Tổng kết phần động lực học chất điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn tự học theo môđun phần động lực học chất điểm thuộc môn vật lí đại cương ở trường sĩ quan lục quân 1 (Trang 73 - 87)

- Phần Bài tập vận dụng các kiến thức trong phần “Động lực học chất điểm” gồm các bài

1. Khi ra khỏi nòng súng viên đạn bay như thế nào?

2. Tại sao khi thực hành ngắm bắn để đạn trúng điểm mục tiêu, không thể đưa thẳng nòng súng vào điểm định bắn mà phải hướng nòng súng chếch lên một góc nhất định (góc bắn) để điểm chạm (điểm rơi) của đầu đạn trúng vào điểm định bắn trúng? Nêu và giải thích cách ngắm khi thực hành bắn súng tiểu liên AK với các bia số 4, số 7 và số 8.

3. Trong khi hành quân người chiến sĩ gặp phải các vấn đề sau: - Leo núi đồi nhiều chân bị mỏi

- Xe ô tô bị xa lầy

Hãy đưa ra những sáng kiến hay để giải quyết 4. Máy bay bay như thế nào?

Đáp án các bài tập

1. Viên đạn bay như thế nào sau khi rời khỏi nịng súng?

Nịng súng được thiết kế có dạng rãnh xoắn khiến đạn xoay tròn với tốc độ rất nhanh nhanh khi chúng di chuyển khỏi nòng súng. Đạn xoay tròn giống như một con quay hồi chuyển. Nếu bạn cố gắng lật nghiêng con quay đang xoay trịn, nó sẽ cố gắng kháng cự lại và nếu bạn tiếp tục tác động, nó sẽ nghiêng theo chiều khác.

Đây là lý do lại sao những vật đang xoay trịn, chúng rất khó bị làm chệch hướng. Chúng ta gọi hiện tượng này quán tính hay tính chất ổn định. Một viên đạn hoạt động theo đúng cơ chế đó. Khi nó xoay trịn, nó sẽ bay theo một đường thẳng hơn trong khơng khí, tăng khả năng bắn trúng mục tiêu.

Chúng ta nghĩ rằng đạn bay theo những đường thẳng hoàn hảo, nhưng không thực tế không hẳn vậy. Đạn chịu một số lực khác nhau khi nó bay trong khơng khí. Ở khoảng cách gần, đạn gần như di chuyển theo một đường thẳng, Ở khoảng cách xa hơn, chúng di chuyển theo một đường hơi cong xuống phía dưới do lực hấp dẫn kéo nó xuống mặt đất. Lực cản khơng khí, lực xoay trịn, lực hồi chuyển của viên đạn cũng rất phức tạp. Khi tất cả các yếu tố này kết hợp với nhau, chúng sẽ khiến đạn bay theo một quỹ đạo rất phức tạp trong khơng khí. Đạn bay được bao xa?

Theo lý thuyết, có thể tính tốn một viên đạn di chuyển bao xa bằng cách sử dụng cơng thức tính chuyển động dựa trên định luật của Newton. Nếu biết viên đạn di chuyển với vận tốc bao nhiêu, ta sẽ dễ dàng tính được nó di chuyển bao xa. Quãng đường bằng vận tốc trung bình nhân với thời gian. Vậy tính thời gian đạn di chuyển như thế nào? Ta có thể tính được thời gian đạn bay sử dụng tính chất gia tốc của một vật thể.

Khi đạn súng trường rời khỏi nịng súng, chúng thường có vận tốc ban đầu từ 2.000 km/giờ đến 4.500 km/giờ. Nếu đưa những con số này để tính tốn qng đường di chuyển của đạn, sẽ thấy đạn được bắn từ một góc 45 độ sẽ di chuyển được khoảng cách từ 100 km tới 150 km. Tất nhiên, khoảng cách thực tế không ra như vậy: đạn súng trường chỉ có thể di chuyển được khoảng cách tối đa khoảng 4km.

