2.2. Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ
2.2.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự
Nam về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
Trên cơ sở những phân tích, làm rõ về thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn xét xử tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, học viên xin đưa ra một số đề xuất về phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật hình sự nước ta về tội này như sau:
Thứ nhất, đề xuất đồi tên tội tại Điều 240 thành “Tội làm lây lan dịch
bệnh truyền nhiễm cho người” để phù họp với các khái niệm pháp lý đã được pháp luật ghi nhận và tránh gây nhầm lẫn ràng chỉ những hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm ở mức độ nguy hiểm mới cấu thành tội phạm này.
Thứ hai, đê xuât bở các dâu hiệu định khung tăng nặng tại diêm a,
khoản 2 và điểm a, khoản 3 Điều 230, đồng thời cụ thể hóa các dấu hiệu định khung tăng nặng cho thấy các thiệt hại mà tội này có thể gây ra tại hai điều khoản này như sau:
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 2 Điều 240 như sau:
“...2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đên 10 năm:
a. Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tông tỷ lệ tôn
thương cơ thể của những người này từ 61% đến 12ỉ%>;
b. Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng do
phát sinh chi phí phịng, chong dịch bệnh;
c. Làm chêt người.”
- Đe xuất sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 3 Điều 240 như sau:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường họfp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Gãy tôn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tông tỷ lệ tôn
thương cơ thê của những người này từ 122%O trở lên;
b. Gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phỉ phòng, chổng dịch bệnh;
c) Làm chết 02 người trở lên.”
Thứ ba, tương tự chủ the là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội, pháp
nhân thương mại cũng có thể là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, và khi xảy ra hành vi phạm tội này cũng phải chịu những chế tài tương ứng. Do đó, đề xuất bố sung Điều 240 vào phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ
thể, học viên đề xuất sửa đổi Điều 76 như sau:
“Điêu 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sụ’ của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 240, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.”
Bên cạnh đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung điều khoản riêng trong Điều 240 quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với tội này như sau:
“Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
• • •
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt
như sau:
a) Phạm tội thuộc trường họp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường họp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động cỏ thời hạn từ 06 thảng đến 01 năm;
c) Phạm tội thuộc trường họp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường họp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị
đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
đ) Pháp nhãn thương mại cịn có thê bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cẩm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất
định từ 01 năm đến 03 năm
Thứ tư, đê xuât hoàn thiện văn bản hướng dân áp dụng quy định của
BLHS. Như đã phân tích ở các chương trước, điểm c, khoản 1, Điều 240 BLHS hiện hành quy định về “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” cần được giải thích, hướng dẫn áp dụng bằng Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất. Cụ thể, cần quy định chi tiết đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có hành vi
làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người và các trường hợp khác liên quan đến tác nhân là con người làm lây lan dịch bệnh cho người khác. Bên cạnh đó, Chính phù, Bộ Y tế cũng cần nghiên cửu, xây dựng quy trình giám sát phân cấp từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở đối với dịch bệnh truyền nhiễm, gồm: thu thập số liệu, thơng tin; phân tích số liệu, phiên giải và đánh giá kết quả; đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; đề xuất biện pháp can thiệp, ứng phó...
2.2.2. Giải pháp về tổ chức thụ c hiện
Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật hình sự nhằm đấu tranh phòng, chống tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người đóng vai trị quan trọng và phải được xem xét kỳ càng để áp dụng. Qua nghiên cứu chi tiết về lý luận cũng như thực tế tình hình cả nước về vấn đề này thì học viên xin đưa ra một số đề xuất về giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này như sau:
Thứ nhất, cần tập trung đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên
môn và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ tiến hành tố tụng. Các vụ án về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người đế được xét xử một cách có hiệu quả địi hỏi kiến thức chun mơn, nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng phải đầy đủ, chính xác. TAND tối cao cần xem xét tổ chức các hội nghị chuyên đề hướng dẫn công tác xét xử tội làm lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho người, trong đó chú ý đến vấn đề định tội danh, các căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt, các nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, bảo đảm việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội chống người thi hành công vụ làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được thống nhất.
