Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH
1.4. Sự hình thành BHXH tại Việt Nam
1.4.1. Quan điểm về BHXH của Đảng và Nhà nước ta
1.4.1.1. Quan điểm về BHXH của Đảng
Ngay từ khi ra đời năm từ 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, giải phóng con người khỏi áp bức, bất cơng. Chương trình Việt Minh đã đề ra chính sách xã hội cụ thể: "Đối với cơng nhân, ngày làm việc 8 giờ; định tiền lương tối thiểu; cứu tế thất nghiệp; xã hội bảo hiểm; thủ tiêu các giấy giao kèo nô lệ; lập các giấy giao kèo giữa chủ và thợ, công nhân già có lương hưu trí...". Những định hướng về chính sách xã hội từ buổi đầu sơ khai đã mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
Tại Đại hội Toàn quốc lần thứ III của Đảng (ngày 10/9/1960), Ban Chấp hành Trung ương đã định ra Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, trong đó có một nội dung lớn là: "Cải thiện đời sống vật chất và vǎn hóa của nhân dân thêm một bước, làm cho nhân dân ta được ǎn no, mặc ấm, tǎng thêm sức khoẻ, có thêm nhà ở và được học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị". Hơn nửa thế kỷ, từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân và nhất là từ khi hịa bình đựoc lập lại ở miền Bắc, sự nghiệp BHXH đã từng bước được hoàn thiện và trở thành một bộ phận quan trong trong chiến lược con người của Đảng. Mục tiêu của chính sách BHXH của Đảng ta là chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, chăm
lo sức khỏe của người lao động. Đảng lãnh đạo BHXH là nguyên tắc, đồng thời là sự bảo đảm cho hoạt động BHXH đúng hướng. Thực hiện chính sách BHXH là góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động. Trên cơ sở đó, góp phần đảm bảo sự phát triển bình thường và ổn định của sản xuất, đảm bảo sự cơng bằng, trật tự an tồn và tiến bộ xã hội. Các chế độ chính sách về BHXH do Nhà nước ta ban hành, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; thật sự là nguồn cổ vũ động viên người lao động yên tâm, phấn khởi lao động sản xuất, dũng cảm chiến đấu, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước; trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong quản lý, sử dụng và điều tiết lực lượng lao động xã hội.
Tuy nhiên, cùng với sự đi lên của đất nước, bước vào thời kỳ đổi mới, các chế độ, phương thức quản lý về BHXH theo các quy định trước đó đã trở nên bất cập, bộc lộ nhiều điểm khơng phù hợp. Tài chính về BHXH ngày càng mất cân đối nghiêm trọng, số thu quá ít so với tổng số phải chi. Vì vậy, việc chi trả các chế độ BHXH đã trở thành gánh nặng cho ngân sách Nhà nước; đối tượng tham gia BHXH chỉ bó hẹp trong đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức và lực lượng vũ trang, chưa mở rộng đến người lao động trong các thành phần kinh tế khác, nên chưa tạo được sự công bằng xã hội và làm giảm tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội đối với người lao động.
Tại Nghị quyết Đại hội lần thứ VII (ngày 27/6/1991) của Đảng, phần phương hướng nhiệm vụ trong 5 năm 1991-1995 đã khẳng định: "Đổi mới chính sách BHXH theo hướng: mọi người lao động và đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều đóng góp vào quỹ BHXH. Từng bước tách quỹ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước khỏi ngân sách và hình thành quỹ BHXH chung cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế". Xây dựng một chính sách BHXH phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, người
sử dụng lao động, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi khách quan. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng xác định: " Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội... Thiết lập một hệ thống đồng bộ và đa dạng về bảo hiểm và trợ cấp xã hội. Có chính sách thích đáng đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, cán bộ lão thành, những người về hưu. Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi...".
Văn kiện Đại hội lần thứ VIII (01/7/1996) của Đảng cũng đã chỉ rõ: "Thực hiện và hoàn thiện chế độ BHXH, bảo đảm đời sống người nghỉ hưu được ổn định, từng bước được cải thiện. Xây dựng Luật BHXH",... "Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, áp dụng bắt buộc đối với các cơ quan, các doanh nghiệp".
