Định hướng chiến lược

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hà đô (Trang 66)

3.2.1: Xu hướng thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2022-2030

Môi trường kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022-2030 dần hồi phục sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và dần lấy lại đà tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5-7%/năm trong giai đoạn 2021-2025 và 7- 7,5% trong giai đoạn 2022-2030, cao hơn giai đoạn 2011-2020 (6%/năm). Môi trường kinh tế vĩ mô vững chắc sẽ tiếp tục là nền tảng cơ sở thúc đẩy các hoạt động kinh tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là thị trường hoạt động bất động sản sẽ ngày càng có vai trị quan trọng hơn

62

trong tương lai. Dự báo thị trường bất động sản sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn trong giai đoạn sắp tới.

Trong đó, phân khúc bất động sản nhà ở sẽ tiếp tục phát triển. Nhu cầu nhà ở trung bình và thấp, nhà ở cơng nhân tiếp tục là xu hướng chủ đạo của thị trường. Mơ hình dự án bất động sản xanh, bất động sản sinh thái ở các khu vực ngoại ô thành phố sẽ thu hút nhà đầu tư do vừa đáp ứng nhu cầu môi trường sống trong lành, vừa đáp ứng xu hướng đầu tư căn nhà thứ hai của người dân đô thị.

Việt Nam cịn là nước có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân lực khác trẻ, tương đối dồi dào. Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Đặc biệt, việc Việt Nam đang tham gia ngày càng nhiều vào các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng là một yếu tố thuận lợi phát triển ngành cơng nghiệp “khơng khói”.

3.2.2: Định hướng chiến lược của cơng ty

Trong 3 năm tiếp tới, Tập đồn Hà Đơ sẽ tiếp tục chiến lược phát triển 3 ngành nghề mũi nhọn đầu tư bất động sản, năng lượng và xây lắp, xác định mục tiêu đến 2025 tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nghề bất động sản và năng lượng từ 12% và xây lắp từ 10% đến 15%:

- Tăng cường đầu tư bất động sản theo nguyên tắc cân bằng dòng tiền. Với các dự án sẵn có sẽ đảm bảo việc làm và sản lượng đầu tư đến năm 2023 (khoảng gần 7.000 tỷ đồng của các dự án Bình An, Linh Trung, NongTha, An Thượng, Bảo Đại, An Phong…) và doanh thu đến năm 2023 khoảng 9.000 tỷ đồng.

- Tiếp tục đầu tư các dự án năng lượng tái tạo theo nguyên tắc không dàn trải, đảm bảo khơng pha lỗng vốn chủ sở hữu. Mục tiêu trong 3 năm 2021-2023, nâng công suất đầu tư từ 466 MW đang có hiện nay lên 700 MW

63

3.3. Mục tiêu của Cơng ty cổ phần Tập đồn Hà Đơ giai đoạn 2022-2030

3.3.1. Mục tiêu tổng quát

Với những ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, quản trị hiện đại, đội ngũ chuyên nghiệp và văn hóa doanh nghiệp cầu tiến sáng tạo đóng góp cho xã hội, Cơng ty cổ phần Tập đồn Hà Đơ mong muốn mang đến cho cộng đồng những sản phẩm dịch vụ chất lượng và thân thiện môi trường. Mỗi thành viên của Hà Đô sẽ cùng chung tay góp sức vì mục tiêu phát triển bền vững.

Mục tiêu của Tập đồn Hà Đơ là phát triển và lớn mạnh không ngừng dựa trên nền tảng chất lượng cơng trình, chất lượng dịch vụ và chiến lược kinh doanh lâu dài, từng bước trở thành một Tập đoàn đầu tư, kinh doanh bất động sản hàng đầu tại Việt Nam.

Chiến lược phát triển của Tập đồn Hà Đơ là đa dạng hóa các hoạt động đầu tư như kinh doanh Bất động sản, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp,... nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

- Tiếp tục phát triển các dự án khu đơ thị theo hướng hiện đại, tiện ích và dịch vụ tốt ở trong nước và quốc tế.

