5. Kết cấu khóa luận
2.4. Đánh giá thực trạng nhập khẩu ở Việt Nam
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua
trong nước tăng cao đối với hàng hố nhập khẩu, góp phần làm cho kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng.
Thứ hai, giá cả hàng hóa thế giới tăng nên giá nhập khẩu nguyên vật liệu
đầu vào cho sản xuất tăng cao. Việc tăng giá nguyên liệu đã tác động tới logistics toàn cầu kéo theo việc tăng giá mạnh cước vận chuyển nhiều loại hàng hóa. Bên cạnh đó, do sản xuất đang hồi phục ở nhiều quốc gia nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu gần đây đã tăng kỷ lục. Trong khi đó, tình trạng hạn hán ở một số quốc gia cũng đang có những ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất các mặt hàng, dẫn đến giá tăng.
Thứ ba, biến động của tỷ giá hối đối. Hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam
chủ yếu từ thị trường Trung Quốc và Mỹ. Đây là hai quốc gia có GDP cao trên thế giới khiến cho đồng Đô la Mỹ và Nhân Dân tệ tăng giá trên thị trường ngoại hối, làm cho tỷ giá VND/ USD và VND/NDT tăng, điều này khiến cho đồng nội tệ VND giảm giá trên thị trường ngoại hối, hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn làm cho chi phí nhập khẩu ngày càng tăng.
Thứ tư, Việt Nam vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình cùng với
đó là thu nhập người dân tăng cao, chất lượng cuộc sống cải thiện và nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng và ưa chuộng hàng ngoại ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sau khi gia nhập WTO và hàng loạt các hiệp định song phương và đa phương, thị trường Việt Nam đã và đang xuất hiện hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới. Người tiêu dùng Việt Nam có thể mua và tiêu dùng hàng hóa từ mọi quốc
gia. Với thương hiệu và mẫu mã, chất lượng, giá cả sẽ có mức chênh lệch so với các sản phẩm trong nước sản xuất. Nhiều người tiêu dùng trong nước vẫn có tâm lý chuộng hàng ngoại nhập, từ các mặt hàng những hàng hóa xa xỉ cho đến sản phẩm đến những sản phẩm thiết yếu như điện tử, phương tiện giao thông, mỹ phẩm, thực phẩm, đến những món đồ gia dụng hàng ngày. Có thể hàng tiêu dùng Việt chưa thu hút được đơng đảo người Việt, ngun nhân chính vẫn là chất lượng sản phẩm hàng Việt nói chung cịn kém so với hàng ngoại. Bên cạnh đó, việc phát triển thương hiệu hàng Việt cũng còn nhiều bất cập, khiến một số sản phẩm dù đảm bảo chất lượng vẫn không thể cạnh tranh với hàng nước ngoài ngay tại Việt Nam. Ngồi ra, nhập khẩu hàng hóa giải quyết những nhu cầu đặc biệt (hàng hóa hiếm hoặc quá hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được).
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẬP KHẨU HIỆU QUẢ CHO VIỆT NAM NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐÓNG GÓP CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3.1. Định hướng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới
(1) Tiếp tục chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, kiểm sốt việc nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước sản xuất được, hàng xa xỉ, hàng hóa khơng thiết yếu, kiểm sốt chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ các nước có nền cơng nghiệp phát triển, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiếp thu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo tiền đề nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu và thực hiện chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu.
(2) Doanh nghiệp cần từng bước thay đổi công nghệ, thay thế dây chuyền sản xuất cũ, năng suất thấp sang dây chuyền sản xuất hiện đại, năng suất cao; ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản trị để tối ưu hóa bộ máy vận hành tồn hệ thống. Bài tốn thay đổi về “chất” (công nghệ mới, quản trị hiện đại) sẽ giúp doanh nghiệp “khỏe hơn”, vững chãi vượt qua mọi khó khăn, trong đó có vấn đề chi phí đầu vào tăng cao như hiện nay.
(3) Đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường cung ứng hoặc đứt gãy nguồn cung, gây gián đoạn sản xuất; hướng đến cán cân thương mại song phương lành mạnh, hợp lý, bản đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
(4) Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu theo hướng giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ thấp, công nghệ trung gian, tăng tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn.
(5) Xây dựng, củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với các quốc gia thông qua thực thi hiệu quả cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do; đàm phán Hiệp định thương mại tự do với các đối tác đã được Chính phủ cho chủ trương; nghiên cứu khả thi việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận ưu đãi thương mại với một số đối tác mới có tiềm năng.