Cơ cấu giáo viên mầm non theo giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 52 - 61)

Nam Nữ

Bảng 2. 3. Cơ cấu giáo viên mầm non theo độ tuổi

Độ tuổi Số lƣợng Tỉ lệ (%) Từ 20 - 30 tuổi 213 24,7 Từ 31 - 40 tuổi 531 61,5 Từ 41 - 50 tuổi 101 11,7 Trên 50 tuổi 18 2,1 Tổng 863 100,0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Thanh Sơn)

Qua bảng và biểu đồ trên, dễ dàng nhận thấy giáo viên trường mầm non có 100% là nữ giới vì đặc thù cấp học. Mặt khác, độ ngũ CBQL, GV các trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Sơn khá trẻ với độ tuổi 20-30 chiếm 24,7%; độ tuổi 31-40 là 61,5%. Vì vậy, các trường phát huy được sự trẻ trung, năng động, nhiệt huyết trong công việc. Các hoạt động trong nhà trường ln nhận được sự tham gia tích cực của mọi người với tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, cống hiến. Bên cạnh đó, lực lượng giáo viên có kinh nghiệm vẫn được đảm bảo duy trì với 11,7% giáo viên từ 41-50 tuổi và 2,1% giáo viên trên 50 tuổi. Chính điều này sẽ đảm bảo sự hài hòa trong mọi hoạt động giáo dục nhà trường.

Về chất lượng, hằng năm CBQL, GV được kiểm tra, đánh giá và 100% hoàn thành nhiệm vụ (55,6% hoàn thành xuất sắc; 41,6% hoàn thành tốt và 2,8% hoàn thành nhiệm vụ). Mọi người luôn cố gắng, phấn đấu hồn thành tốt nhất cơng việc, nhiệm vụ của bản thân. Cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn, đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay được quan tâm và được tiến hành bằng nhiều hình thức.

0 10 20 30 40 50 60 HT xuất sắc NV HT tốt NV HT nhiệm vụ Không HT nhiệm vụ

Biểu đồ 2. 4. Đánh giá viên chức giáo dục mầm non huyện Thanh Sơn năm học 2017-2018

Về đội ngũ giáo viên cốt cán, thì trong mỗi trường mầm non huyện Thanh Sơn có từ 2-3 giáo viên cốt cán. Những giáo viên này đều là những người có tài năng và phẩm chất sư phạm nổi trội trong tập thể nhà trường có sứ mệnh và vai trị phát triển giáo dục nhà trường hướng tới mục tiêu bền vững. Là những giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức cao, được lựa chọn từ tập thể giáo viên trong nhà trường và được sự tín nhiệm, tin tưởng cao.

2.3.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.3.2.1. Thực trạng mục tiêu hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Mọi hoạt động đều phải xác định mục tiêu một cách rõ ràng, phù hợp và đảm bảo đo lường được. Đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non

huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ cũng vậy, để nhận định đúng về việc xác định mục tiêu bồi dưỡng, tác giả tiến hành điều tra nghiên cứu và có được kết quả:

- Có 47/135 ý kiến được hỏi (chiếm 34,8%) nhận xét nhà trường đã xác định mục tiêu bồi dưỡng phù hợp.

- Có 52/135 ý kiến được hỏi (chiếm 38,5%) cho rằng mục tiêu bồi dưỡng tương đối phù hợp.

- Có 36/135 ý kiến được hỏi (chiếm 26,7%) mục tiêu bồi dưỡng chưa phù hợp, cần phải được đổi mới để phù hợp với nhu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Ví dụ: Nhà trường chưa phân loại đối tượng giáo viên tham gia để có chương trình bồi dưỡng phù hợp. Mục tiêu bồi dưỡng còn xác định chung chung...