Chúng ta giải thích điều này như thế nào? Vật thể di chuyển càng nhanh, thì lực cản khơng khí lên nó càng lớn. Rõ ràng, nếu khoảng cách di chuyển thực tế của đạn giảm khoảng 25 đến 40 lần, lực cản khơng khí có ảnh hướng lớn đến chúng. Mặc dù nhưng loại đạn lớn hơn, như đạn pháo, có kích

thước lớn hơn, nhưng chúng di chuyển chậm hơn. Vì thế, chúng ít bị ảnh hưởng bởi lực cản khơng khí, nên khoảng cách thực tế của nó lớn hơn.

2. Thực hành ngắm bắn

Trong bắn súng muốn bắn trúng mục tiêu phải ngắm bắn. Khi bắn đầu đạn chuyển động trong nịng súng ra ngồi khơng khí chịu tác động của khơng khí và lực hút trái đất tạo thành đường cong khơng cân đối. Nên người bắn phải xác định góc bắn và hướng bắn để cho quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.

Đối với súng tiểu liên AK , đầu đạn dần dần tách ra khỏi đường phóng đồng thời chuyển động theo qn tính. Vì vậy để đạn trúng điểm mục tiêu, khơng thể đưa thẳng nịng súng vào điểm định bắn mà phải hướng nòng súng chếch lên một góc nhất định (góc bắn) để điểm chạm (điểm rơi) của đầu đạn trúng vào điểm định bắn trúng.

Thực chất của ngắm bắn là dóng súng vào mục tiêu, lấy góc bắn và hướng bắn để đưa quỹ đạo đường đạn vào điểm định bắn. Người bắn căn cứ vào cự ly từ người bắn đến mục tiêu là bao nhiêu mét thực hiện đông tác lấy thước ngắm (thước ngắm về tầm), ví dụ : cự ly 300 m, lấy thước ngắm 3. Thực chất bước này là tạo góc tương ứng giữa đường ngắm và trục của nòng súng, tạo cho súng một góc bắn về tầm khi bắn.

Bia số 4 tư thế nằm bắn : ngắm chính giữa mép dưới mục tiêu

Dùng súng tiểu liên AK bắn vào mục tiêu bia số 4 cự li 100m chọn thước ngắm 3, (thước ngắm lớn hơn cự li bắn) điểm ngắm chính giữa mép

dưới mục tiêu. Vì ở thước ngắm 3, cự li 100m đối với súng AK đường đạn cao hơn so với điểm ngắm là 28cm, từ mép dưới mục tiêu lên tâm của vòng 10 bia số 4 là 23cm, như vậy đạn vẫn trúng vòng 10 của mục tiêu.

Bia số 7 (tư thê quỳ bắn) và bia số 8 (tư thế đứng bắn) : chọn thước ngắm 3, ngắm ở chính giữa mục tiêu, cách tâm vòng 10 là 28cm.

3. Hãy đưa ra những sáng kiến hay để giải quyết - Leo núi đồi nhiều chân bị mỏi

Khi đi bộ hoặc leo núi, chân ta phải đạp vào mặt đất, đất sẽ tác dụng một phản lực làm cho ta đi được. Động tác đó lập lại nhiều lần sẽ khiến cơ chân bị mỏi.

Giải pháp đơn giản và hiệu quả: chống gậy khi leo núi, đồi

Khi chống gậy, ta dùng tay ấn mạnh gậy về phía sau, mặt đất sẽ tác dụng vào đầu gậy một phản lực hướng về phía trước và nó được truyền đến cơ thể chúng ta làm ta dịch chuyển về phía trước. Như vậy ta đã thay bớt hoạt động của chân bằng hoạt động của tay nên chân đỡ mỏi.

- Xe ô tô bị sa lầy:

Giải pháp buộc một đầu dây thừng vào xe và buộc đầu dây còn lại vào một cái cây to , sau đó vài người cùng nắm vào khoảng giữa sợi dây và kéo sợi dây theo phương vng góc với đường nối giữa xe và sợ dây. Khoảng cách từ xe đến cây để buộc dây thừng càng dài thì việc kéo xe sa lầy càng dễ dàng.

Giải thích: Giải pháp trên có thể mơ tả như hình vẽ:

Lực kéo của người là F

, lực tác dụng lên xe là F1

có độ lớn lơnd hơn độ lớn của lực F

, khi đó xe di chuyển theo hướng của lực F1 . Gọi  là góc hợp bởi hướng của lực F

F1 thì :   cos 2 cos 2F1 F1 F F   

Nếu khoảng cách từ xe đến cây càng lớn thì góc  càng lớn, cos càng nhỏ do đó độ lớn lực F1

càng lớn- xe càng dễ thoát lầy. 4. Máy bay bay như thế nào?