Để tạo tiền đề vững chắc, đưa chính sách BHXH tiếp tục chuyển biến rõ rệt và tạo cơ sở cho ngành BHXH phát triển, ngày 26/5/1997, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 15-CT/TW "Về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH". Ngay sau khi Bộ Chính trị có Chỉ thị số 15-CT/TW, các cấp ủy, chính quyền ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã nhanh chóng có văn bản chỉ đạo dưới các hình thức như Chỉ thị, Thơng tri, cơng văn... về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH trên các địa bàn. Đồng thời, tổ chức quán triệt sâu rộng, kịp thời nội dung Chỉ thị của Bộ Chính trị đến từng cán bộ, đảng viên. Qua việc nghiên cứu, quán triệt đã làm chuyển biến và nâng cao nhận thức tư tưởng của các cấp ủy, chính quyền về chính sách BHXH, làm cho cán bộ, đảng viên thấy rõ hơn mục đích, ý nghĩa, vị trí, vai trị, tầm quan trọng của chính sách nhân đạo này. Từ đó xác định được trách nhiệm của mình trong
việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đặc biệt là tạo ra cơ chế phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, cơng tác BHXH ở nước ta đã có những bước tiến quan trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.
1.4.1.2. Nhà nước Việt Nam với BHXH
BHXH ở nước ta là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập nước, chế độ chính sách BHXH đã được ban hành, từng bước được thực hiện đối với công nhân viên chức khu vực Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, chế độ chính sách về BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người lao động và góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước.
Có thể chia việc xây dựng và thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam qua một số giai đoạn sau:
* Thời kỳ trước tháng 12/1994:
- Về đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH: là công nhân viên chức trong biên chế thuộc khu vực Nhà nước, các đồn thể xã hội chính trị và trong lực lượng vũ trang.
- Về các chế độ gồm 6 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Từng chế độ có quy định cụ thể về điều kiện hưởng, tuổi đời, mức hưởng..., nhưng nhìn chung căn cứ vào thời gian công tác.
- Về Tổ chức thực hiện có các đơn vị cơ quan sau:
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý 3 chế độ: hưu trí, mất sức lao động, tử tuất và có phân cấp cho các cơ quan, các địa phương giải quyết chế độ BHXH.
+ Hệ thống Liên đoàn Lao động quản lý 3 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
+ Thời gian cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 có thu BHXH do Bộ Tài chính thu vào thu ngân sách Nhà nước, khơng hình thành quỹ BHXH riêng.
+ Chi chế độ hưu trí, mất sức lao động và tử tuất do ngân sách Nhà nước Trung ương đảm bảo, tính trong kế hoạch chi ngân sách Nhà nước hàng năm.
Chính sách và thực hiện các chế độ BHXH thời kỳ này đã hỗ trợ cuộc sống cho hàng triệu cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, góp phần to lớn trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, cịn có những tồn tại sau:
+ Chỉ người lao động trong khu vực Nhà nước mới được hưởng chế độ BHXH, mọi người khi đã trong biên chế Nhà nước thì đương nhiên được đảm bảo BHXH. Đối tượng tham gia BHXH hạn hẹp.
+ Khơng hình thành quỹ BHXH; thu - chi BHXH tính trong ngân sách Nhà nước. Do vậy, ngân sách Nhà nước phải đảm bảo việc chi trả; các năm sau thường phải chi cao hơn các năm trước; chi BHXH chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng thường xuyên đến cân đối Ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động.
+ Chính sách và các chế độ BHXH cịn trùng lẫn với nhiều chính sách xã hội khác như chính sách người có cơng, cứu trợ xã hội, an dưỡng, điều dưỡng, kế hoạch hóa gia đình...
+ Việc tổ chức quản lý BHXH do nhiều cơ quan thực hiện bị phân tán, không thống nhất trong thực hiện chế độ quy định về đối tượng, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng.
* Thời kỳ từ khi thực hiện Bộ luật Lao động và Điều lệ BHXH.
Từ năm 1995, thi hành những quy định trong Bộ luật Lao động về BHXH, Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước, người
lao động theo loại hình BHXH bắt buộc và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 đối với lực lượng vũ trang.
- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không chỉ là người lao động trong khu vực Nhà nước mà bao gồm cả người lao động trong các thành phần kinh tế có sử dụng 10 lao động trở lên.
- Quy định việc đóng BHXH của người sử dụng lao động, người lao động và hình thành quỹ BHXH để thực hiện chế độ BHXH cho người lao động; quỹ BHXH được quản lý thống nhất, tập trung, độc lập với Ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ.