Khi tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV với câu hỏi: “Đồng

chí đánh giá như thế nào về hiệu quả thực hiện các mục tiêu bồi dưỡng giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Thanh Sơn”, kết quả thu được:

Biểu đồ 2. 5. Đánh giá chung về hiệu quả thực hiện mục tiêu bồi dưỡng giáo viên mầm non

Qua biểu đồ trên, có thể thấy các trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã nỗ lực, phấn đấu thực hiện và hoàn thành khá hiệu quả các mục tiêu của bồi dưỡng giáo viên mầm non,

đảm bảo nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm và các phẩm chất nghề nghiệp cho giáo viên để phục vụ công việc. Với 32,1% đánh giá tốt và 35,8% đánh giá khá. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại 24,4% đánh giá trung bình và 7,7% đánh giá kém trong việc thực hiện mục tiêu. Lí do là: vẫn cịn tình trạng xác định các mục tiêu mơ hồ; thiếu sự rõ ràng, cụ thể; khó đo lường và khó thực hiện; cơng tác triển khai thực hiện mục tiêu còn lúng túng, thiếu kế hoạch và thiếu sự điều chỉnh kịp thời...

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2. 4. Đánh giá mức độ đáp ứng của các nội dung bồi dưỡng

CBQL Giáo viên

Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %

Đáp ứng tốt 9 60,0 65 54,2

Đáp ứng 5 33,3 46 38,3

Chưa đáp ứng 1 6,7 9 7,5

Thông qua bảng số liệu, cho thấy các nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non được các trường chú trọng và quan tâm, đã nhạy bén và xác định rõ ràng, hợp lý các nội dung. Các nội dung được đánh giá đáp ứng tốt với 60% CBQL và 54,2% GV hay mức độ đáp ứng với 33,3% CBQL và 38,3% GV. Lực lượng này cho rằng nhà trường đã chú trọng đưa vào nội dung bồi dưỡng chuyên môn những định hướng quan trọng của Đảng, Chính phủ và của ngành như: Chủ đề năm học, các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp, các cuộc vận động và phong trào thi đua trong năm học: Chỉ thị 06/CT-TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh”; Chỉ thị 40/CT-TW của BCH Trung ương Đảng ngày 16/5/2004

về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong thời kỳ đổi mới; Quyết định 16/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 16/4/2008 của

Bộ GD&ĐT quy định về đạo đức nhà giáo và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; Chuẩn nghề nghiệp

giáo viên mầm non theo thơng tư 26/2018/TT-BGDĐT...

Bên cạnh đó, các nội dung bồi dưỡng cũng được xác định, lựa chọn phù hợp với yêu cầu thực tế như: Bồi dưỡng phát triển chuyên môn liên tục cho giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp; Bồi dưỡng theo yêu cầu công việc; Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu của giáo viên...

Bên cạnh đó vẫn cịn 6,7% CBQL và 7,5% GV đánh giá các nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Chương trình, nội dung bồi dưỡng chậm được đổi mới. Nội dung bồi dưỡng chủ yếu do Bộ GD&ĐT đưa ra, ít có nội dung do trường đề xuất. Nội dung bồi dưỡng mang tính lý thuyết nhiều, thiếu sự tăng cường phát triển các kỹ năng, năng lực nghề nghiệp. Nội dung bồi dưỡng chưa thực sự chú trọng giải quyết các khó khăn trong nghề nghiệp cho giáo viên...

Và để đánh giá cụ thể việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non:

Bảng 2. 5. Đánh giá các nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp Nội dung Đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Kém SL % SL % SL % SL % Bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo 82 61,1 33 24,5 15 11,2 5 3,2 2,50 2 Bồi dưỡng phát triển

chuyên môn nghiệp vụ 87 64,3 29 21,2 16 12,1 3 1,4 2,53 1 Bồi dưỡng xây dựng

môi trường giáo dục 65 47,8 42 31,2 15 11,2 12 9,8 2,41 3 Phát triển mối quan hệ 40 29,5 48 35,9 29 21,7 18 13,2 2,24 4

giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Bồi dưỡng sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng CNTT, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

37 27,3 51 37,7 33 24,5 14 10,5 2,21 5

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nội dung bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã được chú trọng triển khai thực hiện trong thời gian gần đây. Với 100% các nội dung được đánh giá thực hiện.