Máy bay bay được là do có các lực tác dụng lên nó

Bạn có thể thấy lực nâng phát huy tác dụng nếu bạn quan sát máy bay trên đường băng. Một chiếc máy bay đang sẵn sàng nhận tốc độ thật nhanh. Các động cơ của nó đẩy nó chuyển động mỗi lúc một nhanh. Trong chốc lát, lực hấp dẫn vẫn giữ chiếc máy bay to nặng đó trên mặt đất. Tuy nhiên, cuối cùng thì chiếc máy bay chuyển động đủ nhanh để cất lên. Vào lúc đó, lực nâng đã đủ mạnh để thắng lực hấp dẫn.

Một khi máy bay đã cất cánh, các động cơ của nó hoạt động hết cơng suất để đẩy phi thuyền về phía trước. Nhưng khơng khí cũng tác dụng lực đẩy ngược, hay lực cản, đối với máy bay. Lực cản này được gọi là lực kéo theo.

Nó làm chậm những vật đang chuyển động trong khơng khí. Nếu phi thuyền chuyển động chậm đi, thì lực nâng sẽ nhỏ hơn để thắng nổi lực hấp dẫn. Để giữ cho máy bay ở trong khơng trung và chuyển động về phía trước, các động cơ hoạt động mạnh hơn. Để cho máy bay bay trong khơng khí, lực nâng từ các cánh phải mạnh hơn lực hấp dẫn, và lực đẩy về phía trước từ những động cơ của nó phải mạnh hơn lực của khơng khí đẩy ngược lại.

2.4.3. Tổ chức hướng dẫn tự học theo môđun phần “Động lực học chất điểm” thuộc môn VLĐC ở trường Sĩ quan Lục quân 1.

2.4.3.1. Hướng dẫn học theo môđun

Trước khi làm việc với tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun GV tiến hành hướng dẫn SV như sau:

+ Giới thiệu cấu tạo của tài liệu, cách sử dụng tài liệu. Đặc biệt chú ý tra cứu những chỗ khó hay những kiến thức cũ đã quên

+ Nêu những việc mà SVcần chuẩn bị ở nhà + Phương pháp học theo môđun.

2.4.3.2. Hoạt động tự học của SV

SV tự học bài ở nhà và phải nắm được những yêu cầu sau: - Nắm được mục tiêu, nội dung bài học

- Trả lời trước những câu hỏi, bài tập và các vấn đề tự đọc, tự nghiên cứu vào vở tự học

- Chuẩn bị nội dung cần thảo luận - Dự kiến những vấn đề cần hỏi GV.

2.4.3.3. Kế hoạch hướng dẫn SV tự học theo tài liệu

Môđun 1: Sử dụng phƣơng pháp động lực học cho chuyển động của chất điểm

Thời gian: 6 tiết; 2 tiết học trên lớp và 4 tiết học ở nhà.

Hoạt động của GV Hoạt động của SV

Chia nhóm từ 5 đến 7 SV Xác định được nhóm của mình Phát bài kiểm tra số 1 Làm bài kiểm tra nghiêm túc

Thu bài kiểm tra số 1 Thu nộp bài Đề nghị thảo luận nhóm theo phiếu

học tập số 1 được in trên giấy A3 (20 phút).

Thảo luận nhóm

Ghi các kết luận vào phiếu học tập của nhóm

Yêu cầu các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.

Dán phiếu học tập của nhóm lên bảng.

-Hướng dẫn SV thảo luận lần lượt từng câu in trên phiếu học tập chung cả lớp.(10 phút)

- Giải đáp những thắc mắc của SV. (10phút)

Trình bày và thảo luận lần lượt từng câu hỏi.

Xác nhận ý kiến đúng của từng câu qua các Slide (5 phút).

Cá nhân chữa bài trên phiếu học tập.

Phát đề kiểm tra số 2

Hết thời gian GV thu bài kiểm tra

Làm bài kiểm tra số 2 Thu nộp bài kiểm tra Giao nhiệm về nhà:

-Làm bài tập (bài 1.1 đến 1.15 phụ lục 4).

