2.2. Thiết kế bài giảng điện tử phần Lịch sử thế giới cận đại với sự hỗ trợ của phần mềm
2.2.1. Tổng quan về phần mềm Presenter
2.2.1.1. Khái quát về phần mềm Adobe Presenter
Adobe Presenter là một phần mềm cơng cụ soạn BGĐT giúp GV có thể dễ dàng tạo ra các BGĐT với đầy đủ các nội dung đa phương tiện chất lượng cao, tuân thủ các tiêu chuẩn về e-learning phổ biến và có thể sử dụng bài giảng để dạy- học trực tuyến thông qua internet.
Sau khi cài đặt phần mềm lên máy tính, Adobe Presenter sẽ được gắn vào (add-in) phần mềm Microsoft Powerpoint và bổ trợ cho Powerpoint các
tính năng biên soạn bài giảng nâng cao để tạo ra các BGĐT tuân thủ các chuẩn về e-learning.
Hình 2.1. Mơi trƣờng làm việc của Presenter trên PowerPoint 2007
2.2.1.2. Các ưu điểm của Adobe Presenter trong xây dựng BGĐT
- Chèn Flash lên bài giảng
Khi thiết kế bài giảng trên Powerpoint, việc nhúng một file flash là điều không đơn giản. Nhưng với sự hỗ trợ của Presenter, công việc này trở nên dễ dàng hơn. Việc chèn các file flash vào trong các slide của BGĐT là một việc làm hết sức quan trọng đối với các mơn Lịch sử vì flash hỗ trợ người dùng thiết kế các lược đồ, sơ đồ thể hiện các chiến dịch, các trận đánh lịch sử một cách trực quan và thu hút đối với người học nhất, giúp cho HS dễ hình dung, liên tưởng, vì thế nên nội dung bài học đối với HS cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Ghi âm thanh, hình ảnh và lồng ghép âm thanh, hình ảnh vào các nội dung trình chiếu trong bài giảng.
Đây là một trong những thế mạnh nổi trội khi sử dụng Adobe Presenter để thiết kế BGĐT. GV có thể trực tiếp ghi âm thanh lời giảng bài để lồng vào
Môi trường làm việc của Presenter trên PowerPoint 2007
BGĐT, cũng như đồng bộ tập tin (file) âm thanh xuyên suốt đối với các trang trình chiếu khi trình bày.
Việc ghi âm lời giảng đưa vào BGĐT giúp minh họa nội dung của bài giảng, cũng như khi kết hợp với ghi hình ảnh GV có thể xây dựng được một bài giảng có khả năng giúp người học mà khơng cần đến GV giảng bài trực tiếp. Đặc biệt, khi bài giảng được đưa lên mạng internet, nó sẽ giúp cho nhiều người cùng truy cập và tự học tại cùng một thời điểm.
- Chèn được các câu hỏi tương tác lên bài giảng
Đây là ưu điểm nổi trội của phần mềm, GV có thể chèn vào BGĐT nhiều câu hỏi cũng như nhiều loại câu hỏi tương tác cho một bài giảng giúp cho phần hỗ trợ tự kiểm tra đánh giá của HS hiệu quả. Các câu hỏi được trình bày đa dạng (tự luận, trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, điền từ vào chỗ trống...) giúp HS hứng thú làm bài.
- Đồng bộ âm thanh với các trang trình chiếu
Nếu như sử dụng Powerpoint đơn thuần để thiết kế BGĐT, GV chỉ có thể chèn file âm thanh trên từng slide một, nhưng với sự hỗ trợ của Presenter GV có thể chèn file âm thanh xuyên suốt các slide. Điều này làm cho bài giảng của GV sẽ được kết nối, mạch lạc như GV giảng bài trên lớp.
- Đóng gói và xuất bản ra nhiều định dạng khác nhau (flash, website, pdf...), giúp cho HS dễ dàng học tập với BGĐT dưới các hình thức online, ofline, sử dụng máy tính hay sử dụng bản cứng bài giảng in ra giấy mà vẫn đảm bảo được kiến thức cũng như định hướng học tập của GV.