Với các nội dung được đánh giá mức tốt: với 61,1% là bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo (các giáo viên đã được trang bị, bồi dưỡng đạo đức nhà giáo và phong cách làm việc tương đối đầy đủ); 64,3% là bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, nội dung này được thực hiện chủ yếu nhất (giáo viên được phát triển toàn diện năng lực chun mơn bản thân, có kỹ năng xây dựng kế hoạch, ni dưỡng, chăm sóc trẻ, quản lý lớp, quan sát và đánh giá trẻ em); hay 47,8% với bồi dưỡng xây dựng chương trình giáo dục (Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường). Các nội dung trên được các trường tập trung bồi dưỡng một cách tập trung, hệ thống cho giáo viên kịp thời cập nhật kiến thức, phát triển năng lực, bồi dưỡng phẩm chất và phát triển các kỹ năng cơ bản phục vụ hoạt động. Tuy nhiên, các nội dung này có trung bình khoảng gần 4% đánh giá kém do nội dung ít đổi mới, sáng tạo và cập nhật đổi mới còn hạn chế, vẫn chưa thực sự phù hợp với năng lực, nhu cầu của đối tượng người tham gia bồi dưỡng...

Với 2 nội dung còn lại xếp thứ 4 và thứ 5 là: phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội và bồi dưỡng sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng

dân tộc), ứng dụng CNTT, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em chưa được các trường thực sự quan tâm trong quá trình bồi dưỡng giáo viên. Chỉ có gần 30% đánh giá tốt với điểm trung bình lần lượt là 2,24 và 2,21. Nhưng có khoảng 35% đánh giá trung bình và kém. Do 2 nội dung này, phần lớn được tập trung bồi dưỡng lồng ghép với các nội dung trên, thiếu sự riêng biệt, đào sâu. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội chủ yếu dựa và những kinh nghiệm thực tế, sự khéo léo, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của người giáo viên. Hay bồi dưỡng kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng dân tộc rất hạn chế (đặc thù địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống, nếu hiểu biết tiếng dân tộc để giảng dạy và công tác thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều). Các kỹ năng ứng dụng CNTT để giáo dục và chăm sóc trẻ cũng mới chỉ dừng lại ở việc bồi dưỡng những kỹ năng sử dụng máy tính, một số phần mềm dạy học cơ bản...

2.3.2.3. Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Đối với việc thực hiện các phương pháp bồi dưỡng, qua q trình trị chuyện, phỏng vấn và trao đổi với đội ngũ CBQL, GV cốt cán và giáo viên mầm non các trường trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ: Nhóm các phương pháp dạy học hai chiều/ tương tác hay nhóm các phương pháp dạy học thực nghiệm được sử dụng nhiều hơn cả và hiệu quả mang lại cũng tốt. Mọi người đều nhận thấy, khi sử dụng các phương pháp này hoạt động bồi dưỡng cũng trở nên phong phú, sôi động và sự tương tác qua lại giữa thầy và trò trở nên hiệu quả hơn. Người học (giáo viên) được tích cực, chủ động hơn trong hoạt động của mình, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng toàn diện cho giáo viên. Cịn đối với nhóm phương pháp dạy học một chiều, các trường hạn chế sử dụng hơn, do nó khơng cịn thực sự phù hợp với bối cảnh giáo dục, bồi dưỡng hiện nay. Mọi người cho rằng, sử dụng phương pháp dạy học một chiều chỉ phù hợp với những chương trình bồi dưỡng có mục tiêu là chuyển

giao kiến thức (thông tin) đối với những giáo viên có kiến thức nền hạn chế về chủ đề nhất định; số lượng học viên đơng mà thơi, chỉ có tính chất truyền thụ và lắng nghe, ghi chép, thiếu đi các hoạt động tích cực của người học... Như vậy có thể thấy, các phương pháp bồi dưỡng được sử dụng tương đối hợp lý và phù hợp với điều kiện hiện tại.