- Về các chế độ BHXH, với 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
- Về tổ chức quản lý: BHXH Việt Nam đảm nhiệm việc quản lý đối tượng tham gia BHXH, cấp sổ BHXH, lập hồ sơ hưởng chế độ BHXH đối với từng chế độ, từng đối tượng hưởng BHXH và quản lý quỹ BHXH. Hệ thống quản lý này là thống nhất, rõ ràng trong trách nhiệm, quyền hạn, thực hiện giảm phiền hà, chống tham ơ, lãng phí, thất thốt quỹ.
Chính nhờ những cải cách trên mà tăng được số lượng người lao động tham gia BHXH và hình thành quỹ BHXH, quỹ ngày càng gia tăng, hiệu quả mang lại hết sức rõ nét: Việc thực hiện chế độ BHXH đúng theo pháp luật quy định, đảm bảo thực hiện thống nhất trong cả nước; chi trả đầy đủ, kịp thời đến tận tay đối tượng. Cơ chế quản lý chặt chẽ không để thất thoát quỹ và thường xuyên cải cách hành chính trong lập hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ BHXH. Hình thành quỹ tài chính tập trung, đảm bảo chi trả kịp thời các chế độ BHXH đối với người lao động, đồng thời góp phần vào nguồn tài chính xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Góp phần đảm bảo và ổn định Ngân sách Nhà nước. Riêng với đối tượng hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH từ nguồn Ngân sách Nhà nước, Nhà nước chủ động và tập trung chi cho đầu tư kinh tế và phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Với các kết quả cơ bản nêu trên, có thể khẳng định rằng chủ chương thực hiện cải cách BHXH từ 1995 đến nay là phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế và phù hợp với đường lối phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Tuy nhiên hoạt động BHXH cịn có những khó khăn:
- Đối tượng tham gia BHXH còn hạn hẹp. Số lao động tham gia BHXH so với tổng số lao động xã hội chiếm tỷ trọng thấp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến số người lao động trong xã hội được hưởng quyền lợi về BHXH, đồng thời quy mơ quỹ BHXH cịn rất hạn chế.
- Từ năm 1995 đến nay, chính sách BHXH thường xuyên sửa đổi, bổ sung về điều kiện hưởng, phương pháp tính lương hưu và tuổi nghỉ hưu giảm đến 5 tuổi, đã ảnh hưởng quỹ và cân đối quỹ BHXH. Với giảm 5 tuổi nghỉ hưu, thu BHXH mỗi người giảm đến 5 năm và hưởng lương hưu tăng đến 5 năm. Ngoài ra, với các lần thay đổi mức tiền lương tối thiểu, việc thu BHXH vẫn theo mức tiền lương tối thiểu cũ, nhưng giải quyết chế độ BHXH lại được thực hiện theo mức tiền lương tối thiểu mới đã ảnh hưởng đến quỹ BHXH và cân đối lâu dài quỹ BHXH.
- Những đối tượng có thời gian cơng tác trước ngày 01/01/1995 nhưng sau năm 1995 hưởng chế độ hưu trí, theo quy định được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho quỹ để chi trả, nhưng hiện nay chưa được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ, việc này ảnh hưởng đến cân đối quỹ BHXH lâu dài.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng những quan điểm mới đầy đủ hơn về BHXH trong nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tạo ra được hệ thống chính sách BHXH mới phù hợp với cơ chế thị trường có sự lãnh đạo của Nhà nước. Hệ thống chính sách này đã giải quyết hài hòa quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo quyền lợi người lao động. BHXH đã phát huy nguồn lực
trong nước, giảm dần sự bao cấp của Ngân sách Nhà nước, trước hết là bao cấp đối với người về hưu trước năm 1995.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi củng cố và tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta là vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước: mở rộng dân chủ XHCN. Đại hội Đảng lần thứ VII khẳng định: “Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân”.
Để củng cố và tăng cường pháp chế XHCN phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có các biện pháp cơ bản như:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế.
Đây là biện pháp cơ bản, bao trùm, xuyên suốt trong quá trình củng cố và tăng cường pháp chế XHCN. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện trước hết ở việc Đảng đề ra chiến lược tồn diện về cơng tác pháp chế trong từng trường hợp. Đảng đề ra phương hướng xây dựng pháp luật, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, đào tạo cán bộ pháp lý để tăng cường cho các cơ quan