Quy định của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39)

Tại Trung Quốc, các hình thức trách nhiệm pháp lý được quy định theo ngành luật (luật hình sự, luật dân sự, luật hành chính). BLHS năm 1997 cùa Trung Quốc quy định các tội phạm theo nhóm, trong đó có nhóm tội phạm xâm phạm đến sức khỏe cơng cộng bao gồm 8 tội liên quan đến phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm (Mục 5 Chương 6) [10, tr. 41-42], theo đó, những người vi phạm thậm chí có thể phải đối mặt với án tủ' hình. Nghiên cứu

Mục 5 Chương 6 BLHS qc gia này thì tội vê làm lây lan dịch bệnh truyên nhiễm nguy hiểm được quy định tại các Điều luật 330, 331, 332, cụ thể:

Khoản 6 Điều 330 quy định: “Người nào vi phạm quy định của Luật

Phòng chổng bệnh truyền nhiễm, có một trong các tình tiết sau, gãy ra bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc truyền những bệnh nguy hiêm thì bị phạt tù

đến 7 năm hoặc cải tạo lao động; nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 đến 7 năm:

(ì) Nước ăn do các đơn vị cấp nước không đạt tiêu chuăn vệ sinh do Nhà nước quy định;

(ii) Xử lỷ những tác nhản gãy bệnh truyền nhiễm như nước thải, chất thải, không đủng theo yêu cầu vệ sinh của cơ quan phòng dịch y tế;

(iii) Cho phép những bệnh nhãn mắc bệnh truyền nhiễm, những người đang mang mầm mổng bệnh, những người bị nghi là mặc bệnh truyền nhiễm

** X

làm những công việc dê truyên nhiêm bệnh cho người khác mà cơ quan hành chỉnh y tế Quốc vụ viện cấm;

(iv) Không thực hiện những biện pháp khơng chế dự phịng mà cơ quan y

tê đưa ra theo Luật phịng chơng bệnh trun nhiêm”.

Đơn vị nào phạm những tội nói trên thì sẽ bị phạt tiên, còn những người phụ trách trực tiếp và nhũng nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị xử phạt theo quy định trên. Những bệnh truyền nhiễm nhóm A là những bệnh được xác định trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và những quy định có liên quan của Quốc vụ viện [35].

Khoản 6 Điều 331 quy định: “Những nhân viên làm công tác thực

nghiệm bảo quản lưu giữ, vận chuyên những vi khuân, độc tố gãy bệnh truyền

nhiễm vi phạm quy định có liên quan của cơ quan hành chỉnh y tế Quốc vụ viện, làm phát tản những vi khuẩn, độc tổ gãy hậy quả nghiêm trọng thì bị

phạt tù đên 3 năm hoặc cải tạo lao động; nêu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 7 năm”.

Khoản 6 Điều 332 quy định: “Người nào vi phạm những quy định về

kiểm dịch biên giới dẫn đến lây lan dịch bệnh truyền nhiễm hoặc truyền

những bệnh nguy hiểm sẽ bị phạt tù đến 3 năm hoặc cải tạo lao động và bị phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền”.

Đơn vị nào phạm những tội nói trên thì sẽ bị phạt tiền, còn những người phụ trách trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị xử phạt theo quy định trên.

Như vậy, có thể thấy BLHS Trung Quốc cũng quy định chỉ xử lý hình sự hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc các loại bệnh •/•••/ • • • • truyền nhiễm nguy hiểm cho người; còn những hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền khơng nhanh chóng thì khơng bị quy định là tội phạm. Sự khác biệt trong quy định của BLHS Trung Quốc về việc xử lý hình sự hành vi lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người so với BLHS Việt Nam có thể thấy bao gồm: (i) BLHS Trung Quốc quy định tội gây nguy hại cho vệ sinh công cộng trong Chương VI về các tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội thuộc Phần các tội phạm mà không thuộc nhóm tội phạm về mơi trường; (ii) BLHS Trung Quốc quy định ngồi cá nhân thì đơn vị (pháp nhân) có thể trở thành chú thể của các tội phạm được quy định tại Điều 330 và 332, trong khi BLHS Việt Nam chỉ quy định cá nhân là chủ thể của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240; (iii) BLHS Trung Quốc quy định khá chi tiết và nhiều hành vi phạm tội khác nhau liên quan đến việc làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm, theo đó gồm một số hành vi như vi phạm quy định về cấp nước, xử lý chất thái không đúng tiêu chuẩn vệ sinh; vi phạm quy định về thực nghiệm, bảo quản, lưu giữ, các mầm bệnh truyền nhiễm; cho phép những bệnh nhân mắc

bệnh truyền nhiễm, những người đang mang mầm bệnh, những người bị nghi là mắc bệnh truyền nhiễm làm cho những công việc dễ truyền bệnh cho người khác... trong khi BLHS Việt Nam chưa quy định các hành vi phạm tội này.