Thứ hai, cần tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, nâng cao ý thức phòng,
chống dịch của người dân bằng các cách thức có hiệu quả. Sự lây lan của dịch bệnh trên phạm vi cả nước bắt nguồn chủ yếu từ ý thức chủ quan, coi thường dịch bệnh của một bộ phận cơng dân. Do đó, cơng tác đấu tranh phòng, chống dịch bệnh chỉ đạt được hiệu quả đáng kể nếu mồi người dân nâng cao được ý thức của chính mình trong việc phịng, chống dịch bệnh. Đe làm được điều này thì cơng tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến đóng vai trị vơ cùng quan
trọng và phải được thực hiện nghiêm túc, sâu sát ngay trong mồi địa phương, khu dân cư, tổ dân phố, thậm chí từng gia đình mỗi người dân. Các cách thức tuyên truyền, giáo dục, phố biến có hiệu quả khác nhau cần được ưu tiên thực hiện bao gồm: tăng tần số phát sóng các chương trình tun truyền, phổ biến phịng, chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng (ti-vi, báo đài, loa phát thanh tại khu dân cư...); xây dựng bộ hướng dẫn kết hợp cả chữ và hình ảnh về các biện pháp vệ sinh phòng dịch và gửi tới mồi hộ gia đình; phổ biến các tác hại, hậu quả với các mức độ nghiêm trọng khác nhau cho mỗi người dân; chế tài xử lý vi phạm liên quan đến cơng tác phịng, chống dịch bệnh truyền nhiễm...
Thứ ba, cần tăng cường các lực lượng có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ
lượng người ra vào tại các cửa khấu, cửa ngõ, các địa bàn giáp ranh biên giới giữa các nước với nhau cách ly y tế ngay lập tức đối với các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam, ngăn chặn sớm dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Thứ tư, bảo đảm thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh dịch tễ tại các
cơ sở khám chữa bệnh, cách ly y tế. Cụ thể, các cơ sở y tế trong và ngồi cơng lập cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định về Bệnh viện an tồn và Phịng khám an tồn phịng, chống dịch bệnh COVID-19 (Quyết định số 5188/QĐ- BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiếm soát lây nhiễm SARS CoV-2 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh). Mọi nhân viên y tế, nhân viên phục vụ tuyệt đối tuân thủ các quy trình kiểm sốt nhiễm khuẩn, các biện pháp phịng ngừa khi tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS CoV-2, các biện pháp khử khuẩn để hạn chế tối đa trường họp lây nhiễm chéo trong các cơ sở cách ly và kiên quyết lên án các hành vi vi phạm các quy định phòng, chống dịch bệnh.
Thứ năm, Nhà nước cần tăng cường đầu tư nghiên cứu về tinh hình mơi
trường, dịch bệnh hiện tại, từ đó làm cơ sở để hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đãng, Nhà nước và pháp luật. Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường, nghiên cứu góp phần hồn thiện pháp luật cần được quan tâm hơn nữa.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
1. Chương 2 của luận văn đã làm rõ thực trạng quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người và thực tiễn xét xử trên phạm vi cả nước trong giai đoạn từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực đến nay. Có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2018-2021, tình hình tội phạm về làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người có chiều hướng gia tăng bởi dịch bệnh COV1D-19 đang diễn ra phức tạp trên tồn cầu. Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 nói chung cũng như một số dịch bệnh khác nói riêng có khả năng phát triển phức tạp hơn, với tính chất ngày một nghiêm trọng, trong khi đó, việc xử lý tội phạm làm
lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là không dễ dàng. Một số trường hợp đã được xử lý nghiêm khắc, đúng pháp luật, tuy nhiên cũng không thề tránh khỏi các khó khăn, vướng mắc trong q trình xử lý sau này nếu khơng có sự sửa đổi, hồn thiện về pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
2. Sau khi nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật hình sự và thực tiễn xét xử tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trên phạm vi cả nước, học viên đã mạnh dạn đánh giá một sổ điểm bất cập trong quy định hiện hành tại Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và một số khó khăn, vướng mắc trong trong thực tiễn xét xử tội này cùng nguyên nhân, từ đó tạo cơ sở đưa ra các đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quà áp dụng quy định của BLHS nước ta về tội này.
