Vị trí địa lý, tình hình KT-XH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 45 - 47)

1.2.1 .Giáo viên mầm non

2.1. Khái quát về huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Vị trí địa lý, tình hình KT-XH

Là huyện miền núi - bán sơn địa, Thanh Sơn có địa hình, địa mạo khá phức tạp, tiếp giáp với nhiều huyện và tỉnh bạn; phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đơng Bắc giáp huyện Tam Nơng, phía Đơng giáp huyện Thanh Thủy, phía Đơng Nam giáp huyện Ba Vì của Hà Nội, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hịa Bình, phía Tây giáp huyện Tân Sơn.

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ - nơi cội nguồn Đất Tổ, có nhiều dân tộc cùng chung sống. Diện tích tự nhiên là 62.177,06 ha, dân số 122.327 người (năm 2016). Tồn huyện có 23 đơn vị hành chính trực thuộc huyện, gồm 22 xã và 01 thị trấn với 285 khu dân cư trong đó có: 08 xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của Chính Phủ; 06 xã thuộc CT 229 và 09 xã miền núi. Tồn huyện có 16 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 48%, dân tộc Kinh chiếm 51,7% còn lại là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Hoa, Thổ, Hmông, Khơme, Giáy, Cờ lao, Sán Chày, Sán Dìu, Sán Chi, Cao Lan.

Chạy qua địa bàn có tuyến giao thơng: quốc lộ 32 từ Hà Nội đi các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và các tỉnh lộ 316 Thanh Sơn đi Hịa Bình, 317 Thanh Sơn đi Thanh Thủy, 313 Thanh Sơn đi Yên Lập. Do vậy, Thanh Sơn được đánh giá là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa trung du, miền núi với đồng bằng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường, giao lưu kinh tế, văn hóa, đồng thời giữ vị trí chiến lược trong đảm bảo quốc phòng-an ninh của vùng cửa ngõ Tây Bắc.

Địa hình Thanh Sơn phần lớn là đồi núi thấp, thuộc đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn. Trên địa bàn huyện có trên 11 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích lịch sử cấp Quốc gia (Đình Thạch Khốn) và 08 di tích cấp tỉnh: Đình Cả, Đình Tế (xã Tất Thắng), Đình Lương Nha (xã Lương Nha), Đình Lưa (xã Tân Lập), Đình Vỏ Trong (xã Yên Lương), Đình Chung (xã Giáp Lai), Đình Khoang (xã Hương Cần), Đình Thủ Rồng (xã Yên Lãng); 02 di tích đang lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh: Đền Nhà Bà (Thị trấn Thanh Sơn) và Đình Bản Thơn (xã Yên Sơn). Hàng năm, tại các di tích này đều tổ chức lễ hội truyền thống, bước đầu thu hút được nhân dân trong huyện và các vùng lân cận.

Huyện tập trung phát triển kinh tế gắn kết tốt 2 khâu đột phá là đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo động lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Biểu đồ 2. 1. Tỉ trọng cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường tiếp tục được chú trọng. Lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều khởi sắc, nhất là hệ thống cầu, đường giao thông như: Cầu qua sông Bần xã Võ Miếu; đường giao thông liên huyện Thanh Thủy - Thanh Sơn; hệ thống đường giao thơng nơng thơn được bê tơng hóa…

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, huyện Thanh Sơn có những bước phát triển vững chắc trên các mặt kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)