PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Hệ thống, thống kê tổng hợp kết quả triển khai công tác BHXH các năm giai đoạn 2008-2012, so sánh số liệu thống kê của các cơ quan nhà nước trên địa bàn, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công tác thu BHXH.
Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận hai chiều từ trên xuống và từ dưới lên thông qua việc ứng dụng các cơng cụ phân tích định tính.
2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin
Lấy số liệu từ các bảng biểu tổng hợp kết quả các chỉ tiêu trong các năm.
2.1.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Lập các bảng biểu từng loại chỉ tiêu theo không gian và thời gian thuộc giai đoạn nghiên cứu.
2.1.4. Phương pháp phân tích thơng tin
Qua các biểu chỉ tiêu đã lập, thiết lập biểu đồ quá trình phát triển, trong đó, tìm ra những khoảng thời gian, nhân tố tác động làm tăng hoặc giảm các chỉ tiêu nghiên cứu, đặc biệt quan tâm tới những nhân tố tác động đến chỉ tiêu mở rộng diện tham gia BHXH để vận dụng và nhân rộng.
2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.1. Tổng hợp lao động và số thu BHXH các năm
Chỉ tiêu này có ý nghĩa kinh tế ở hai khía cạnh: Thứ nhất, cho thấy biến động số lao động tham gia BHXH qua các năm, số lao động tăng mới từng năm, so sánh với tổng số người trong độ tuổi lao động, số có việc làm được tham gia BHXH, số lao động có việc làm chưa được tham gia BHXH, số lao động chưa có việc làm..., với cơng thức tính tổng số lao động các đơn vị đang tham gia BHXH, đơn vị đo của chỉ tiêu này là lao động (người). Thứ hai, cho
thấy biến động số thu BHXH các năm, sự tích lũy của quỹ BHXH, đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH, so sánh với số chi trả các chế độ chính sách BHXH, tỷ lệ trích nộp từ tiền lương của người lao động vào quỹ BHXH như thế nào, đã hợp lý chưa..., với cơng thức tính bằng số lao động nhân với tỷ lệ trích nộp theo quy định, đơn vị tính là tiền đồng Việt Nam.
2.2.2. Tổng hợp cơ cấu tham gia BHXH của các loại hình lao động
Chỉ tiêu này có ý nghĩa kinh tế ở chỗ: Nó cho thấy cơ cấu lao động tham gia BHXH của các thành phần kinh tế: lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; lao động ở khối doanh nghiệp Nhà nước; lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp cơng lập; lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp dân lập; lao động ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh (khối dân doanh- bao gồm: các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể, tổ hợp tác, lao động tự do...). Qua đó, thấy được sự thu hút lao động vào khu vực kinh tế nào là chủ yếu trong thời gian qua, khu vực kinh tế nào có sự suy giảm lao động, việc làm ..., với đơn vị đo là lao động (người).
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
3.1. Khái quát về cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên
Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số: 1601/QĐ-TCCB ngày 16/09/1997 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH Thái Nguyên có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản và trụ sở riêng đặt tại số 17 đường Đội Cấn - Phường Trưng Vương - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
Sau 17 năm thành lập với sự quan tâm của các cấp, các ngành địa phương sự chỉ đạo chuyên môn của BHXH Việt Nam, sở LĐTBXH tỉnh, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, cơng chức, viên chức tồn đơn vị, BHXH tỉnh Thái Ngun đã ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần khơng nhỏ vào sự thành công chung của hoạt động của BHXH Việt Nam.
Về tổ chức bộ máy
BHXH tỉnh Thái Nguyên được hình thành theo hai cấp quản lý (BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành, thị). Gồm văn phòng BHXH tỉnh với 10 phòng chức năng và 9 BHXH các huyện, thành, thị trực thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên với 277 cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng.
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Thái Nguyên P. Số thẻ P. Số thẻ P. Giám định BHYT P. Tiếp nhận QLHS P. Chế độ BHXH P.Kế hoạch tài chính P.Hành chính tổng hợp P.Cơng nghệ T.tin Phòng Thu Phòng Kiểm tra BHXH Thành phố BHXH TX sông công BHXH H. Phổ Yên BHXH H. Đại Từ BHXH H. Đồng Hỷ BHXH H. Phú Lương BHXH H. Phú Bình BHXH H. Võ nhai BHXH H. Định Hóa P. GIÁ M Đ ỐC P. GIÁ M Đ Ố C GIÁM ĐỐC Phòng Tổ chức P. GIÁ M Đ ỐC
Chức năng
Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái nguyên là cơ quan sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại địa bàn tỉnh, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyên, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên
- Xây dựng, trình tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình cơng tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.
- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội huyện) ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh và bảo hiểm xã hội huyện.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động tại bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị xây dựng, sửa đổi bổ sung chế độ chính sách về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kiến nghị với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thơng tin về đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức cơng đồn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
3.2. Thực trạng công tác quản lý BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Quy trình quản lý thu, nộp BHXH
3.2.1.1. Phân cấp thu BHXH
Mục đích của phân cấp thu đóng góp BHXH từ người tham gia BHXH là nhằm nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác thu theo địa bàn hành chính đồng thời phân bổ khối lượng cơng việc đồng đều cho các đơn vị, các cấp (để tránh tình trạng nơi ùn tắc, ngược lại có nơi khơng có việc làm) và tạo điều kiện thuận tiện cho đơn vị và đối tượng tham gia đăng ký đóng BHXH.
* Cơ quan BHXH huyện, thành phố thị xã, thành phố thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên (gọi chung là BHXH huyện) có trách nhiệm trực tiếp thu BHXH các đơn vị trên địa bàn do BHXH huyện quản lý, các đơn vị ngoài Quốc doanh, ngồi cơng lập, các xã phường, thị trấn, các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu.
Thực hiện kiểm tra đối chiếu tổng hợp các đối tượng tham gia BHXH để lập kế hoạch thu, hướng dẫn NSDLĐ đăng ký và nộp tiền BHXH.
BHXH cấp huyện, thành phố, thị xã gồm có 9 đơn vị với phạm vi hoạt động, đối tượng phục vụ, khối lượng công việc lớn. Nhiệm vụ do Giám đốc BHXH huyện giao trực tiếp cho từng công chức, viên chức sao cho thuận lợi
trong cơng việc thu đóng BHXH. Định kỳ cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ chuyển khoản vào ngày 5, 10, 15, 25 vào ngày cuối cùng của tháng. Kết thúc thời gian làm việc vào ngày cuối cùng của năm phải chuyển toàn bộ số thu về BHXH tỉnh.
* BHXH tỉnh Thái Nguyên có nhiệm vụ trực tiếp thu BHXH gồm: - Các đơn vị do Trung ương quản lý đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh thái Nguyên, các đơn vị trên địa bàn do tỉnh quản lý.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, tổ chức quốc tế, lưu học sinh nước ngoài.
- Các đơn vị lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Đồng thời tổ chức và chỉ đạo cơ quan BHXH cấp cơ sở thu đúng theo phân cấp.
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý thu tại BHXH tỉnh Thái Nguyên
Chỉ đạo nghiệp vụ Chỉ đạo trực tiếp GIÁM ĐỐC P. Giám đốc phụ trách thu CĐ BHXH BHXH Huyện Phòng thu Bộ phận thu
Đối tượng thu
Đối tượng thu 0 …. Đối tượng thu 2 Đối tượng thu 1 Huyện quản lý
Có thể nói, việc phân cấp thu như hiện nay phù hợp với tình hình thực tế, giảm bớt phiền hà cho chủ sử dụng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ có điều kiện tham gia đầy đủ và nhanh chóng việc thu nộp BHXH. Đây cũng là một thành công bước đầu trong công tác quản lý thu BHXH.
3.2.1.2. Quy trình thu nộp BHXH
Được thực hiện ở 3 khâu: Khâu đăng ký; khâu thực hiện; khâu xác nhận. Khâu đăng ký do đơn vị SDLĐ thực hiện, cơ quan BHXH tỉnh, huyện chịu trách nhiệm đối chiếu, kiểm tra, rà soát xác định lại danh sách đăng ký của đơn vị. Việc này xác định được các cơ sở dữ liệu ban đầu của người lao động và địa hình các tiêu thức nhận dạng về người lao động. Thông qua danh sách đăng ký lao động của người SDLĐ, cơ quan BHXH phải đối chiếu trực tiếp với các chứng từ, hồ sơ liên quan đến từng đối tượng trong danh sách đã đăng ký, xác định chính xác đối tượng tham gia và mức tham gia BHXH của từng NLĐ trong quá trình thực hiện. Sau khi xác định được các cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc triển khai công tác thu BHXH, cơ quan BHXH tiến hành thu nộp BHXH theo quy định. Do đối tượng tham gia BHXH lớn, thường xuyên biến động nên đơn vị SDLĐ phải lập các báo cáo tăng, giảm để điều chỉnh kịp thời.
Sau quá trình đăng ký tham gia BHXH cho người lao động cơ quan BHXH tỉnh và huyện định kỳ sẽ tiến hành thu BHXH từ người tham gia BHXH hoặc từ các đơn vị, cơ quan sử dụng lao động tham gia BHXH thông qua việc mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc Nhà nước. Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những người lao động tham gia BHXH, đồng thời trích từ tiền lương, tiền cơng tháng của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan
BHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước. Người sử dụng lao động đóng BHXH bằng hình thức chuyển khoản. trường hợp người sử dụng lao động hoặc người lao động đóng BHXH bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH sẽ hướng dẫn thủ tục nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Nếu người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH thì chậm nhất sau 3 ngày làm việc, cơ quan BHXH phải nộp tiền vào tài khoản chuyên thu mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Các đối tượng được tự đóng BHXH sẽ đăng ký đóng BHXH theo tháng hoặc quý tại cơ quan BHXH nơi cư trú.
Khâu thực hiện trong quy trình thu là khâu quan trọng đối với những cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH ở cả cấp tỉnh và cấp huyện.
Sau khi thực hiện thu BHXH đối với các đơn vị trong từng thời kỳ, cơ quan BHXH xác nhận vào bảng đối chiếu xác nhận quá trình tham gia BHXH cho từng đơn vị, từng người lao động tại từng thời điểm, xác định chính xác số cơng nợ đã được trích nộp. Để có thể đối chiếu xác nhận từng cán bộ chuyên quản thu phải căn cứ vào các chứng từ chuyển tiền, nộp tiền của đơn vị; các giấy báo có của ngân hàng, kho bạc; các quyết định điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH của từng NLĐ. Trên cơ sở số liệu đã được đối chiếu một cách chuẩn xác, cơ quan BHXH xác nhận vào bảng đối chiếu cho đơn vị