1.5.2. Quy định của Nhật Bản

Pháp luật Nhật Bản hiện hành là sự kết hợp đặc biệt của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil law) với hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common Law) bởi quốc gia này đã rất khéo léo trong việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài đế xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nước mình, về các hành vi phạm tội có liên quan đến làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm, BLHS Nhật Bản [33] đã ghi nhận một số tội xâm phạm đến nguồn nước gây ô nhiễm, độc hại và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người, cụ thể bao gồm: Điều 143 về tội gây ô nhiễm hệ thống cấp nước, Điều 144 về tội bõ chất độc vào nước sạch, Điều 145 về tội gây ô nhiễm nước sạch dẫn đến chết người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cụ thể:

“Điều 143. Tội gây ô nhiễm hệ thống cấp nước

Người nào gây ô nhiễm nước sạch dùng làm nước uống đã được cấp cho

công chúng qua đường ống nước hoặc gây ô nhiễm nguồn nước sạch và

bằng cách đó làm cho nước khơng báo đảm tiêu chuẩn sử dụng, thì bị phạt tù khổ sai từ 6 tháng đến 7 năm.

Điều 144. Bỏ chat độc vào nước sạch

Người nào bỏ chất độc vào nước sạch dùng làm nước Uống hoặc gây ó

nhiễm nước sạch bằng các chất cỏ hại cho sức khỏe con người, thì bị

phạt tù đến 3 năm.

Điều 145. Tội gây ó nhiễm nước sạch đẫn đến chết người hoặc gây tôn

hại cho sức khỏe của người khác

Người nào thực hiện một trong các tội được quy định tại các điêu 142, 143 và 144 mà gây chết người hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác, đều bị xử phạt nặng hơn so với các tội gảy thương tích hoặc gây

tơn hại cho sức khỏe của người khác.”

Có thế thấy, BLHS Nhật Bản tập trung chú trọng vào nguồn nuớc và quy định rất cụ thể các tội xâm phạm tới nguồn nước, từ đó phát sinh các hành vi

làm lây truyền dịch bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người, mà khơng có quy định riêng biệt về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm như BLHS Việt Nam.

Tuy nhiên, nhận thức được mức độ nguy hiêm của các bệnh truyên nhiễm đối với đời sống người dân, năm 1998, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật riêng về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm và chăm sóc y tế [32] cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm với 14 Chương tương đối đầy đủ và hệ thống, 81 điều luật cùng 01 điều khoản bổ sung, trong đó chương XIV trực tiếp liên quan đến việc xử lý hình sự các tội phạm về phịng, chống các bệnh truyền nhiễm, cụ thể:

- Điều 67 đến Điều 72 Luật này quy định mức phạt tù và phạt tiền đối với các hành vi vi phạm của đối tượng bị nghi ngờ hoặc bị nhiễm bệnh truyền nhiễm, theo đó bao gồm: hành vi làm lây lan bệnh truyền nhiễm, hành vi không thực hiện việc cách ly, giám sát y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm I, nhóm II gây nguy hiểm cho cộng đơng. Mức phạt tù cao nhât trong các quy định này là tù chung thân và mức phạt tiền tối đa là 10 triệu Yên.

- Điều 73 quy định chế tài đổi với hành vi tiết lộ thông tin y tế của bệnh nhân bị nhiễm bệnh để lợi dụng chuộc lợi hoặc vì mục đích khơng tốt của đối tượng là người điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm bệnh truyền nhiễm, theo đó phạt tù tối đa là 01 năm và mức phạt tiền tối đa là 01 triệu Yên.

- Điêu 74 đên 77 quy định chê tài đôi với hành vi che giâu, không khai báo thông tin hoặc khai báo sai thông tin cho cán bộ nhà nước có thẩm quyền của đối tượng biết về trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm, theo đó phạt tù tối đa là 01 năm và mức phạt tiền tối đa là 03 triệu Yên.

- Điều 79 quy định thêm cho đối tượng là tổ chức có người đại diện, nhân viên hoặc người lao động của tố chức đó thực hiện các hành vi phạm tội mà có liên quan đến tổ chức thì cả người thực hiện hành vi và cả tổ chức đó đều phải chịu hình phạt tiền. Từ đó thấy được quy phạm này đã tiên liệu được phạm vi chủ thể phạm tội rất rộng, hạn chế tối đa việc bỏ lọt tội phạm.

