Giữa các biện pháp quản lý đề xuất trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Các biện pháp đề xuất đều thuộc các chức năng của quản lý, do vậy đây là hệ thống biện pháp được cụ thể hóa, có tính chất chung của sinh viên đại học và xét đến các yếu tố đặc trưng riêng của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Do vậy để hoạt động NCKH của sinh viên có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên.
Chất lượng các hoạt động NCKH trong nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhận thức tầm quan trọng của hoạt động này là điều kiện tiên quyết để thực hiện có hiệu quả yêu cầu đề ra. Chương trình đào tạo đại học chiếm mất nhiều thời gian của cán bộ giảng viên, sinh viên. Giảng viên thời gian lên lớp dày đặc, sinh viên bận với học tập thi cử, cán bộ quản lý phải xử lý nhiều công việc từ phân cơng bố trí giảng viên, quản lý đổi mới chương trình, biên soạn giáo trình, quản lý cơ sở vật chất đào tạo, …nếu không nhận thức được hoạt động NCKH là quan trọng, là cần thiết, khơng có cũng khơng ảnh hưởng gì thì khơng thể thực hiện hoạt động này có hiệu quả. Vì vậy:
Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH” là điều kiện tiên quyết và quyết định đến chất lượng hiệu quả thực hiện của hệ thống các biện pháp tiếp theo.
Biện pháp 2: Lập kế hoạch cho hoạt động NCKH của sinh viên theo năm học Kế hoạch hóa hoạt động NCKH có tính chất định hướng, vạch ra cách thức thực hiện, công việc thực hiện cụ thể, tạo điều kiện cho hoạt động NCKH của sinh viên. Lập kế hoạch cho hoạt động NCKH của sinh viên theo hướng tới việc sử dụng thời gian phù hợp của sinh viên, tạo thuận lợi để sinh viên tham gia hoạt động NCKH kết hợp với học tập đảm bảo cho các hoạt động hỗ trợ bổ sung cho nhau. Vì vậy biện pháp 2 là điều kiện để có nhiều sinh viên tích cực tham gia được hoạt động NCKH tạo thành phong trào của đơn vị. Biện pháp 3: Đổi mới biện pháp tổ chức NCKH cho sinh viên.
Tổ chức sử dụng nguồn lực, phát huy vai trò của giảng viên, sinh viên trong hoạt động NCKH thực hiện kế hoạch đã vạch ra theo đúng yêu cầu, mục tiêu. Chuyển các nhiệm vụ trong kế hoạch thành kết quả cụ thể.
Biện pháp 4: Tăng cường công tác chỉ đạo, sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngồi trường tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên. Kết hợp NCKH với hoạt động học tập của sinh viên.
Biện pháp này kết hợp với các biện pháp kế hoạch hóa, tổ chức sẽ giúp hoạt động NCKH đi vào thực chất, có hiệu quả cao. Sinh viên có điều kiện học tập , nghiên cứu, ứng dụng thực tế và có cơ hội tìm được việc làm phù hợp khi ra trường. Làm tăng mức độ nhiệt tình trong hoạt động NCKH, hiệu quả quản lý đối với hoạt động NCKH của sinh viên. Tạo cơ hội để giảng viên, sinh viên tham gia hoạt động NCKH, đồng thời làm cho nhận thức về NCKH thực tế hơn.
Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt độngNCKH của sinh viên.
Biện pháp này giúp kiểm sốt, điều chỉnh q trình hoạt động giúp cho quản lý đơn vị có những quyết định kịp thời. Đồng thời đánh giá tốt là nguồn khích lệ nhiều sinh viên tham gia NCKH.
Biện pháp 6: Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH
Quản lý các điều kiện hỗ trợ là biện pháp hỗ trợ hoạt động NCKH của sinh viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần động viên khuyến khích sinh viên học tập và NCKH.
3.3.2 Điều kiện để thực hiện các biện pháp
- Nhà trường cần có hệ thống các văn bản có tính pháp lý để quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.