2.2.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử bằng phần mềm Adobe Presenter
2.2.2.1. Xác định mục tiêu bài học
Căn cứ vào những mục tiêu của bài học đã được xác định, GV lựa chọn những nội dung cần truyền đạt và thiết kế nội dung bài học. Dựa vào lượng kiến thức trong bài học, GV sẽ quyết định việc sử dụng PTCN phù hợp với
nội dung bài học và khả năng tiếp nhận, hình thành kỹ năng, tình cảm của người học.
Khi lựa chọn mục tiêu bài học để xây dựng BGĐT, GV cần lưu ý:
- Tìm hiểu SGK, sách GV, tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng và các tài liệu tham khảo để nắm vững các đơn vị kiến thức, mục tiêu và các yêu cầu khác của bài học.
- Xét tính trực quan và mức độ trực quan của bài học. Có thể coi đây là bước GV xác định những nội dung kiến thức cần có hoặc có khả năng có được các nguồn tư liệu hỗ trợ, minh họa. Đây cũng là bước quan trọng để từ đó GV xác định các phần mềm ứng dụng để trợ giúp cho bài giảng một cách hiệu quả nhất.
- Nhận diện các đơn vị trọng tâm cần khắc sâu cho HS và phân bố thời gian trình chiếu hợp lý. GV xác định phần nội dung kiến thức HS đã biết, kiến thức HS chưa biết, nội dung kiến thức khó cần tập trung làm rõ… Trên cơ sở đó, GV phân chia thời gian trình chiếu tương ứng với các đơn vị kiến thức và hoạt động học tập.
Trong thiết kế BGĐT, tranh trình chiếu mục tiêu bài học cần chỉ rõ học xong bài học HS cần đạt được những gì. Cần phân biệt mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập chứ không phải mục tiêu giảng dạy, mục tiêu người học “phải” đạt được, là sản phẩm của HS sau khi học bài. GV cần đọc kỹ SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu hay đích cần đạt của mỗi bài cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Vận dụng vào phần Lịch sử thế giới cận đại (lớp 11), GV chúng tôi xác định được hệ thống mục tiêu cho cả phần. Ví dụ trong bài Nhật Bản:
* Về kiến thức:
Trình bày được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.
Trình bày được nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị (1868) trên 4 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.
Liệt kê được 3 biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt Nhật Bản.
So sánh được tình hình kinh tế; xã hội; chính trị của Nhật Bản trước và sau năm 1868.
Đánh giá được ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị (1868) đối với sự phát triển của Nhật Bản.
* Về kỹ năng:
Trình bày, so sánh, đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử Ghi nhớ nhanh sự kiện lịch sử
* Về thái độ:
Thấy được mặt tích cực và hạn chế của cuộc cải cách Minh Trị năm 1868.
2.2.2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học
Những nội dung được đưa vào chương trình và SGK phổ thông đã được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn và được sắp xếp một cách khoa học, logic để đảm bảo tính sư phạm và khả năng thực tiễn, giúp cho người dạy và người học dễ dàng theo dõi, liên tưởng. Do đó, cần bám sát vào chương trình dạy học và SGK bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì SGK là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong tồn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong SGK đã được quy định để dạy cho HS.
Chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở SGK chứ không phải là ở tài liệu nào khác. Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản ở mỗi bài cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng tiến hành được một cách dễ dàng. Cũng cần lưu ý việc cấu trúc lại nội dung bài, phải tuân thủ nguyên tắc
không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài học mà các tác giả giáo khoa đã dày cơng xây dựng.Ví dụ, kiến thức cơ bản trong bài Nhật Bản:
- Từ năm 1603 đến 1867, Nhật Bản dưới sự thống trị của chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa, mọi quyền hành nằm trong tay Sôgun (Tướng quân), còn Thiên hoàng chỉ là trên danh nghĩa . Năm 1868, sau khi lên ngôi, thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ , thủ tiêu chế độ phong kiến , đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Những cải cách của Minh Trị được tiến hành trên nhiều mặt của đời sống xã hội , theo gương các nước tư bản phương tây : cho phép mua bán ruộng đất, thống nhất thị tr ường dân tộc , thống nhất tiền tệ , cải cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá phục vụ giao thông liên lạc; thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi học ở các nước phương Tây....