3. Để nâng cao hiệu quả công tác phịng, chống dịch bệnh nói chung và phịng, chống tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người nói riêng, học viên cho rằng trên hết cần hoàn thiện quy định tại Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể, học viên đã đưa ra các
đề xuất chỉnh lý về tên điều luật, sửa đổi cấu thành tăng nặng và bổ sung quy định về trách nhiệm hình sụ của pháp nhân thuơng mại đối với tội phạm này.
4. Bên cạnh một số đề xuất về hoàn thiện các quy định pháp luật, học viên cho ràng cần thực hiện song song các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật hình sụ đế phịng, chống tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Các biện pháp đề xuất trên đây bám sát vào tình hình xã hội hiện nay và chỉ khả thi nếu mồi người dân cũng như các cơ quan có thấm quyền nghiêm chình thực hiện.
5. Ngồi các biện pháp trên, càn thiết phải tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cùa đội ngũ cán bộ tư pháp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này và thi hành án hình sự tại các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án các cấp và cơ quan thi hành án hình sự. Các chế tài hình sự cũng cần được áp dụng đồng bộ với các biện pháp xử lý hành chính đế khơng bở lọt bất kỳ hành vi vi phạm nào cũng như khơng tội phạm nào có thể trốn tránh pháp luật.
KÉT LUẬN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn xét xử về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho nguời trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng nhu có sự liên hệ, so sánh với quy định pháp luật hình sự của một
số quốc gia khác trên thế giới, luận văn xin đưa ra các kết luận sau đây:
1. Các quy định về bảo vệ môi trường và xác định hành vi phạm tội trong lĩnh vực mơi trường nói chung, phịng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nói riêng đã được Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận và cụ thể hóa ngay trong quy định của BLHS năm 1985, sau đó được kế thừa và phát triển trong BLHS năm 1999, BLHS năm 2015. Pháp luật hình sự của một
số quốc gia khác trên thể giới đều quy định về tội phạm liên quan đến làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm và các chế tài xử lý, thậm chí một số nước ghi nhận các chế tài xử lý các hành vi pham tội trong các luật chuyên ngành có
liên quan bên cạnh BLHS.
2. Khái niệm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là hành vi được liệt kê cụ thể trong Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nhằm làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác nhân gây bệnh cho người, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Đây là loại tội phạm có cấu thành vật chất, theo đó có đủ các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiếm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó.
3. Hành vi vi phạm quy tắc phịng, chống dịch bệnh vẫn diễn ra với chiều hướng gia tăng và phức tạp trên cả nước, hành vi vi phạm thể hiện qua các hình thức khác nhau với các tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau và hậu quả mà hành vi đỏ gây ra cho người dân, cộng đồng, Nhà nước là nghiêm trọng, nặng nề. Từ đó, cần thiết phải có những biện pháp xử lý phù hợp, kết
hợp xử lý hành chính với xử lý hình sự đê đạt hiệu quả cao nhât trong cơng tác phịng, chống dịch bệnh nguy hiểm cho người.
4. Đe có thể đấu tranh phịng, chống tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người có hiệu quả, cần hồn thiện quy định tại Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể, luận văn đã đưa ra các phương hướng sửa đổi về tên điều luật, tình tiết định khung và bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội này.
5. Cần thiết phải tăng cường cơng tác giải thích pháp luật của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là TAND tối cao, và đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật, trong đó có hoạt động xét xử lưu động tại địa bàn dân cư nơi