- Cán bộ, giảng viên và sinh viên có nhận thức đúng về hoạt động NCKH của sinh viên.
- Hoạt động NCKH của sinh viên phải được thực hiện từ vấn đề nhỏ đơn giản tới vấn đề lớn phức tạp hơn, từ hoạt động tự học đến làm bài tập lớn đến triển khai cơng trình NCKH.
- Có đủ sách, tài liệu, thiết bị phịng thí nghiệm, phịng thực hành, nguồn kinh phí đầu tư phục vụ cho hoạt động NCKH của sinh viên.
3.4. Khảo sát các biện pháp quản lý đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo sát
Để xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý (khoa điện, phòng quản lý khoa học) và giảng viên Khoa Điện.
3.4.2. Kết quả khảo sát
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
TT Biện pháp đề xuất Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1
Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt
động NCKH 39 59.1 27 40.9 0 0.0
2
Lập kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên theo
từng năm học 12 18.2 52 78.8 2 3.0
3
Đổi mới, tăng cường chất lượng công tác tổ chức
NCKH cho sinh viên 26 39.4 35 53.0 5 7.6
4
Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngồi trường tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH
của sinh viên. 21 31.8 45 68.2 0 0.0
5
Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động NCKH của
sinh viên 21 31.8 39 59.1 6 9.1
6
Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH
của sinh viên 14 21.2 43 65.2 9 13.6
Trung bình 33.6 60.9 5.5
Qua kết quả điều tra bằng phiếu hỏi Bảng 3.1, đối với 66 cán bộ quản lý và giảng viên của phòng quản lý khoa học, Khoa Điện nhận thấy đa số khách thể khảo sát cho rằng các biện pháp đề xuất mà đề tài nêu ra là rất cần thiết và cần thiết đối với quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Có 33,6% phiếu trả lời các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và 60,9% phiếu trả lời các biện pháp đưa ra là cần thiết, chỉ có 5,5% đánh giá là khơng cần thiết điều này có thể nhận thấy các biện pháp mà đề tài đưa ra cần được triển khai để nâng cao chất
lượng hoạt động NCKH của sinh viên. Tuy nhiên mức độ đánh giá ở các biện pháp không đồng đều. Cụ thể, đối với biện pháp đề xuất 1 “Nâng cao nhận
thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH” có
39 phiếu trả lời là rất cần thiết, chiếm tỷ lệ 59,3%; 27 phiếu trả lời cần thiết chiếm tỷ lệ 40,1%. Điều này cho thấy cán bộ quản lý và giảng viên của khoa điện cũng như cán bộ quản lý khoa học của nhà trường đều nhận thấy đây là mặt hạn chế cần khắc phục để hoạt động NCKH của sinh viên trở thành nhiệm vụ, lôi cuốn được nhiều sinh viên tham gia. Biện pháp đề xuất 2: có 12 ý kiến cho rằng rất cần thiết chiếm tỷ lệ 18,2%; 52 ý kiến cho rằng biện pháp này là cần thiết chiếm tỷ lệ 78,8% đặc biệt có 2 ý kiến cho là khơng cần thiết chiếm tỷ lệ 3%. Như vậy có 97% số phiếu trả lời Rất cần thiết và cần thiết đối với việc lập kế hoạch NCKH cho sinh viên cần lập theo năm học, 3% ý kiến không cần thiết phải lập theo năm học mà theo năm lịch. Điều này phù hợp với thực tế của trường, Việc quản lý hoạt động NCKH nói chung được tổng kết, làm kế hoạch theo năm lịch, nhưng hoạt động NCKH của sinh viên phụ thuộc học kỳ, năm học, khóa học làm cho nhiều sinh viên khơng có điều kiện tham gia. Biện pháp đề xuất 3: “Đổi mới, tăng cường chất lượng công tác tổ
