Thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sangEU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường liên minh châu âu (eu) (Trang 77 - 79)

3.1. Cơ hội thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường

3.1.2. Thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sangEU

Các thị trường phát triển như EU đang lạm dụng các rào cản phi thuế quan với nhiều hình thức tinh vi hơn, dưới danh nghĩa bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường nhằm bảo hộ sản xuất trong nước gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất sang thị trường các quốc gia EU.

Hàng thủy sản nhập khẩu vào EU phải đối mặt với rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe hơn. Phần lớn các nhà nhập khẩu EU yêu cầu nhà xuất khẩu phải có chứng nhận GlobalGAP, áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu vào thị trường EU. Đây là điều kiện mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam khó đáp ứng được. Bên cạnh đó,

66

Thứ nhất, cạnh tranh gay gắt tại thị trường thủy sản EU. EU là thị trường lớn, với tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người lên đến 24,35kg/người. Với sức tiêu thụ và quy mơ thị trường như vậy có rất nhiều nước thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào EU. Vì thế hàng thủy sản của Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà cung cấp khác trên thế giới với nhiều đối thủ mạnh như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, ... Trong khi đó ngành Thủy sản Việt Nam hiện nay vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, chưa có quy hoạch, các sản phẩm thủy sản còn đơn điệu, chưa đem lại giá trị gia tăng cao.

Mức độ cơng nghệ hóa thấp gây ra việc kiểm sốt mơi trường chưa đảm bảo, bên cạnh đó các yêu cầu từ thị trường, nhà nhập khẩu (chất lượng, môi trường, lao động, sản xuất bền vững, trách nhiệm xã hội, …) ngày càng khắt khe hơn.

Thứ hai, những thách thức từ việc tuân thủ, thực thi các quy định của Hiệp định EVFTA, cụ thể:

Tuân thủ quy tắc xuất xứ:

Theo World Bank, yêu cầu về quy tắc xuất xứ là một trong những thách thức chính mà Việt Nam phải vượt qua. Ngay cả khi sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, các nhà nhập khẩu EU chưa chắc đã cơng nhận nguồn gốc đó, vì sản phẩm của Việt Nam nói chung cịn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Thời gian gần đây, nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp khoảng 40 - 45% công suất chế biến, hàng năm phải nhập khẩu tới cả tỷ USD thủy sản nguyên liệu. Phụ thuộc nguyên liệu đầu vào quá lớn, cơ hội được ưu đãi thuế càng ít, cho dù có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng để vào do quy định EVFTA đối với xuất xứ cộng gộp là giá thành nguyên liệu ngoại khối không vượt quá 10%. Ngoài ra, các tiêu chuẩn khắt khe về truy suất nguồn gốc EU đặt ra nhiều quy định về điều kiện tổ chức sản xuất, môi trường, … không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được.

Tuân thủ về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm:

Trước đây, việc thủy sản Việt Nam xuất khẩu rồi bị trả lại đã diễn ra nhiều lần không những gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến uy tín chung của thủy sản Việt. Chỉ riêng trong năm 2018, đã có khoảng 80 lơ hàng thủy sản của Việt Nam vào EU và các thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo chất lượng và bị trả về. Số lượng hàng bị trả về gấp 2 lần trong năm 2017.

Tuân thủ quy định IUU:

Việt Nam trước đây do hạn chế về tiềm năng, năng lực khai thác ngư trường, tổ chức quản lý, khai báo sản phẩm không đúng yêu cầu nên có những sai phạm trong đánh bắt. Ngày 23/10/2017, EU đã chính thức rút thẻ vàng với Việt Nam. Bị

67

rút thẻ vàng có nghĩa tất cả những hải sản của Việt Nam xuất sang EU sẽ bị kiểm soát 100%, trong khi trước đó kiểm sốt có xác suất. Cịn nếu nghiêm trọng hơn chuyển từ thẻ vàng sang thẻ đỏ nghĩa là 27 nước thành viên trong EU sẽ không nhập hải sản của Việt Nam nữa. Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 2 năm EC đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang châu Âu (EU) giảm mạnh.

Thách thức là sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam tự điều chỉnh, thay đổi phương thức sản xuất, sáng tạo, tìm tịi và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trên thực tế, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực thay đổi, có sự chuẩn bị sẵn sàng, đầu tư thêm các trang thiết bị mới để chế biến, sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường EU.

Doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia, tiếp cận vào thị trường EU buộc phải tiếp tục thay đổi, chủ động tìm hiểu các quy định, nắm chắc, đầy đủ, chính xác những cam kết trong EVFTA về mặt hàng thủy sản mà EU đặt ra nhằm đáp ứng các điều kiện C/O để tận dụng ưu đãi và đang không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, nhãn mác bao bì cũng như chú trọng thực hiện truy xuất nguồn gốc thông tin để phát triển sản phẩm tại thị trường EU ngay sau khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi.

Thay vì nỗ lực sản xuất gia tăng sản lượng, cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp ngoại thì doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường như đầu tư cơng nghệ, kiểm sốt và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cấp nền tảng năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp mình về mơ hình kinh doanh, về chiến lược, quản trị, nhân lực, chất lượng hàng hóa và dịch vụ theo tiêu chuẩn EU…

3.2. Mục tiêu, định hướng thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường liên minh châu âu (eu) (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)