1.5.3. Quy định của Liên bang Nga

BLHS nước Cộng hòa Liên bang Nga [33] quy định về tội phạm môi trường tại Chương 26 - Các tội phạm về sinh thái (từ Điều 246 đến Điều 258), trong đó liên quan đến hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người có thể kể đến quy định tại Điều 248 về tội vi phạm các quy định về an toàn khi tiếp xúc với các độc tố vi sinh hay độc tố sinh học khác và Điều 249 về tội vi phạm các quy định về thú y và các quy định về kiểm soát dịch bệnh và sâu hại cây cối. Hai điều luật trên quy định những hành vi tiếp xúc trực tiếp trực tiếp với nguồn bệnh và không tuân thủ các quy định để bảo đảm an tồn mà khơng xét trên khía cạnh mặt trung gian làm nguồn lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Chế tài cho các hành vi phạm các tội trên có thế lên đến 5 năm phạt tù hoặc 2 năm phạt cải tạo lao động hoặc 3 năm bị hạn chế tự do.• • • • • •

Bên cạnh đó, gần đây nhất vào ngày 01/4/2020, cơ quan lập pháp Liên bang Nga đã thông qua quy định mới tại Điều 207.2 BLHS nước Cộng hòa Liên bang Nga về tội phát tán sai lệch thông tin xã hội (như thông tin về dịch bệnh COVID-19) gây hậu quả nghiêm trọng, theo đó có thể bị phạt tiền lên tới 700.000 RUB (tương đương khoảng 9.000 USD) đối với cá nhân hoặc 2

triệu RUB (tương đương khoảng 26.000 USD) đơi với pháp nhân, đơng thời có thể bị phạt tù đến 05 năm. Một thanh niên 26 tuồi tại Nga đã bị phạt ở mức tương tự khi bình luận vào một báo cáo với thông tin 01 người đã chết do dịch bệnh COVID-19 tại một bệnh viện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận cũng nhu quá trình phát triển của các quy định pháp luật hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, học viên xin rút ra một số kết luận như sau:

1. Các quy định về bảo vệ mơi trường nói chung, về phịng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nói riêng cũng như việc xác định các hành vi phạm tội

trong lĩnh vực này đã được Luật hình sự nước ta ghi nhận ngay từ BLHS năm 1985 và ngày càng được phát triến, hồn thiện đế phù hợp với tình hình xã hội trong mồi giai đoạn.

2. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là hành vi được liệt kê cụ thể trong Điều 240 BLHS nhằm làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác nhân gây bệnh cho người, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Đây là một trong các tội phạm xâm phạm đến sự an tồn về tính mạng, sức khỏe con người; tuy nhiên, điếm khác cơ bản của tội phạm này so với các tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người (Chương XII BLHS hiện hành) đó là dấu hiệu “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho

người". Dấu hiệu này thể hiện nguy cơ tiềm ẩn sự nguy hiểm đến tính mạng,

sức khỏe con người, còn khách thể trực tiếp của tội phạm này vần là chế độ bâo vệ môi trường.

3. Pháp luật hình sự của một số quốc gia khác trên thế giới theo nghiên cứu trên đây đều xác định hành vi cụ thế về làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được coi là tội phạm. Một số nước quy định chế tài hình sự xử lý các hành vi phạm tội liên quan đến phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngay cả trong Luật chuyên ngành về y tế/sức khỏe công cộng hoặc về phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm thay vi chỉ quy định trong BLHS. Xét về cấu trúc các quy phạm pháp luật cụ thể thì đều

gồm hai thành phần là giả định và chế tài, theo đó mỗi hành vi vi phạm đều được quy định thành điều luật riêng với mức phạt tiền và phạt tù khác nhau tương ứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó gây ra. Pháp

luật của một số nước (trong đó có Liên bang Nga, ngồi ra cịn có Nhật Bản) cũng quy định chế tài hình sự khác nhau cho hai chủ thể là cá nhân và pháp nhân, trong đó pháp nhân phải chịu hình thức chế tài là phạt tiền (cao

hơn so với cá nhân).

CHƯƠNG 2:

THỤC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH sụ VIỆT NAM VỀ TỘI• • •

LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIÊM NGUY HIẾM CHO NGƯỜI TRÊN CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

2.1. Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đổi vói tội làm

A

lây lan dịch bệnh truyên nhiêm nguy hiêm cho ngưòi trên cả nưóc

2.1.1. Thực tiễn định tội danh• • •

Như đã phân tích tại Chương I, Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đơng Nam Á với vị trí địa lý đắc địa kết nối nhiều khu vực trên thế giới bằng tuyến đường biển, đường bộ đa dạng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại cũng như phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, chính điều này cũng gây khó khăn cho cơng tác phịng, chống dịch bệnh mà cụ thể là phòng, chống các hành vi nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa, động thực vật nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiềm có khả năng lây truyền cho con người.

Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực cho thấy, trong giai đoạn hai năm gần đây do xuất hiện dịch bệnh COVID-19 với diễn biến phức tạp, nhiều hành vi vi phạm pháp luật phát sinh dẫn đến phát sinh nhiều trường hợp bị xử lý hình sự hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó. Bảng thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm do cá nhân phạm tội dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn tình hình xét xử về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trên phạm vi cả nước trong giai đoạn từ năm 2018-2021:

Bảng 2.1. Thông kê thụ lý và giải quyêt các vụ án hình sự sơ thâm do cá nhân phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho

người giai đoạn năm 2018-2021

> f------------------------------ -------------------------V ----- 7

Năm Đã thụ lý Đã xét xử Trả hồ so* cho

Một phần của tài liệu Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)