chức NCKH cho sinh viên” qua kết quả khảo sát thu được có 26 ý kiến trả lời
rất cần thiết chiếm tỷ lệ 39,4%; 35 ý kiến cho rằng biện pháp này cần thiết chiếm tỷ lệ 53%; và 5 ý kiến cho là không cần thiết chiếm tỷ lệ 7,6%. Thực tế ở khoa Điện hoạt động NCKH dưới các hình thức khác nhau đã trở thành công việc thường xuyên từ nhiều năm. Với các hình thức bài tập môn học trong chương trình các giảng viên giảng dạy có u cầu như bắt buộc nên các sinh viên phải thực hiện. Nhưng đối với các hình thức khác như: chế tạo Robocon, thi Olympic các chuyên đề lập trình tin học của ngành điện, đề tài NCKH cấp khoa, trường thì số lượng sinh viên tham gia chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với số sinh viên của khoa, làm cho hoạt động NCKH không được như nhiệm vụ học tập, dẫn đến chất lượng đào tạo không được nâng cao tương xứng với khả năng của sinh viên cũng như năng lực của nhà trường. Thông
qua bảng số liệu điều tra, với biện pháp đề xuất 4: “Tăng cường chỉ đạo sự phối
hợp giữa các đơn vị trong và ngồi trường tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên”. Có 21 ý kiến cho rằng biện pháp này rất cần thiết đối với quản lý
hoạt động NCKH của sinh viên chiếm tỷ lệ 31,8%; 45 ý kiến chiếm tỷ lệ 68,2% cho là cần thiết, khơng có ý kiến nào đánh giá khơng cần thiết. Điều này chứng tỏ cán bộ giảng viên đánh giá cao biện pháp này. Phối hợp, gắn kết tốt sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường bằng sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa sẽ làm cho hoạt động NCKH của sinh viên, chất lượng đào tạo của nhà trường thay đổi. Trong biện pháp đề xuất 5: “Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm
về hoạt động NCKH của sinh viên” có 21 ý kiến cho rằng đây là biện pháp rất cần
thiết chiếm 31,8%; 39 ý kiến đánh giá là biện pháp cần thiết chiếm tỷ lệ 59,1% và 6 ý kiến cho là không cần thiết trong quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Theo tôi các ý kiến trên là xác đáng, đúng với hoạt động của Khoa điện. Việc đánh giá vẫn được thực hiện theo đúng yêu cầu đề ra, với các đề tài NCKH cấp khoa, cấp trường đều có đánh giá rút kinh nghiệm, song thành tích của chủ đề tài, người thực hiện đạt được chưa được sử dụng trong việc động viên khuyến khích, xét thành tích thi đua khen thưởng. Đây là yếu điểm làm cho ít thành viên hăng hái tham gia hoạt động NCKH. Và thực tế điều tra cũng thể hiện điều này, có 9,1% trả lời khơng cần thiết biện pháp quản lý này. “Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH
của sinh viên” là biện pháp 6 mà đề tài đề xuất. Có 14 ý kiến cho đây là biện pháp
rất cần thiết chiếm tỷ lệ 21,2%; 43 ý kiến chiếm 65,2% cho rằng biện pháp quản lý này cần thiết cho hoạt động NCKH của sinh viên và có 9 ý kiến chiếm 13,6% cho rằng không cần thiết biện pháp này. Đánh giá toàn bộ cần thiết của các biện pháp quản lý mà đề tài đề xuất tính theo giá tri trung bình đối với 6 biện pháp thu được kết quả: 33,6% ý kiến cho rằng các biện pháp quản lý đề xuất là rất cần thiết; 60,9% ý kiến cho rằng các biện pháp là cần thiết và chỉ có 5,5% ý kiến cho rằng khơng cần thiết. Như vậy có thể kết luận các biện pháp đề xuất có mức độ cần thiết cao đối với quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, có thể triển khai thực hiện.
