trường đại học, cao đẳng
1.4.1. Phương pháp xemina
PP xemina là một trong những PPDH cơ bản ở trường ĐH, trong đó SV trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định dưới sự điều khiển trực tiếp của GV (hoặc SV) rất am hiểu về vấn đề này.
PP xemina là một hình thức tự học kết hợp với thảo luận khoa học ở trường ĐH. Xemina được xem như một bài học tự học bắt buộc, là khâu thực hành đầu tiên trong đó SV tập dượt và tự nghiên cứu khoa học.
Trong xemina chủ yếu yêu cầu SV tìm hiểu những tài liệu tham khảo đã có về một vấn đề lớn nào đó trong chương trình đào tạo mà GV khơng trình bày hoặc trình bày khơng đầy đủ; hay GV giới thiệu các phương án giải quyết một vấn đề rồi yêu cần SV phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án và đưa ra ý kiến lựa chọn của mình. Điều quan trọng là SV phải biết trình bày ý kiến của mình và tranh luận bảo vệ ý kiến đó trước tập thể. Ở đây chưa yêu cầu SV phải xây dựng nội dung mới hay đề xuất phương án mới để giải quyết vấn đề. Tổ chức và điều khiển một buổi xemina không phải là điều dễ dàng, địi hỏi GV phải có kiến thức thật vững vàng và nhanh nhạy trong giải quyết các tình huống xảy ra.
Ưu điểm của phương pháp xemina là người học đóng vai trị chủ động
trong q trình học. Thơng qua việc trình bày, thảo luận, người học có điều kiện rèn luyện kĩ năng thuyết trình và tranh luận. Đồng thời, người học được làm quen với cách làm việc độc lập.
Nhược điểm của phương pháp xemina là mất nhiều thời gian cho chuẩn
bị và trình bày, thảo luận. Người học cần có nguồn tư liệu tham khảo phong phú và đòi hỏi sự chủ động trong việc tiếp cận tài liệu. Muốn vậy, người học phải có khả năng tự học, làm việc độc lập tốt.
1.4.2. Dạy học Dự án
Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết
và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu.Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ
việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra,
điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình
thức cơ bản của DHDA [10], [17], [18].
DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án:
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
- Phát triển khả năng làm việc sáng tạo;
- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
- Rèn luyện năng lực cộng tác/hợp tác làm việc; Tuy nhiện, DHDA có những hạn chế sau:
- DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản;
- DHTDA địi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy, DHDA khơng thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống.
- DHTDA địi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
1.4.3. Dạy học hợp đồng
Theo tổng quan của các tác giả [9], [17], [18], dạy học theo hợp đồng là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó SV được giao một hợp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ/bài tập bắt buộc và tự chọn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. SV chủ động và đọc lập quyết định về thời
gian cho mỗi nhiệm vụ/bài tập và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ, bài tập đó theo khả năng của mình.
GV là người thiết kế, xây dựng các nhiệm vụ/bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn nghiên cứu HĐ, kí kết HĐ và thực hiện hợp đồng theo năng lực, trình độ và nhịp học tập của cá nhân nhằm đạt mục tiêu dạy học. SV sẽ chủ động thực hiện hợp đồng trong khoảng thời gian đã kí.
Đánh giá qua quan sát về biểu hiện năng lực của SV và qua kết quả của phiếu kiểm tra DHHĐ có những ưu điểm chính sau:
- Cho phép phân hố nhịp độ và trình độ của SV - Rèn luyện khả năng làm việc độc lập của SV - Tạo điều kiện cho SV được hỗ trợ cá nhân.
- Hoạt động học tập của SV đa dạng, phong phú hơn
- Tạo điều kiện cho SV được lựa chọn phù hợp với năng lực. - Tạo cơ hội cho SV được nhận và thực hiện trách nhiệm HT. - Tăng cường sự tương tác giữa GV và SV, SV và SV.
- Tăng cường cảm giác thoải mái và dấn thân của HS. Tuy nhiên, DHHĐ có những hạn chế nhất định. Đó là:
- Cần thời gian nhất định để làm quen với PP.
- Không phải mọi nội dung đều có thể tổ chức dạy theo HĐ.
- Địi hỏi thời gian và cơng sức của GV cho việc chuẩn bị và tổ chức dạy học.
- Phụ thuộc vào đối tượng SV.
1.4.4. Kĩ thuật sơ đồ tư duy (Mind Map)
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến SĐTD có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh,…gây ra những kích thích rất mạnh lên hệ thống vỏ não
giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lí, rút ra kết luận hoặc xây dựng mơ hình về đối tượng cần nghiên cứu.