- Trong vòng gần 30 năm (1868 – 1895) tiến hành cải cách , Nhật Bản đã phát triển hết sức nhanh chóng . Công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự phát triển mạnh..
- Đi theo con đường đế quốc chủ nghĩa , Nhật Bản đã thi hành chính sách đối ngoại hiếu chiến xâm lược . Để thực hiện mục tiêu trên , Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng phát triển công nghiệp quân sự , xây dựng quân đội hiện đại và xác định đường lối chiến tranh xâm lược”.
2.2.2.3. Xây dựng kịch bản công nghệ
Kịch bản công nghệ là một văn bản phác thảo những yếu tố về âm thanh, hành động, hình ảnh, ngơn ngữ cần thiết để thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của PTCN.
Kịch bản công nghệ được xây dựng dựa trên cơ sở giáo án bài giảng. Kịch bản cơng nghệ có thể được ví như linh hồn của bài dạy, mang lại cái nhìn xun suốt, nhất qn về tính logic của nội dung, cấu trúc các thông tin liên quan đến bài học, tính tuần tự, hợp lý, tương thích của các phương pháp, kỹ thuật triển khai quá trình dạy học...
Xây dựng kịch bản công nghệ cần chọn lựa các công cụ đa phương tiện phù hợp (tránh lạm dụng các yếu tố công nghệ) giúp cho việc thể hiện nội dung được hiệu quả; lựa chọn giao diện thân thiện với người học; tính tốn khả năng đáp ứng ý đồ sư phạm về mặt kỹ thuật và tính khả thi về kinh tế... GV đóng vai trị là nhà đạo diễn, phải hình dung bài soạn sẽ được sọan như thế nào, nội dung nào sẽ được đưa vào Slide, đặt hiệu ứng của mỗi Slide như thế nào để toát lên được nội dung, liên kết với đoạn phim ảnh nào, dữ liệu lấy từ đâu, liên kết với mạng ra sao, sử dụng các phần mềm nào hỗ trợ…
Để xây dựng kịch bản thành cơng, cần dựa vào chủ đề chính của bài học, nguồn tài liệu có liên quan, sự tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, những người có chun mơn… Kịch bản cơng nghệ gồm: nội dung kiến thức, thứ tự trang trình chiếu, đối tượng trình chiếu (văn bản hoặc hình ảnh, phim tư liệu...) và hoạt động học tập tương ứng. Có thể viết kịch bản cơng nghệ phần Lịch sử thế giới cận đại theo mẫu sau:
Bảng 2.1. Kịch bản công nghệ
Nội dung kiến thức Trang trình chiếu
Đối tượng trình chiếu trên trang trình chiếu
Hoạt động học tập Văn bản Hình ảnh Âm thanh,
phim tư liệu... Bài 1
Bài 2 Bài 3 Bài n
Các bước tiến hành viết kịch bản công nghệ như sau:
- Lựa chọn hoạt động học tập, căn cứ vào đó, GV có thế lựa chọn và viết
dàn ý nội dung kiến thức trên trang trình chiếu, hoạt động học tập sẽ là điều kiện để GV sưu tầm hay xâp dựng nội dung trên các trang trình chiếu. Ví dụ như trong hoạt động học tập là hồn thành bài tập trắc nghiệm thì trên trang
trình chiếu sẽ có các bài tập trắc nghiệm, hoạt động học tập là xem Video và trả lời các câu hỏi thì trên trang trình chiếu phải có phim tư liệu...
- Lựa chọn và viết dàn ý nội dung kiến thức thể hiện trên trang trình
chiếu.
Dựa trên cơ sở mục tiêu, nội dung cơ bản bài học cũng như đối tượng HS mà GV nên lựa chọn nội dung kiến thức thể hiện trên trình chiếu cho hợp lý. Sau khi lựa chọn được nội dung kiến thức, GV cần viết nội dung kiến thức đó dưới dạng đề cương. Đề cương này vừa là kiến thức trọng tâm của bài học, vừa là ý tưởng của kịch bản. Như vậy, nội dung đề cương phải trình bày các ý mạch lạc, ngắn gọn và logic.
