi cài đặt phần mềm lên máy tính, Adobe Presenter sẽ được gắn vào (add-in) phần mềm Microsoft Powerpoint và bổ trợ cho Powerpoint các

tính năng biên soạn bài giảng nâng cao để tạo ra các BGĐT tuân thủ các chuẩn về e-learning.

Hình 2.1. Mơi trƣờng làm việc của Presenter trên PowerPoint 2007

2.2.1.2. Các ưu điểm của Adobe Presenter trong xây dựng BGĐT

- Chèn Flash lên bài giảng

Khi thiết kế bài giảng trên Powerpoint, việc nhúng một file flash là điều không đơn giản. Nhưng với sự hỗ trợ của Presenter, công việc này trở nên dễ dàng hơn. Việc chèn các file flash vào trong các slide của BGĐT là một việc làm hết sức quan trọng đối với các môn Lịch sử vì flash hỗ trợ người dùng thiết kế các lược đồ, sơ đồ thể hiện các chiến dịch, các trận đánh lịch sử một cách trực quan và thu hút đối với người học nhất, giúp cho HS dễ hình dung, liên tưởng, vì thế nên nội dung bài học đối với HS cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.

- Ghi âm thanh, hình ảnh và lồng ghép âm thanh, hình ảnh vào các nội dung trình chiếu trong bài giảng.

Đây là một trong những thế mạnh nổi trội khi sử dụng Adobe Presenter để thiết kế BGĐT. GV có thể trực tiếp ghi âm thanh lời giảng bài để lồng vào

Môi trường làm việc của Presenter trên PowerPoint 2007

BGĐT, cũng như đồng bộ tập tin (file) âm thanh xuyên suốt đối với các trang trình chiếu khi trình bày.

Việc ghi âm lời giảng đưa vào BGĐT giúp minh họa nội dung của bài giảng, cũng như khi kết hợp với ghi hình ảnh GV có thể xây dựng được một bài giảng có khả năng giúp người học mà khơng cần đến GV giảng bài trực tiếp. Đặc biệt, khi bài giảng được đưa lên mạng internet, nó sẽ giúp cho nhiều người cùng truy cập và tự học tại cùng một thời điểm.

- Chèn được các câu hỏi tương tác lên bài giảng

Đây là ưu điểm nổi trội của phần mềm, GV có thể chèn vào BGĐT nhiều câu hỏi cũng như nhiều loại câu hỏi tương tác cho một bài giảng giúp cho phần hỗ trợ tự kiểm tra đánh giá của HS hiệu quả. Các câu hỏi được trình bày đa dạng (tự luận, trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, điền từ vào chỗ trống...) giúp HS hứng thú làm bài.

- Đồng bộ âm thanh với các trang trình chiếu

Nếu như sử dụng Powerpoint đơn thuần để thiết kế BGĐT, GV chỉ có thể chèn file âm thanh trên từng slide một, nhưng với sự hỗ trợ của Presenter GV có thể chèn file âm thanh xuyên suốt các slide. Điều này làm cho bài giảng của GV sẽ được kết nối, mạch lạc như GV giảng bài trên lớp.

- Đóng gói và xuất bản ra nhiều định dạng khác nhau (flash, website, pdf...), giúp cho HS dễ dàng học tập với BGĐT dưới các hình thức online, ofline, sử dụng máy tính hay sử dụng bản cứng bài giảng in ra giấy mà vẫn đảm bảo được kiến thức cũng như định hướng học tập của GV.

2.2.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử bằng phần mềm Adobe Presenter

2.2.2.1. Xác định mục tiêu bài học

Căn cứ vào những mục tiêu của bài học đã được xác định, GV lựa chọn những nội dung cần truyền đạt và thiết kế nội dung bài học. Dựa vào lượng kiến thức trong bài học, GV sẽ quyết định việc sử dụng PTCN phù hợp với

nội dung bài học và khả năng tiếp nhận, hình thành kỹ năng, tình cảm của người học.

Khi lựa chọn mục tiêu bài học để xây dựng BGĐT, GV cần lưu ý:

- Tìm hiểu SGK, sách GV, tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng và các tài liệu tham khảo để nắm vững các đơn vị kiến thức, mục tiêu và các yêu cầu khác của bài học.

- Xét tính trực quan và mức độ trực quan của bài học. Có thể coi đây là bước GV xác định những nội dung kiến thức cần có hoặc có khả năng có được các nguồn tư liệu hỗ trợ, minh họa. Đây cũng là bước quan trọng để từ đó GV xác định các phần mềm ứng dụng để trợ giúp cho bài giảng một cách hiệu quả nhất.

- Nhận diện các đơn vị trọng tâm cần khắc sâu cho HS và phân bố thời gian trình chiếu hợp lý. GV xác định phần nội dung kiến thức HS đã biết, kiến thức HS chưa biết, nội dung kiến thức khó cần tập trung làm rõ… Trên cơ sở đó, GV phân chia thời gian trình chiếu tương ứng với các đơn vị kiến thức và hoạt động học tập.

Trong thiết kế BGĐT, tranh trình chiếu mục tiêu bài học cần chỉ rõ học xong bài học HS cần đạt được những gì. Cần phân biệt mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập chứ không phải mục tiêu giảng dạy, mục tiêu người học “phải” đạt được, là sản phẩm của HS sau khi học bài. GV cần đọc kỹ SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu hay đích cần đạt của mỗi bài cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Vận dụng vào phần Lịch sử thế giới cận đại (lớp 11), GV chúng tôi xác định được hệ thống mục tiêu cho cả phần. Ví dụ trong bài Nhật Bản:

* Về kiến thức:

Trình bày được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.

Trình bày được nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị (1868) trên 4 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.

Liệt kê được 3 biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt Nhật Bản.

So sánh được tình hình kinh tế; xã hội; chính trị của Nhật Bản trước và sau năm 1868.

Đánh giá được ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị (1868) đối với sự phát triển của Nhật Bản.

* Về kỹ năng:

Trình bày, so sánh, đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử Ghi nhớ nhanh sự kiện lịch sử

* Về thái độ:

Thấy được mặt tích cực và hạn chế của cuộc cải cách Minh Trị năm 1868.

2.2.2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học

Những nội dung được đưa vào chương trình và SGK phổ thơng đã được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn và được sắp xếp một cách khoa học, logic để đảm bảo tính sư phạm và khả năng thực tiễn, giúp cho người dạy và người học dễ dàng theo dõi, liên tưởng. Do đó, cần bám sát vào chương trình dạy học và SGK bộ mơn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì SGK là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong tồn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong SGK đã được quy định để dạy cho HS.

Chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở SGK chứ không phải là ở tài liệu nào khác. Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản ở mỗi bài cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng tiến hành được một cách dễ dàng. Cũng cần lưu ý việc cấu trúc lại nội dung bài, phải tuân thủ nguyên tắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử theo hướng dạy học tích cực trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)