Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 81 - 83)

1.2.1 .Giáo viên mầm non

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Trong quá trình đề xuất biện pháp sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cần tham khảo, kế thừa, kinh nghiệm xây dựng các biện pháp sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trước đây của nhà trường cũng như kinh nghiệm của các trường mầm non đã thực hiện hiệu quả; phải xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, kết hợp với một số lý thuyết được đúc rút từ nhiều cơng trình nghiên cứu trước đó.

Trên cơ sở những kết quả đã có phải tiếp tục có sự sáng tạo, bổ sung, đổi mới hơn so với trước và phù hợp với tình hình phát triển của nhà trường, của địa phương nhằm phát huy những cái tốt và phát triển hơn đối với hoạt động.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống

Quản lý là một hệ thống bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, trong q trình sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để bồi dưỡng GV mầm non cũng vậy, một biện pháp quản lý nào đó khơng thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống quản lý. Tất cả các biện pháp đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là cơ sở tiền đề cho biện pháp kia, bổ sung cho nhau, hỗ trợ thúc đẩy nhau làm cho hoạt động diễn ra có hiệu quả. Mỗi biện pháp quản lý có những mặt mạnh và hạn chế nhất định.

Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lý thì hiệu quả khơng cao. Trong quá trình thực hiện cần so sánh đối chiếu xem xét đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải được xuất phát từ thực trạng sử dụng đội ngũ GV cốt cán vào hoạt động bồi dưỡng GV mầm non các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình quản lý. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép tại địa phương và các trường mầm non nhằm khắc phục được mặt cịn hạn chế trong q trình sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng, chi phối các biện pháp quản lý đòi hỏi CBQL các trường mầm non cần quan tâm. Các biện pháp đề xuất chỉ có giá trị và hiệu quả khi chúng nằm trong khuôn khổ của pháp luật, được hiến pháp, các luật, các văn bản pháp quy cho phép.

Các biện pháp sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng GV mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đề xuất phải đảm bảo trên cơ sở pháp lý. Tất cả các biện pháp đều được căn cứ vào: Luật Giáo dục; Điều lệ trường mầm non; Các văn kiện đại hội Đảng, các Nghị quyết, các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các văn bản hành chính.... Các biện pháp phải hướng vào pháp luật, lấy pháp luật làm căn cứ để xây dựng phù hợp và không vi phạm pháp luật. Các biện pháp phải thống nhất, không trái ngược, không mâu thuẫn, không vi phạm các văn bản của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)