- Hợp tác và phát triển các dự án nhà ở Quân đội, dân sự.

- Phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, hệ thống khách sạn mang thương hiệu Hà Đô

- Phát triển văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại tại các khu đô thị lớn của đất nước.

- Phát triển dịch vụ Quản lý và kinh doanh bất động sản theo hướng chuyên nghiệp.

- Phát triển năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

Qua 30 năm phát triển, ngày nay Hà Đơ định hướng là tập đồn đầu tư trong lĩnh vực năng lương tái tạo và bất động sản, liên tục phát triển các dự án

64

mới dựa trên nền tảng quản trị bền vững, tài chính lành mạnh và hài hịa lợi ích các bên liên quan.

3.3.2. Mục tiêu cụ thể

Mảng bất động sản: Ngoài việc mở rộng quỹ đất hiện có tại Hà Nội và TP.HCM, Hà Đơ đang tính tốn và nghiên cứu đầu tư tại những đô thị trẻ, trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch mới của vùng, đảm bảo sản phẩm hướng đến nhu cầu và giá trị thiết thực, tiện nghi ngày càng nâng cao của người dân.

Trong năm 2022, Hado Charm Villas sẽ tiếp tục đóng góp phần lớn doanh thu và lợi nhuận. Kỳ vọng HDG sẽ bàn giao thêm 250 căn của dự án năm 2022. Bên cạnh đó, dự án Green Lane bao gồm 3 tòa chung cư với hơn 1.200 căn, dự kiến sẽ mở bán vào quý 2/2022 và đóng góp doanh thu trong nửa cuối năm. Ước tính doanh thu mảng bất động sản tăng trở lại trong năm 2022, đạt 3.512 tỷ (+56% so với năm 2021)

Mảng điện (năng lượng): Năng lượng sạch tiếp tục là xu thế phát triển của xã hội. Kế hoạch đến năm 2025, Tập đồn Hà Đơ sẽ phát triển thêm mới các dự án điện mặt trời, điện gió, nâng tổng cơng suất phát điện của tập đoàn lên mức 1GW. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của thế giới khi mà vừa qua tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP 26, diễn ra tại Vương quốc Anh, Việt Nam đã cam kết giảm dần phát thải khí nhà kính và tiến tới Net Zezo vào năm 2050.

Năm 2021, công ty đưa vào vận hành thêm 2 nhà máy thủy điện Sông Tranh 4, Đăk Mi 2 và dự án điện gió 7A. Nâng tổng cơng suất sản xuất điện của các nhà máy từ 245 MW lên 462 MW. Theo kế hoạch phát triển doanh nghiệp đến năm 2030, dự tính sản lượng điện năng lượng tái tạo của Hà Đô sẽ chiếm 2-5% sản lượng năng lượng tái tạo trên toàn quốc. Đưa vào vận hành 3 nhà máy điện trong quý 3, quý 4 làm cho tài sản cố định tăng mạnh và doanh thu mảng điển quý 4 đã đạt 500 tỷ = 2/3 doanh thu 3 quý trước đó. Như vậy

65

trong năm 2022 khi các nhà máy hoạt động full cơng suất thì doanh thu sẽ tiếp tục tăng mạnh.

3.4. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của cơng ty

3.4.1. Quản trị các khoản phải thu

Qua phân tích có thể thấy khoản nợ phải thu của cơng ty đang chiếm tỷ trọng khá lớn và ngày càng tăng qua các năm. Việc áp dụng các chính sách trả chậm hay chiết khấu có thể giúp cơng ty thu hút thêm nhiều khách hàng nhưng nó sẽ gây ra các rủi ro tài chính khi các bên đối tác khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ với cơng ty. Đặc biệt, mỗi hợp đồng xây dựng, bất động sản thường mang giá trị lớn, nếu công ty để các bên đối tác chiếm dụng khoản vốn này trong thời gian dài sẽ làm công ty mất đi những cơ hội sử dụng khoản vốn này cho các hoạt động đầu tư sinh lời khác. Vì vậy, cơng ty cần điều chỉnh lại chính sách trả chậm cho các bên đầu tư nhằm gia tăng tốc độ thu hồi nợ như sau:

- Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu của khách hàng, phân loại các đối tác thành từng nhóm. Đối với các đối tác nhỏ lẻ, đem lại cho cơng ty nguồn doanh thu thấp thì cần thắt chặt chính sách tín dụng, hạn chế cho nợ lại vì đây là nhóm khách hàng có tính rủi ro cao trong kinh doanh. Đối với các đối tác lớn thì cơng ty nên tăng cường hợp tác vì họ là các đối tác quen thuộc, có uy tín trên thị trường nên việc mở rộng các chính sách bán chịu cũng giúp công ty giữ được các mối quan hệ, đồng thời tìm kiếm các cơ hội và đối tác mới.

- Cơng ty cần có những điều khoản riêng trong hợp đồng đối với từng nhóm đối tác để hạn chế rủi ro và đồng thời phải có những chính sách thu hồi nợ hợp lý.

- Cần có các biện pháp để hạn chế, ngăn ngừa rủi ro đối với các khoản nợ mà đối tác khơng thể thanh tốn như: trích lập dự phịng, chiết khấu thanh toán,…

66

3.4.2. Quản lý và làm giảm tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn

Giai đoạn này tỷ lệ nợ của công ty tương đối cao gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín của Hà Đơ. Sử dụng nguồn nợ vay cao khiến công ty chỉ cần bỏ ra một lượng vốn nhỏ cũng được sử dụng lượng tài sản lớn, phục vụ cho quá trình sản xuất các hoạt động sinh lời. Tuy nhiên, hệ số nợ quá cao khiến cơng ty cũng khó có thể vay được các khoản nợ mới khi cần thêm vốn đầu tư. Mặt khác, việc giữ hệ số nợ cao khiến cho khả năng an toàn trong sản xuất kinh doanh của công ty thấp do không tự chủ động được trong các hoạt động của mình, phụ thuộc vào bên ngồi q nhiều.

Trước tình hình chi phí lãi vay lớn năm 2021, cơng ty cần có biện pháp huy động vốn từ bên trong công ty để giảm bớt nguồn vay nợ từ bên ngồi, giảm áp lực tài chính cho cơng ty:

Thứ nhất, cơng ty có thể huy động thêm vốn từ các cổ đông của công ty. Thứ hai, cũng có thể huy động vốn trực tiếp từ chính những cán bộ nhân

viên với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi họ nhận được, đồng thời nhỏ hơn lãi suất huy động vốn trên thị trường thì cả doanh nghiệp và người lao động đều có lợi. Vì vậy, cơng ty nên cân nhắc đưa ra những chính sách huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân viên một cách có hiệu quả nhất. Cơng ty cũng có thể chuyển vốn vay người lao động thành cổ phần, điều này tạo điều kiện cho người lao động tham gia vào quản lý và điều hành doanh nghiệp, đồng thời giúp công ty chuyển một bộ phận vốn vay thành vốn chủ sở hữu, góp phần làm giảm hệ số nợ.

Thứ ba, cơng ty có thể liên doanh, liên kết với đối tác trong hoặc ngồi

nước, cơng ty sẽ có thêm vốn kinh doanh, và hơn nữa ta cịn có thể học thêm được kinh nghiệm trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngồi.

3.4.3. Kiểm sốt các khoản chi phí một cách hiệu quả

Kiểm sốt chi phí là một trong những chức năng quan trọng trong quá trình quản lý của doanh nghiệp. Kiểm soat tốt chi phí sẽ giúp doanh nghiệp

67

tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu hiệu quả hơn giúp đạt được mức lợi nhuận tối đa nhất. Giai đoạn 2019-2021 chi phí của Hà Đơ đều có xu hướng tăng, đặc biệt vào năm 2021 chi phí bán hàng tăng 583.09% so với năm 2020, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 9.81%. Dù lợi nhuận của công ty vẫn tăng qua các năm nhưng công ty cũng cần có những giải pháp để kiểm sốt các khoản chi phí ở mức ổn định, tránh tình trạng tăng quá cao. Doanh nghiệp cần:

- Phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất.