Hình 1.4. Hình ảnh minh họa 1 sơ đồ tư duy
Trong DH, việc sử dụng SĐTD huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp SV học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các PPDH tích cực.
Khi sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học cần chú ý:
- Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên, cũng khơng cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc, có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian.
- Nếu thấy mất quá nhiều thời gian để tơ đậm màu trong một nhánh, có thể thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó, cách đó rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
- Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.
- Khi sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều khơng bị ràng buộc, có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
- Nếu trên mỗi nhánh viết đầy đủ cả câu thì sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một
thơng tin hồn chỉnh.Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh chỉ viết một, hai từ khóa mà thơi.
SĐTD có nhiều thuận lợi khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là thường dùng để tổ chức các ý tưởng, ôn tập cho bài học, hoặc được dùng để ghi chép một cách sáng tạo cho một bài giảng, thảo luận, lập kế hoạch hoạt động,…
1.5. Thực trạng dạy học Hóa Đại cương ở trường Cao đẳng Cơng nghiệp và Xây dựng
1.5.1. Khảo sát thực trạng áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Để tìm hiểu thực trạng về việc DH mơn Hóa đại cương ở một số trường CĐ, ĐH kĩ thuật, chúng tôi đã sử dụng PP điều tra giáo dục học.
Chúng tôi lập phiếu điều tra và phỏng vấn 12 GV dạy mơn hóa đại cương tại các trường: ĐH Công nghiệp Quảng Ninh, CĐ Công nghiệp và Xây dựng, CĐ Công nghiệp Cẩm Phả, ĐH Sao Đỏ. Đồng thời điều tra 500 SV thuộc các trường CĐ, ĐH kĩ thuật này .
Mục đích của việc điều tra là:
- Tìm hiểu thực trạng việc DH mơn Hóa đại cương theo hướng áp dụng PPDH tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của SV trong một số trường ĐH, CĐ kĩ thuật.
- Tìm hiểu cách học của các SV của các trường này.
- Những ý kiến mong muốn của SV về cách dạy và học hiện nay.
Kết quả điều tra thực trạng việc dạy và học của GV, SV cho thấy: Nhiều GV chưa được hoặc chưa có ý thức bồi dưỡng về PPDH tích cực nên việc đọc tài liệu áp dụng còn hạn chế, chưa phát huy được những mặt mạnh của các PP này. Phần lớn các GV vẫn dạy theo PP thuyết trình, ít hướng dẫn SV tự đọc tài liệu. Cách dạy này, khiến cho các SV thụ động, chấp nhận, làm thui chột ý thức chủ động, tích cực và sáng tạo của SV. Vì vậy, nhiều SV khơng cịn cảm thấy hứng thú học tập.
Bảng 1 2.1. Ý kiến GV về việc sử dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy STT Nội dung Kết quả khảo sát GV có thực hiện Tỷ lệ (%) 1 GV áp dụng PP diễn giảng, PP nêu và giải
quyết vấn đề
12/12 100
2 GV sử dụng các kĩ thuật DH như SĐTD 7/12 58,33 3 GV áp dụng PP thảo luận nhóm giúp phát triển
năng lực làm việc nhóm, năng lực lãnh đạo...
8/12 66,67
4 GV áp dụng PPDH theo DA, DH theo HĐ 3/12 25 Tuy nhiên, khi phỏng vấn trực tiếp, các GV cho rằng có áp dụng PPDH theo DA và DH theo HĐ nhưng chưa chú ý phát triển năng lực sáng tạo cho SV.
Bảng 2.2. Ý kiến SV về việc học tập của SV
STT Nội dung
Kết quả khảo sát Đồng ý Tỷ lệ
(%) 1 SV được cung cấp đầy đủ tài liệu và đề cương môn
học.
500/500 100
2 SV khơng thường xun tìm và đọc tài liệu sách, giáo trình, internet về nội dung bài học trước khi đến lớp.
438/500 87,6
3 SV chỉ học theo vở ghi trên lớp, ít tham khảo tài liệu. 480/500 96 4 SV tham gia làm việc nhóm trong giờ học có
thảo luận.
331/500 66,2
5 SV chưa bao giờ được lựa chọn nhiệm vụ học tập. 500/500 100 6 SV tự do xác định quá trình thực hiện một nhiệm
vụ/bài tập bắt buộc hay tự chọn.
