sáng tạo cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng
2.2.1. Định hướng phát triển năng lực sáng tạo
Để có năng lực sáng tạo, chủ thể phải ở trong tình huống có vấn đề, tìm cách giải quyết mâu thuẫn nhận thức hoặc hành động và kết quả là đề ra được phương án giải quyết khơng giống bình thường mà có tính mới mẻ đối với SV (nếu chủ thể là SV) hoặc có tính mới mẻ đối với lồi người (chủ
thể là nhà nghiên cứu).
2.2.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Nguyên tắc 1: Đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường CĐ kĩ thuật.
Mục tiêu đào tạo của các trường CĐ kĩ thuật là: đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội; có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp; có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng nghiên cứu và khám phá, có năng lực sáng tạo, phát triển và khả năng thay đổi chun mơn, có kỹ năng tự chủ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, giao tiếp…; sau khi tốt nghiệp có khả năng học tập để nâng cao trình độ đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy các biện pháp đưa ra cần xây dựng cho hợp lý, đảm bảo đáp ứng mục tiêu đào tạo.
Nguyên tắc 2: Tạo môi trường thuận lợi để SV tự do sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đề xuất không sợ sai.
GV tạo môi trường an tồn thuận lợi cho SV tự khám phá những thơng tin cần thiết xung quanh như: có thể để SV lên thư viện, lên mạng nói chuyện
trao đổi thông tin với nhau hoặc trực tiếp với GV để thu thập được những thông tin cần thiết. Nếu các nguồn thông tin ở trường khơng đủ, GV có thể tổ chức cho SV nghiên cứu ngồi phạm vi trường học. GV ln tạo môi trường thân thiện để SV tự do sáng tạo và khám phá.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính phù hợp.
Các biện pháp được xây dựng phải phù hợp với: + Nội dung của chương trình
+ Đặc điểm tâm sinh lý, năng lực nhận thức, vốn kiến thức, kĩ năng về Hóa đại cương của SV.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi.
Việc xây dựng các biện pháp cũng cần dựa trên những điều kiện thực tiễn như cơ sở vật chất, TBDH của nhà trường.
Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính hiệu quả.
Các biện pháp đảm bảo tạo điều kiện cho SV có thể phát triển năng lực sáng tạo làm tăng hứng thú cũng như kết quả học tập được tốt hơn. Các đề xuất sáng tạo của SV đôi khi chỉ là manh nha của một ý tưởng thoạt nghe có vẻ rất viển vơng nhưng có thể sẽ trở thành một ý tưởng đột phá, tạo nên một hiệu quả kinh tế vô cùng lớn.
2.2.3. Lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học
Chương trình Hố đại cương ở các trường CĐ kĩ thuật khá phức tạp, nhất là về mặt thực nghiệm đòi hỏi các điều kiện khắt khe do quy trình thí nghiệm và u cầu an tồn về tính độc hại, cháy nổ. Vì vậy, khơng phải dễ dàng lựa chọn được nội dung phù hợp với các PPDH.
- PPDH theo HĐ phù hợp với các dạng bài: củng cố, ơn tập, tổng kết chương, nhưng cũng có thể áp dụng vào việc giảng dạy các bài lý thuyết mới. Vì PPDH này cho phép DH phân hóa trình độ của SV trên cơ sở xây dựng các nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn, nhiệm vụ đóng và nhiệm vụ mở, nhiệm vụ có hỗ trợ và nhiệm vụ khơng có hỗ trợ.
- PPDH theo DA phù hợp với các dạng bài mang tính tổng hợp của mơn học hoặc tích hợp (liên mơn), những bài có kiến thức liên quan đến kiến thức thực tiễn và những nội dung gắn giữa lý thuyết và thực hành để phát triển nhận thức, tư duy và kích thích SV khám phá, sáng tạo.
- Kĩ thuật SĐTD phù hợp với tất cả các dạng bài: bài học kiến thức mới, ơn tập, thực hành vì kỹ thuật này đã giúp SV có khả năng sáng tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú, khả năng tự học một cách độc lập, tự hệ thống hóa kiến thức, rút ngắn thời gian ôn tập, ghi nhớ tốt hơn.
Tuy nhiên khơng có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp lại có những ưu nhược điểm riêng địi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng khéo léo các phương pháp và kĩ thuật dạy học để đạt được kết quả tốt nhât.
2.2.4. Quy trình thiết kế giáo án bài dạy theo hướng phát triển năng lực sáng tạo sáng tạo
Bước 1: Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung
Ngoài kiến thức kỹ năng chuẩn cần thiết, GV chú ý mục tiêu và nội dung để phát triển năng lực sáng tạo cho SV, đây chính là điểm khác so với giáo án bình thường.
Bước 2: Lựa chọn PPDH chủ yếu
Chọn PPDH phải phát triển được một số năng lực cần thiết cho SV, nhất là năng lực sáng tạo. Ngoài ra cần phải kết hợp thêm một số PPDH khác để tăng tính hiệu quả phát triển năng lực.
( GV nên chú trọng những vấn đề vướng mắc của thực tế sản xuất công nghiệp để gắn những yêu cầu rèn luyện của SV với thực tế. Khi đó, những ý tưởng sáng tạo sơ khai có thể sẽ trở thành những sản phẩm công nghệ tốt).
Bước 3: Chuẩn bị của GV và SV
Tùy theo các PPDH chủ yếu và nội dung cụ thể mà GV và SV có thể chuẩn bị khác nhau. Ví dụ: để áp dụng các PPDH HĐ thì GV phải chuẩn bị
bản HĐ, phiếu học tập, phiếu hỗ trợ, dụng cụ, hóa chất, TBDH hiện đại,...SV cần chuẩn bị giấy A0, bút dạ, băng dính,...
Bước 4: Thiết kế các hoạt động của GV và SV theo hướng phát triển năng lực sáng tạo
Xác định rõ từng hoạt động, mỗi hoạt động ứng với một nội dung của bài học và có thời gian cụ thể.
Trong mỗi hoạt động cần dự kiến chi tiết các hoạt động của GV và SV theo hướng phát triển năng lực sáng tạo. SV phải được tự do khám phá, sáng tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức. GV chỉ là người tổ chức, định hướng, giúp củng cố kiến thức.
Bước 5: Tổ chức đánh giá năng lực sáng tạo của SV
Cuối buổi học, GV tổ chức đánh giá qua một số bộ công cụ đã được thiết kế, ví dụ như: bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi, phiếu đánh giá sản phẩm của SV, đề kiểm tra Hóa đại cương.
2.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên cao đẳng kĩ thuật thơng qua dạy học Hố đại cương