- Nhà quản lý cần nhận diện và phân loại được các loại chi phí khác nhau để có thể đề ra các biện pháp kiểm soát phù hợp, cắt giảm những chi phí không cần thiết.

- Nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ của công của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty cần tun truyền về văn hóa cơng ty khiến mỗi cá nhân cảm nhận được mình là thành viên trong gia đình Hà Đơ để góp sức cùng phát triển, bảo vệ tài sản công như của cá nhân. Tiết kiệm được một khoản chi phí có thể giúp cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.

3.4.4: Cải thiện khả năng thanh tốn

Tích trữ tiền là hoạt động không thể thiếu đối với từng doanh nghiệp, việc tích trữ quá nhiều hay q ít thì đều có ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh tốn cũng như tình hình kinh doanh của cơng ty. Trong giai đoạn 2019-2021 lượng tiền của cơng ty có sự biến động khơng đều, lượng tiền dự trữ quá ít đặc biệt là năm 2021 giảm xuống chỉ còn 215,662 triệu đồng, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời cho các khoản nợ đến hạn của cơng ty. Do đó, Cơng ty cần tính tốn khối lượng tiền mặt dự trữ sao cho đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp để không gây lãng phí cũng như mất cân bằng.

68

Thứ nhất, cơng ty cần kiểm sốt chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt, tăng tốc độ thu hồi và giảm tốc độ chi tiền mặt.

Thứ hai, đảm bảo lượng tiền mặt nhất định để thanh toán các khoản vay gần đến hạn. Kể cả khoản nợ chưa đến hạn cũng cần đề phịng rủi ro từ phía chủ nợ cần thanh toán gấp, doanh nghiệp cũng cần dự trữ tiền mặt để thanh toán.

Thứ ba, dự trữ chứng khốn có tính thanh khoản cao để có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng khi cần thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn.

3.4.5. Cải thiện tình hình doanh thu

Doanh thu của cơng ty năm 2021 đang bị sụt giảm, cơng ty cần tìm cách khắc phục và ổn định sau dịch bằng cách cố gắng khai thác thị trường hơn nữa. Đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm khách hàng, áp dụng các hình thức ưu đãi như giảm giá cho các cơng trình có quy mơ vừa và lớn. Thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi với các khách hàng để củng cố mối quan hệ thêm bền lâu với công ty. Thực hiện chính sách linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng riêng biệt, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng để tạo ấn tượng tốt ban đầu.

3.4.6. Nâng cao năng lực quản lý của công ty

Công ty cần tiếp tục hồn thiện cơng tác quản lý, sắp xếp và tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý thơng qua tiêu chuẩn hóa trách nhiệm và nhiệm vụ. Xây dựng hệ thống quản lý kiểm sốt trong cơng ty cần có kế hoạch thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể cho những cán bộ có liên quan. Giám đốc và hội đồng thành viên cần quan tâm chỉ đạo, đánh giá quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống kiểm soát quản trị, làm cho hệ thống này có tác dụng thiết thực trong việc hoàn thiện nâng cao năng lực tài chính. Hệ thống thơng tin quản lý phải được xây dựng và sử dụng một cách đồng bộ để cung cấp thông tin cho Ban quản lý với chất lượng cao nhất.

Mặt khác thì những người quản lý cũng phải có đủ năng lực để điều hành và khai thác hệ thống thông tin quản lý một cách tích cực. Hệ thống này

69

bao gồm tất cả các bộ phận như con người, phần mềm, thiết bị. Để có đầy đủ thơng tin, dữ liệu phục vụ hệ thống kiểm sốt quản trị thì cơng tác thu thập, xử lý và cũng cấp dữ liệu phải đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ.

3.4.7. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động

Đội ngũ lao động là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu Tên đề tài phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hà đô (Trang 66)