7 SV đề xuất ý tưởng mới khi thực hiện 1 nhiệm vụ/bài tập.
57/500 11,4
8 SV thỉnh thoảng lập kế hoạch thực hiện kế hoạch và đánh giá cho cơng việc của mình và cho nhóm.
57/500 11,4
9 SV chưa bao giờ đề xuất nhiều cách làm khác nhau khi thực hiện 1 nhiệm vụ/bài tập.
467/500 93,4
10 SV chưa bao giờ đề xuất cải tiến đưa ra cách làm mới khi tiến hành thí nghiệm.
402/500 80,4
11 SV thụ động chờ đợi GV hướng dẫn trong giờ học thí nghiệm cơ bản.
345/500 69
1.5.2. Đặc điểm quá trình học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng
Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng đã triển khai áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2010-2011 (Khóa 3 Cao đẳng). Trải qua gần bốn năm thực hiện, học chế tín chỉ đang được giảng viên và sinh viên của trường chấp nhận như một tất yếu cho sự phát triển của nền giáo dục tồn diện. Thực hiện học chế tín chỉ có nghĩa là chúng ta đang đi đúng với giáo dục cao đẳng, đại học: sinh viên tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của giảng viên do đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Đổi mới cách dạy và học tập là việc hết sức cần thiết của giảng viên và sinh viên đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học nói chung và trường Cao đẳng Cơng nghiệp và Xây dựng nói riêng.
Một thực tế hiện nay là sinh viên nói chung và sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng nói riêng “rất lười đọc sách”. Mặc dù sách tham khảo đã được giảng viên hướng dẫn cụ thể ở từng nội dung bài học nhưng khi được hỏi về việc này, số đông sinh viên đều lúng túng. 85% cho rằng họ “có đọc” nhưng chỉ một số cuốn sách chuyên ngành khi
phải trình bày, báo cáo hay làm bài kiểm tra. 15% còn lại cho rằng họ khơng đọc tài liệu tham khảo, có những sinh viên năm cuối chưa từng một lần đến thư viện tìm sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nhiều sinh viên lựa chọn kênh thông tin từ các trang web. Điều này là tốt nhưng vì quá lạm dụng nên đại đa số sinh viên đã bỏ lỡ một kho tàng tri thức rất có giá trị từ sách tham khảo. Ngay cả khi tra cứu tài liệu trên Internet, sinh viên cũng chưa biết cách thu thập và xử lý khối lượng thông tin đa dạng đó như thế nào để thu được những kiến thức thật sự cần thiết và có hiệu quả.
Như vậy, một cách khái quát có thể thấy rằng nhiều sinh viên chưa nhận thức được đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động tự học. Sinh viên chưa tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức cho mình mà cịn thụ động, phụ thuộc nhiều vào những gì thầy dạy, khơng có nhu cầu mở rộng hiểu biết, phát huy sáng tạo, đào sâu kiến thức. Một số ít sinh viên có ý thức tự học thì kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin phục vụ nhiệm vụ học tập còn yếu. Phương pháp tự học theo kiểu đối phó, theo phong trào, học để thi vẫn là hình thức tự học phổ biến hiện nay.
Thực trạng hoạt động học tập không hiệu quả của sinh viên như đã phân tích trên đây là do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng dù là nguyên nhân gì thì hoạt động học tập như vậy khơng đáp ứng được với phương pháp đào tạo theo tín chỉ mà cần phải có những biện pháp nhằm tăng cường hoạt động này.
Khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đào tạo của hệ thống giáo dục ĐH&CĐ của từng nước, nơi ngoài những năng lực nhận thức cơ bản về chuyên môn, phải rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng sống, làm việc trong môi trường thực, luôn thay đổi và nhiều thử thách. Hiện nay, nền giáo dục đại học Việt Nam đang tiến hành một q trình đào tạo mang tính hàn lâm, khơng tạo ra sự khát khao trong học tập để có thể cho ra trường những cơng dân của thế kỉ 21. Trong
quá trình đào tạo ấy, việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập - một khâu trọng yếu chỉ được tiến hành thơng qua những hình thức truyền thống như các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm tự luận. Những bài kiểm tra – đánh giá kiểu này chỉ đòi hỏi sinh viên miêu tả lại những sự kiện riêng rẽ, hiếm khi yêu cầu sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào một tình huống thực trong cuộc sống.
Các trường đại học phải giúp sinh viên phát triển những kĩ năng, những năng lực trong cuộc sống thực, bối cảnh thực và những sinh viên tốt nghiệp phải trình diễn được những năng lực được đánh giá bằng các bài kiểm tra – đánh giá thực, chứ không phải chỉ bằng giấy bút như hiện nay.
Thực tế cũng cho thấy, một bộ phận lớn sinh viên đã tốt nghiệp vẫn chưa được xã hội chấp nhận do không đủ năng lực để đảm nhận các nhiệm vụ thực tế, mà sự bất cập trong hệ thống đánh giá kết quả học tập là một vấn