Cụ thể, về đánh giá các phương pháp bồi dưỡng thường được sử dụng nhiều, kết quả thu được như sau:

Bảng 2. 6. Đánh giá các phương pháp bồi dưỡng thường được sử dụng trong bồi dưỡng giáo viên mầm non

Phƣơng pháp Đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Kém SL % SL % SL % SL % Phương pháp thuyết trình 78 57,5 33 24,2 15 11,4 9 6,9 2,49 4 Phương pháp quan sát thực nghiệm/ đi thực tế 33 24,6 42 31,3 37 27,7 23 16,4 2,20 6 Phương pháp vấn đáp/ nói chuyện với chuyên gia

43 31,7 35 25,9 39 29,1 18 13,3 2,26 5

Phương pháp thảo luận nhóm/ thảo luận chuyên đề; 83 61,4 39 29,1 9 6,4 4 3,1 2,51 2 Phương pháp mô phỏng/ bài tập tình huống 74 55,2 35 25,8 14 10,7 12 8,3 2,50 3 Phương pháp nêu vấn đề/ tranh luận 87 64,7 37 27,3 4 3,1 7 4,9 2,54 1

Chúng ta dễ dàng nhận thấy, các phương pháp này được sử dụng trong hoạt động bồi dưỡng, nhưng hiệu quả và được đánh giá cao vẫn thường tập trung ở những phương pháp phổ biến: phương pháp thuyết trình (ĐTB=2,49); phương pháp thảo luận nhóm/ thảo luận chuyên đề (ĐTB=2,51); phương pháp nêu vấn đề/ tranh luận (ĐTB=2,54). Các phương pháp này dễ sử dụng, ít cần sự chuẩn bị và áp dụng được cho hầu hết tất cả các nội dung bồi dưỡng khác nhau. Mọi người tham gia đều hào hứng, tích cực và cùng nhau giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại trong việc sử dụng các phương pháp này là nhiều khi giáo viên tham gia bồi dưỡng còn lạm dụng các phương pháp này, chưa có những hoạt động khuyến khích sự tích cực trong học tập của giáo viên, hình thức tổ chức theo lối mịn và thiếu sự thu hút, hấp dẫn...

Bên cạnh đó, các phương pháp quan sát thực nghiệm/ đi thực tế; vấn đáp/ nói chuyện với chun gia hay mơ phỏng/bài tập tình huống còn hạn chế trong việc áp dụng vào bồi dưỡng cho giáo viên với lần lượt đánh giá tốt là 24,6%; 31,7% và 55,2% và có điểm TB lần lượt là 2,20; 2,26; 2,50. Việc tổ chức cho học viên tham quan thực tế là rất ít, mời các chuyên gia, nhà giáo dục về nói chuyện hay q trình mơ phỏng trong bồi dưỡng chưa được quan tâm, giáo viên ít được tham gia bồi dưỡng với các phương pháp mới, ít có cơ hội ra ngồi trời để tham quan, thực tế. Chính vì thế, mà các giáo viên mới chỉ tập trung vào các nội dung lý thuyết và ít có sự đầu tư về thực hành nghề...

Đối với các hình thức bồi dưỡng, phỏng vấn đội ngũ CBQL và GV cốt cán trong các trường mầm non trên địa bàn huyện thì được biết các trường mầm non tập trung thực hiện bồi dưỡng giáo viên theo hình thức:

- BD thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn/ giáo viên cốt cán.

- Tự BD: BD thông qua việc tự học của cán bộ GV, tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức BD chính và kết hợp với các hình thức học tập khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.

- BD thường xuyên: Là BD theo chu kỳ cho GVMN để họ được bổ

sung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủ trương, đường lối giáo dục, về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục trẻ. Việc BD này rất thiết thực, địi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự BD, thường xuyên trau dồi kiến thức, nếu khơng sẽ khó có thể dạy tốt chương trình. Do Sở GD &ĐT và Phịng GD&ĐT tổ chức, hay các lớp tập huấn do các đoàn thể tổ chức…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng giáo viên mầm non huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)