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
3.4.2.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
TT Biện pháp đề xuất Rất khả thi Khả thi
Không khả thi Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1
Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan
trọng của hoạt động NCKH 0 65 98.5 1 1.5 2
Lập kế hoạch hoạt động NCKH
của sinh viên theo từng năm học 0 59 89.4 7 10.6 3
Đổi mới, tăng cường chất lượng công tác tổ chức NCKH
cho sinh viên 0 62 93.9 4 6.1
4
Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngồi trường tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh
viên. 0 57 86.4 9 13.6
5
Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt
độngNCKH của sinh viên 0 49 74.2 17 25.8 6
Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh
viên 0 55 83.3 11 16.7
Qua thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi về tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Cùng với các ý kiến về mức độ cần thiết, các ý kiến về tính khả thi góp phần củng cố việc thực hiện của các biện pháp. Có 87,6% ý kiến trả lời các biện pháp được đề xuất có tính khả thi, 12,4% ý kiến cho rằng không khả thi đặc biệt không nhận được ý kiến đánh giá nào là rất khả thi. Điều này cũng phù hợp thực tế, khi hoạt động NCKH của sinh viên các trường đại học chưa được coi là nhiệm vụ học tập bắt buộc, công tác quản lý các điều kiện hỗ trợ và hoạt động kiểm tra đánh giá chưa tốt thì tính khả thi sẽ kém hiệu quả. Tuy nhiên với các biện pháp được đề xuất tính khả thi được đánh giá khá tập trung: Với biện pháp đề xuất: “ Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên
về tầm quan trọng của hoạt động NCKH” nhận được 65 ý kiến chiếm 98,5%
cho rằng biện pháp này có tính khả thi, 1 ý kiến chiếm tỷ lệ 1,5% cho là không khả thi. Điều này cho thấy sự đánh giá của cán bộ giảng viên rất cao đối với biện pháp này. Trong biện pháp đề xuất: “Lập kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên theo từng năm học” đối với Khoa có thể thực hiện các
hoạt động NCKH cho sinh viên dưới hình thức bài tập mơn học, NCKH thuộc chương trình đào tạo được thực hiện theo tiến độ và đúng với kế hoạch năm học. Các hoạt động NCKH khác phụ thuộc kế hoạch của nhà trường và cần được xây dựng theo học kỳ, năm học để thuận lợi trong việc thực hiện của sinh viên. Nếu không xây dựng kế hoạch thực hiện theo học kỳ, năm học hoạt động NCKH của sinh viên dễ bỏ giữa chừng, không thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến cũng thể hiện rõ tính khả thi của biện pháp này: 59 ý kiến cho rằng biện pháp này có tính khả thi chiếm 89,4%; và có tới 7 ý kiến chiếm tỷ lệ 10,6% cho rằng không khả thi. Biện pháp“Đổi mới, tăng cường chất lượng tổ chức NCKH cho sinh viên” là biện pháp được đề tài đề xuất để thay đổi cách thức, đổi mới nội dung NCKH theo tính tiếp cận và ứng dụng thực tế giúp sinh viên tìm hiểu sâu về củng cố kiến thức chuyên môn, hoạt động nghề nghiệp tạo hứng thú cho sinh viên trong
hoạt động NCKH. Qua trưng cầu ý kiến có 62 ý kiến cho rằng biện pháp này có tính khả thi chiếm tỷ lệ 93,9%; có 4 ý kiến chiếm tỷ lệ 6,1% cho rằng không khả thi. Biện pháp “Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngồi trường tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.”
đây là biện pháp quản lý mà trong các hoạt động của nhà trường nói chung và cơng tác quản lý hoạt động NCKH nói riêng ln cần quan tâm. Nếu không được quan tâm, tăng cường công tác chỉ đạo phối hợp các hoạt động sẽ rời rạc, không phát huy được khả năng trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên để có sự phối hợp cần có thời gian, tùy theo từng cơng việc cụ thể để phát huy hiệu quả