Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường liên minh châu âu (eu) (Trang 87 - 89)

3.4. Một số kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU

3.4.1. Đối với nhà nước

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại:

Bộ Công thương cần chú trọng việc phối hợp với các bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng cường quảng bá về sản phẩm thủy sản của Việt Nam ra thị trường nước ngồi thơng qua các chiến dịch truyền thông, biên soạn các cuốn cẩm nang cung cấp thông tin phục vụ xuất khẩu, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm.

Tăng cường hơn nữa việc đầu tư kinh phí tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU để làm bước đệm cho các doanh nghiệp thủy sản thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU.

Các cơ quan Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hơn trong việc xúc tiến thương mại ở cả thị trường trong và ngoài nước. Hiệp hội cũng nên tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể tham dự các hội chợ thương mại lớn tại Hoa Kỳ, Nhật Bản vả đặc biệt là các nước EU, thúc đây hợp tác quốc tế, liên kết với các tổ chức, hiệp hội thủy sản của các nước thành viên EU, hỗ trợ hội viên tìm kiểm các cơ hội đầu tư, bạn hàng mới, giới thiệu hội viên tiềm năng đến với thị trường EU, nâng cao uy tín và vị thể của ngành thủy sản Việt Nam trong cộng đồng quốc tế nói chung vả ở EU nói riêng.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhận biết các yêu cầu, quy định của thị trường EU

Nhà nước cần nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp triển khai đồng thời hỗ trợ tư vấn pháp luật, phổ biến các quy định, ưu đãi trong hiệp định EVFTA và tạo điều kiện vật chất để các doanh nghiệp có thể vượt qua các rào cản và quy định của quốc gia nhập khẩu một cách tốt nhất.

Tăng cường phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành hữu quan, doanh nghiệp và nông dân nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường thủy sản EU. Nâng cao, cải thiện năng lực phân tích chính sách, nghiên cứu xây dựng các quy chế ứng phó rào cản của EU như: các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép, các tiêu chuẩn chất lượng, dán nhãn thủy sản… theo các quy định SPS và TBT của EU.

Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn HACCP và VietGAP/Global GAP, truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong chế biến

76

nhằm tăng cường quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ khâu nuôi trồng đến thu hoạch, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu

Hồn thiện chính sách hỗ trợ thương nhân:

Nhà nước nên dành ra khoản ngân sách hợp lý, đồng thời đứng ra huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức để đầu tư đồng bộ vào các vùng sản xuất nguyên liệu với diện tích lớn và công nghệ hiện đại, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của ngành Thủy sản và phát triển thêm các mặt hàng thủy sản có tiềm năng. Đồng thời, Nhà nước cũng cần hỗ trợ vốn và công nghệ cho các địa phương để thực hiện quy hoạch sản xuất thủy sản theo hướng phát triển bền vững. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp được phép nhập khẩu nguyên liệu bù đắp vào phần thiếu hụt trong nước để đẩy mạnh hoạt động sản xuất các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo ra sự thơng thống hơn, cũng cần chú ý tới việc quản lý nguồn gốc, chất lượng, vệ sinh dịch tễ, … để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm, quy tắc xuất xứ và truy xuất nguồn gốc của thị trường EU.

Phòng ngừa và xử lý nghiêm trọng doanh nghiệm xuất khẩu gian lận, sử dụng dư lượng kháng sinh nhiều hơn mức cho phép:

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến chế biến và xuất khẩu.

Thực hiện giải pháp này thông qua quy hoạch vùng sản xuất sản phẩm thủy sản chủ lực chuyên cung cấp nguồn hảng cho thị trường EU; xây dựng một số trung tâm kiểm định tiêu chuẩn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU; nghiên cứu kỹ quy định của thị trường để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện; nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm nhằm đáp ứng quy định của thị trường nhập khẩu.

Chủ động lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra về kinh doanh, sử dụng thuốc thú y và dự trù kinh phi, tổ chức kiểm tra, thanh tra tại cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm; xử phạt hình sự đối với những trường hợp vi phạm.

Trong quá trình kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện vi phạm về sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc thú y trong danh mục cấm sử dụng, kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, sử dụng nguyên liệu kháng sinh và các vi phạm khác cần xử lý kiên quyết, triệt để theo quy định gồm:

+ Đỉnh chỉ kinh doanh.

+ Thu hồi giây phép, chứng chỉ hành nghề.

77

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân liên quan các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, quy định về xử lý vi phạm hành chính hình sự nhằm nâng cao ý thức chấp hành tốt công tác đấu tranh chống sản phẩm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Áp dụng những cơng nghệ tiên tiến nhằm kiểm sốt dư lượng kháng sinh trong thủy sản.

Khuyến khích các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi mơ hình ni trồng, chế biến thủy sản theo quy trình VietGAP:

VietGAP dựa trên 4 tiêu chí chính: Chất lượng sản phẩm, an toàn dịch bệnh – vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phúc lợi xã hội. Thông qua mô hình VietGAP các hộ ni trồng thủy sản có thể kiểm soát được chất lượng con giống đầu vào, truy xuất được nguồn gốc con giống rõ ràng. Điều này sẽ giúp kiểm soát được dịch bệnh, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều của thủy sản nuôi trồng. Trong q trình ni, các hộ dân sẽ phải ghi chép đầy đủ các nguyên liệu đầu vào như: lượng thức ăn, chất lượng thức ăn, thuốc thú y và kiểm sốt được chi phí đầu vào. Từ đó sẽ giảm thiểu được rủi ro trong q trình ni trồng, tăng năng suất và lợi nhuận, bảo vệ môi trường nuôi tốt hơn, tránh được ảnh hưởng của dịch bệnh. Quá trình sản xuất và chế biến được kiểm sốt theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ tạo ra sản phẩm xuất khẩu chất lượng và có giá trị cao. Thực hiện liên kết theo chuỗi từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, sản xuất đều tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ góp phần đảm bảo thỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được các yếu tố về truy xuất nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm từ phía EU.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường liên minh châu âu (eu) (Trang 87 - 89)