1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tại Canada, Sojat và cs (2001) báo cáo nghiên cứu dịch tễ của 246 trường hợp gãy XHD điều trị tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Toronto từ năm 1995 – 2000. Số liệu thu thập về tuổi, giới, tình trạng hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy, cơ chế chấn thương, phương pháp điều trị và tai biến sau phẫu thuật [52].
Tại Mỹ, Ellis và Graham (2002) sử dụng hệ thống nẹp – vít khóa có đường kính 2.0mm điều trị 80 đường gãy XHD cho 59 BN. Theo dõi sau phẫu thuật 8 tháng các đường gãy đều lành xương lành tốt, có 2 trường hợp sai khớp cắn nhẹ, 6 trường hợp nhiễm khuẩn trong đó có 1 trường hợp phải nhập viện điều trị [37]. Tại Nhật Bản, Kimura và cs (2006) đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng để xác định phương pháp vững chắc nhất trong điều trị gãy XHD vùng cằm bằng cách so sánh đặc tính cơ học của 3 mơ hình sử dụng nẹp nhỏ khác nhau: nhóm 1 nẹp, nhóm 2 nẹp song song và nhóm 2 nẹp vng góc. Các tác giả nhận thấy nhóm sử dụng 2 nẹp tốt hơn nhóm 1 nẹp, nhóm 2 nẹp vng góc tốt hơn nhóm 2 nẹp song song và khoảng hở giữa 2 đầu đoạn gãy giữa các nhóm 2 nẹp khơng khác nhau [42].
Tại Malaysia, Kamali và Pohchi (2009) hồi cứu 134 trường hợp gãy XHD trong 5 năm từ 01/2002 – 12/2006. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định nguyên nhân, phân loại vị trí gãy và các tổn thương phối hợp với gãy XHD [40].
Tại Iran, Rahpeyma và cs (2014) đã nghiên cứu trên 25 BN với 28 đường gãy XHD được phẫu thuật kết hợp xương bằng 2 nẹp nhỏ vng góc. Các đường
gãy chủ yếu ở vùng cằm (52%), góc hàm (32%) và cành ngang (16%). Kết quả có 1 BN sai khớp cắn, khơng có BN nào bị nhiễm khuẩn và tổn thương thần kinh [49].
1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Năm 2005, Nguyễn Văn Tuấn sử dụng hệ thống nẹp ốc nhỏ điều trị cho 30 BN gãy XHD. Kết quả cho thấy tất cả BN lành thương xương tốt, khơng có trường hợp nào sai khớp cắn sau phẫu thuật, tỷ lệ biến chứng nhiễm khuẩn và tổn thương thần kinh rất thấp (6,6%) [24].
Năm 2010, Lâm Quốc Việt nghiên cứu “Hiệu quả của nẹp nén và nẹp nhỏ trong điều trị gãy xương hàm dưới vùng cằm” tại BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP. HCM, cỡ mẫu gồm 45 BN được chia làm 2 nhóm (23 BN sử dụng nẹp nén và 22 BN sử sụng nẹp nhỏ). Kết quả cho thấy, tỷ lệ kết hợp xương chính xác khi sử dụng nẹp nhỏ là 78,26% và nẹp nén là 90,91% [26].
Năm 2012, Trương Mạnh Dũng trình bày nghiên cứu về đặc điểm X quang của gãy XHD vùng cằm do chấn thương tại BV Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Kết quả cho thấy, gãy XHD vùng cằm một bên hay gặp nhất (70%), chủ yếu là một đường với tính chất khơng hở da (75%), có 60% gãy phối hợp với vị trí khác của XHD [2].
Năm 2012, Trương Nhựt Khuê báo cáo “Nghiên cứu đặc điểm gãy xương hàm dưới và đánh giá kết quả điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2010”. Nghiên cứu cho thấy, gãy XHD chiếm tỷ lệ 55,52%, nguyên nhân do tai nạn giao thông (TNGT) chiếm 89,12%, kết quả điều trị xếp loại tốt sau 6 tháng chiếm 91,66%, khơng có sự khác biệt về tạo xương giữa nẹp nhỏ và chỉ thép [9].
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU