Như đã phân tích tại Chương I, Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á với vị trí địa lý đắc địa kết nối nhiều khu vực trên thế giới bằng tuyến đường biển, đường bộ đa dạng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại cũng như phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, chính điều này cũng gây khó khăn cho cơng tác phịng, chống dịch bệnh mà cụ thể là phòng, chống các hành vi nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa, động thực vật nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiềm có khả năng lây truyền cho con người.
Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực cho thấy, trong giai đoạn hai năm gần đây do xuất hiện dịch bệnh COVID-19 với diễn biến phức tạp, nhiều hành vi vi phạm pháp luật phát sinh dẫn đến phát sinh nhiều trường hợp bị xử lý hình sự hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó. Bảng thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm do cá nhân phạm tội dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn tình hình xét xử về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trên phạm vi cả nước trong giai đoạn từ năm 2018-2021:
Bảng 2.1. Thông kê thụ lý và giải quyêt các vụ án hình sự sơ thâm do cá nhân phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho
người giai đoạn năm 2018-2021
> f------------------------------ -------------------------V ----- 7
Năm Đã thụ lý Đã xét xử Trả hồ so* cho
Viên kiểm sát• Tong sơ đã giải quyết Cịn lai• Số vu• viêc• Số bi• cáo Số vu• viêc• Số bi• cáo số vu• viêc• số bi• cáo Số vu• viêc• Số bi• cáo số vu• viêc• Số bie cáo 2018 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2019 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2020 6 6 6 6 0 0 6 6 0 0 2021 20 24 11 12 1 1 12 13 8 11
(Nguôn sô liệu: Vụ Tông hợp - TAND tôi cao)
Căn cứ vào băng thống kê trên, giai đoạn năm 2018-2019, trên cả nước không xét xử trường hợp nào về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trong khi đó, năm 2020, trên cả nước có tồng số 6 vụ án hình sự được thụ lý với 6 bị cáo bị xét xử vì tội này và đều là các hành vi liên quan đến làm lây lan dịch bệnh COVID-19 ra cộng đồng [6]. Đến năm 2021, số lượng vụ án được thụ lý và số lượng bị cáo được đưa ra xét xử vì tội này đã tăng lên gấp 3 lần, qua đó cho thấy các hành vi phạm tội diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp.
Mặc dù tình hình phạm tội diễn ra phức tạp nhưng thực tiễn định tội danh cho thấy cịn khơng ít khó khăn, vướng mắc. Điển hình phải kể đến vụ việc của bệnh nhân nhiễm COV1D-19 số 17 N.H.N cư trú tại Hà Nội. Vụ việc diễn ra vào khoảng đầu tháng 3/2020, N.H.N trở về Việt Nam trên chuyến bay
từ Anh Qc, sau đó khơng thực hiện nghiêm túc việc cách ly y tê cũng như không khai báo y tế đầy đủ. Điều này dẫn đến việc khi phát bệnh và được xác định nhiễm COVID-19 vào ngày 07/7/2020 thì N.H.N đã lây lan cho 7 người, trong đó đa số là những người thân của N.H.N. Đây là sự việc lây lan dịch bệnh lần đầu tiên tại Hà Nội, gây bức xúc dư luận và làm người dân hoang mang, từ đó cũng khiến một cộng đồng lớn người dân đổ xô đi mua các nhu yếu phẩm và các tin đồn về tính nguy hiểm của dịch bệnh cũng theo đó ngày càng lan rộng. Nhà nước sau đó đã tốn khơng ít chi phí cho cơng tác phịng, chống dịch cũng như gây bất ổn trong xã hội một thời gian. Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng phải có chế tài nghiêm khắc đối với N.H.N mà cụ thể là xử lý hình sự theo Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tuy nhiên, tại thời điểm bấy giờ, chưa có văn bản nào giải thích rõ ràng về nội dung “thực hiện các hành vi khác” tại điểm c, khoản 1 Điều luật này là thực hiện những hành vi gì.
Ngày 30/3/2020, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC cụ thể hóa các hành vi vi phạm về phịng, chống dịch COVID-19 có thể bị xử lý hình sự nhưng Cơng văn này khơng có giá trị pháp
lý để hướng dẫn áp dụng chung trong hoạt động xét xử. Hơn nữa, Công văn này chỉ đề cập xử lý những đối tượng “nghi ngờ nhiễm và được thông báo cách ly” chứ chưa quy định về những đối tượng nghi ngờ nhiễm nhưng chưa được thông báo cách ly nên phát sinh vấn đề là không thể truy cứu TNHS với những đối tượng này dù họ hồn tồn có khả năng thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, vụ việc của N.H.N cũng không được khởi tố, không thể định tội.
Tương tự như vụ việc trên, một số vụ việc khác cũng gặp khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh, cụ thể như về xác định thế nào là “người nghi ngờ mắc bệnh”. Có quan điểm cho rằng, “người nghi ngờ mắc bệnh” được hiểu là ca bệnh nghi ngờ (ca bệnh giám sát) theo định nghĩa tại
Quyêt định sô 3638/QĐ-BTYT ngày 30/7/2021 của Bộ Y tê vê việc ban hành Hướng dẫn tạm thời giám sát và phịng, chống COVID-19, theo đó chỉ cần có các biểu hiện của người bị nhiễm COVID-19 như rát họng, ho, sốt... thì đã được coi là “người nghi ngờ mắc bệnh” và phải thực hiện khai báo y tế sau khi có biểu hiện. Mặt khác, cũng có quan điểm cho rằng, đối tượng được coi là “người nghi ngờ mắc bệnh” ngồi việc phải có các biểu hiện nêu trên thì cịn phải đáp ứng điều kiện “đã được thông báo cách ly” để tạo cơ sở truy cứu TNHS.
2.1.2. Thực tiễn quyết định hĩnh phạt
Đen nay, mặc dù thực tiễn tại Việt Nam đã ghi nhận hàng trăm nghìn trường hợp nhiễm COVID-19 trong hai năm vừa qua với nhiều vụ việc có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh dẫn đến những khó khăn, thiệt hại nghiêm trọng trong cơng tác phịng, chống dịch bệnh COV1D- 19, nhưng số lượng vụ án được đưa ra xét xử về tội phạm theo Điều 240 cịn rất ít và chế tài hình sự được quyết định áp dụng chủ yếu là án treo và tù dưới 3 năm. Cụ thể việc quyết định về tội danh và hình phạt áp dụng đối với tội phạm làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong giai đoạn năm 2020-2021 được thế hiện ở bảng thống kê sau đây:
Bảng 2.2. Quyết định về tội danh và hình phạt áp dụng đối vói tội phạm làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiếm cho người giai đoạn năm 2018-2021
Quyết định về tội danh và hình phạt Số lượng
Khơng có tội 0
Miễn TNHS hoặc miễn hình phạt 0
Cho hưởng án treo 3
(Nguôn sô liệu: Vụ Tông hợp - TAND tôi cao)
Từ bảng thống kê trên, có thể thấy mặc dù bối cảnh dịch bệnh COVID-19
Hình phạt chính Cảnh cáo 0
Phat tiền• 1
Cải tạo khơng giam giữ 0
True xuất• 0
Tù từ 3 năm trở xuống 12
Tù từ trên 3 năm đến 7 năm 2
Tù từ trên 7 năm đến 15 năm 0
Tù từ trên 15 năm đến 20 năm 0
Tù chung thân, tử hình 0
Hình phạt bổ sung Tich thu tài sản• 0
Phat tiền• 0
Truc xuất• 0
Các hình phạt bổ sung khác 0
vẫn đang diễn ra phức tạp cũng như những hành vi phạm tội thể hiện tính chất, mức độ nguy hiêm cho xã hội tương đôi cao, bị dư luận lên án gay găt, nhưng hình phạt áp dụng cho các bị cáo chưa thực sự có tính răn đe, nghiêm khắc, phản ánh đúng tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này. Thực tiễn cho thấy, hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thường gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế cho cá nhân mồi người dân, cộng đồng và Nhà nước, nhưng chỉ có duy nhất 01 hình phạt chính là hình phạt tiền được Tòa án ra quyết định áp dụng trên tổng số quyết định về tội danh và hình phạt áp dụng đối với tội phạm này trong hai năm vừa qua.
Bên cạnh các sô liệu thông kê nêu trên, học viên xin phân tích cụ thê một số vụ án để thấy được sự cần thiết phải xử lý nhanh chóng các hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong giai đoạn hiện nay như sau:
Vụ án thứ nhất - Vụ án xét xử Ông D.T.H (Bệnh nhân 1342, nam tiếp viên Hãng hàng không Vietnam Airlines): Ngày 11/11/2021, Cơ quan
An ninh điều tra Cơng an TP. Hồ Chí Minh đã khởi tố bị can, ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với D.T.H (28 tuổi, bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 1342, nam tiếp viên Hãng hàng không Vietnam Airlines) để điều tra tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 BLHS năm 2015. Theo điều tra ban đầu, ngày 14/11/2020, bệnh nhân 1342 không thực hiện nghiêm việc cách ly và bị nhiễm bệnh từ một bệnh nhân khác tại cơ sở• J • • • • • cách ly của Vietnam Airlines. Sau đó, bệnh nhân 1342 tiếp tục không thực hiện nghiêm việc cách ly tại nhà và làm lây lan dịch bệnh COVID-19 cho người khác. Cơng an TP. Hồ Chí Minh đã xác minh, điều tra và xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật về làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Do đó, ngày 03/12/2020, Cơ quan An ninh điều tra Cơng an TP. Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố vụ án về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017). Đến tháng 4 năm 2021, TAND TP. Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thấm vụ án nêu trên và tuyên phạt D.T.H với mức hình phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Vụ án thứ hai - Vụ án xét xử Bà Nguyễn Thị B. (Ngưịi làm th tại chợ Bình Điền, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh): Bà Nguyễn Thị B làm thuê tại
chợ Bình Điền, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh - địa điểm có nhiều người bị dương tính với SARDS-CoV-2, do sợ bị lây bệnh ành hưởng đến thai nhi nên vào khoảng 08 giờ ngày 05/7/2021, Nguyễn Thị B. thuê xe ôm về nhà chồng ở xã
Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đê tránh dịch COVID-19. Tuy nhiên, Nguyễn Thị B đã chậm đến Trạm Y tế xã Long Phú để khai báo y tế và tiếp xúc trước với các thành viên khác trong gia đình. Khi đến khai báo y tế, Nguyễn Thị B. khơng khai báo rõ lịch trình di chuyển từ chợ Bình Điền, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh mà chỉ khai ở nhà trọ Minh Hiếu, thuộc ấp cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện cần Đước, tỉnh Long An. Sau khi khai báo y tế, Nguyễn Thị B. không thực hiện nghiêm chỉnh quy tắc 5K của Bộ Y tế, di chuyển nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người trên địa bàn xã Long Phủ và phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu giang làm lây lan virus SARS-CoV-2 cho 14 người (Nguyễn Thị B lây nhiễm trực tiếp cho 09 người và gián tiếp cho 05 người) và 156 trường hợp được xác định là F1 được cách ly theo dõi y tế theo quy định. Ngay sau khi khởi tố vụ án, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Long Mỹ đã chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp xac định đây là vụ án trọng điểm để tập trung điều tra, truy tố và xét xử nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Sau hơn 01 tháng khởi tố, ngày
12/8/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã kết thúc điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát nhân dân thị xã Long Mỹ để truy tố. Ngày 13/8/2021, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Long Mỹ đã ban hành Cáo trạng truy tố đối với Nguyễn Thị B. và chuyển hồ sơ sang Tòa án cùng cấp. Ngày 31/8/2021, TAND thị xã đưa ra xét xử công khai đối với bị cáo Nguyễn Thị B. [12], Xét thấy bị cáo Nguyễn Thị B. có nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khấn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của minh, đồng thời bị cáo là phụ nữ có thai nên Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt tù từ 02 năm đến 02 năm 06 tháng tù và đề nghị khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo do bị cáo làm thuê, thu nhập không ốn định. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị B. 02 năm tù về tội
làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Vụ án thứ ba - Vụ án xét xử ông Lê Văn Tr. (Người làm thuê tại chọ' Bình Điền, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh): Vụ án này xét xử đối tượng cũng
làm việc tại địa điếm có dịch COVID-19 tương tự như vụ án thứ hai nêu• • • • • • trên. Vào ngày 02/7/2021, Lê Văn Tr. và anh Th. điều khiển xe máy từ nơi
làm việc tại vùng dịch ở TP. Hồ Chí Minh về Cà Mau. Khi về đến chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 Quản lộ Phụng Hiệp, cả hai anh được cán bộ hướng dẫn về địa phương đến ngay Trạm y tế khai báo cách ly y tế tại nhà nhưng Lê Văn Tr. không thực hiện theo hướng dẫn mà đến Trung tâm giãi quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội và khai báo y tế gian dối với cán bộ Trung tâm là khơng trở về từ vùng có dịch COVID-19, sau đó về nhà tại ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau. Sau đó, Th. đi về địa phương khai báo y tế theo quy định nhưng Tr. thì đến khoảng 16 giờ cùng ngày mới đến Trạm y tế xã An Xuyên khai báo y tế và được cán bộ thông báo, hướng dẫn biện pháp cách ly y tế tại nhà. Ngày 07/7/2021, Cơ quan y tế xét nghiệm COVID-19 đối với Lê Văn Tr. có kết quả dương tính. Q trình điều tra, truy vết dịch tễ xác định Tr. không thực hiện đúng cam kết về áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà dẫn đến làm lây lan dịch bệnh cho 08 người khác gồm: Cháu Lê Văn H., ông Lê Văn M., ông Lê Văn Đ., bà Cao Thị M., bà Nguyễn Bích Ng., bà Lê Thị B., cháu Nguyễn Phú T., ơng Nguyễn Khắc L., trong số đó có ơng Lê Văn Đ. Đã mất vào ngày 07/8/2021 với nguyên nhân trực tiếp là do nhiễm COVID-19. Trên cơ sở đó, TAND thành phố Cà Mau đã đưa ra xét xử công khai đối với bị cáo Lê Vãn Tr. và tuyên mức phạt bị cáo về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo điểm b khoản 2 Điều 240 (do có tình tiết định khung là “làm chết người”). Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã xem xét đầy đủ các tình
tiêt giảm nhẹ cho bị cáo, xử phạt bị cáo mức án thâp nhât của khung hình phạt là 05 năm tù và áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền với mức phạt