- Lựa chọn đối tượng thể hiện trên trang trình chiếu
Đối tượng thể hiện trên mỗi trình chiếu của bài giảng có nhiều định dạng khác nhau. Có thể khái quát thành hai loại chính: dạng văn bản và dạng Multimedia bao gồm: hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu... Đối tượng được lựa chọn phải phù hợp và nhất quán với mục tiêu và nội dung kiến thức trong bài học.
Với dạng văn bản (Text), ngoài những kiến thức cơ bản trong SGK,
trong bài trình chiếu cũng cần có sự mở rộng kiến thức. Tất nhiên, sự bổ sung kiến thức này không vượt quá xa nội dung của bài học và có tính đến khả năng tìm tịi, vận dụng kiến thức của HS trong học tập.
Nội dung văn bản trong mỗi Slide cần cô đọng, ngắn gọn thể hiện đúng nội dung trọng tâm kiến thức của bài học. Cần lưu ý về cỡ chữ trong văn bản sao cho phù hợp, khơng nên q nhỏ vì HS sẽ khó nhìn thấy, khơng nên q to vì sẽ thể hiện được ít kiến thức trên một trình chiếu. Màu chữ cũng nên lựa chọn sao cho phù hợp với hình nền (background) của trình chiếu.
Với hình ảnh, hình ảnh được lựa chọn để thể hiện trên Slide phải phản
ánh được nội dung kiến thức cơ bản của bài học và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng (độ nét, tính chính xác, tính sư phạm...). Những hình ảnh lựa chọn để trình chiếu chỉ phản ảnh đặc trưng của sự kiện, hiện tượng LS chứ không
thể “tái tạo” lại tồn bộ các sự kiện, hiện tượng đó. Vì thế, GV cần lưu ý khi lựa chọn hình ảnh nếu các hình ảnh khơng điển hình, thiếu chính xác có thể làm cho HS hiểu sai hoặc khơng đầy đủ các kiến thức mơn học. Với mỗi hình ảnh sử dụng phải có chú thích đầy đủ.
Với âm thanh và phim tư liệu
Âm thanh sử dụng trong bài giảng có thể là đoạn nhạc hoặc lời thuyết minh cho hình ảnh, Slide.
Nhạc nền được đưa vào PTL khơng địi hỏi q khắt khe, chỉ yếu nhằm tạo khơng khí thoải mái cho HS hoặc minh họa cho sự kiện hiện tượng LS nhất định, giúp HS chú ý vào nội dung bài học. Tuy nhiên, cũng cần phải lựa chọn các bản nhạc phù hợp với nội dung bài học, sự kiện hoặc hiện tượng LS được đề cập, làm nổi bật được “hào khí” của sự kiện thì càng tốt.
Lời thuyết minh có tác dụng giới thiệu, định hướng hoặc giải thích cho HS hiểu rõ hơn nội dung kiến thức bài học được trình chiếu trên Slide hoặc nhiệm vụ HS cần thực hiện. Lời thuyết minh cần viết các câu ngắn gọn, trong câu cần sử dụng những động từ, tính từ giàu hình ảnh, có sức lơi cuốn người nghe, không nên thuyết minh lại những gì đã được thể hiện trên Slide. Lời thuyết minh cũng được dùng trong trường hợp GV muốn liên hệ, mở rộng kiến thức cho HS.
Như vậy, kịch bản cơng nghệ hồn chỉnh là sự kết hợp hài hòa giữa nội dung kiến thức và đối tượng thể hiện trên trình chiếu. Đây chính là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bài dạy được thiết kế với sự hỗ trợ của PTCN nói chung và của phần mềm Adobe Presenter nói riêng. Ví dụ
Bảng 2.2. Kịch bản cơng nghệ của bài 1 - Nhật Bản (Lịch sử lớp 11) Nội dung kiến thức Trang trình chiếu
Đối tượng trình chiếu trên Slide
Hoạt động học tập Văn bản Hình ảnh Âm thanh,
phim tư liệu... 2. Cuộc Duy tân Minh Trị 05 06