- Phát phiếu học tập số 2.

- Đọc các tài liệu về động lượng.

Nhận nhiệm vụ học tập ở nhà

Môđun 2: Động lƣợng

Thời gian: 6 tiết; 2 tiết học trên lớp và 4 tiết học ở nhà.

Hoạt động của GV Hoạt động của SV

- Thông báo các SV không đạt ở mô đun 1

- Giới thiệu nội dung và các nhiệm vụ học tập. Phát bài kiểm tra số 1

Thực hiện các nhiệm vụ học tập

Thu bài kiểm tra số 1 Thu nộp bài Đề nghị thảo luận nhóm theo phiếu

học tập số 1 được in trên giấy A3 (20 phút).

Thảo luận nhóm

Ghi các kết luận vào phiếu học tập của nhóm

lên bảng.

-Hướng dẫn SV thảo luận lần lượt từng câu in trên phiếu học tập chung cả lớp.(10 phút)

- Giải đáp những thắc mắc của SV. (10phút)

Trình bày và thảo luận lần lượt từng câu hỏi.

Xác nhận ý kiến đúng của từng câu qua các Slide (5 phút).

Cá nhân chữa bài trên phiếu học tập.

Phát đề kiểm tra số 2 Làm bài kiểm tra số 2 GV thu bài kiểm tra sô2

Giao nhiệm về nhà:

-Làm bài tập (bài 2.1 đến 2.15 phụ lục 5).

- Nhận các bài tập nghiên cứu GV giao.

Nhận nhiệm vụ học tập ở nhà

Môđun 3: Tổng kết phần “Động lực học chất điểm”

Thời gian : 6 tiết, học trên lớp 2 tiết; học ở nhà 4 tiết

Hoạt động của GV Hoạt động của SV

- Thông báo các SV không đạt ở mô đun trước.

- Giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu các nhóm dán sơ đồ tổng kết kiến thức phần “động lực học chất điểm” lên bảng.

Dán sơ đồ tổng kết kiến thức phần “động lực học chất điểm” của nhóm mình lên bảng.

Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét phần bài làm của nhau (10 phút)

Quan sát và nhận xét

Kết luận và đưa ra sơ đồ trên Slide (5 phút)

Ghi nhận

GV giao tiếp bốn bài tập nghiên cứu. Thời gian tối đa cho mỗi bài

tập là 20 phút

Các nhóm nhận nhiệm vụ

trên bảng

u cầu từng nhóm trình bày bài làm của mình (10 phút)

Trình bày bài làm

Hướng dẫn SV thảo luận về phần bài làm của từng nhóm (30 phút)

Thảo luận

GV kết luận, giải đáp các câu hỏi SV cịn gặp khó khăn hoặc chưa

thống nhất ý kiến. (15 phút)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Dựa trên cơ sở lí luận và tình hình thực tiễn dạy học ở một số nhà trường quân đội, cơ sở và các nguyên tắc cần thiết đã trình bày ở chương 1, chương 2 chúng tơi tập trung xây dựng và đề xuất phương pháp sử dụng các tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun môn VLĐC nhằm tăng cường hoạt động tự lực nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học và nâng cao chất lượng dạy học cho SV trường SQLQ 1. Kết quả thu được như sau: Biên soạn 3 mơđun, trong đó có 2 mơđun với nội dung lí thuyết, 1 mơđun tổng kết phần. Mỗi môđun bao gồm: hệ thống các mục tiêu, các câu hỏi hướng dẫn SV tự học, nội dung kiến thức và 2 bài kiểm tra gồm bài tự kiểm tra kiến thức và bài đánh giá sau khi nghiên cứu thông tin phản hồi. Các bài tập nêu ra đều gắn liền với các vấn đề mà SV gặp phải trong thực tiễn hoạt động quân sự. Điều này giúp SV nhận rõ vai trị của mơn học do đó nâng cao hứng thú của người học khi học môn VLĐC trong trường SQLQ1.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm

- TNSP nhằm khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết thực, có tính khả thi và nâng cao được năng lực tự học cho SV nhà trường quân đội bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mơđun khi học tập học phần VLĐC. Cụ thể là:

+ SV có chấp nhận PPDH này không? SV có hồn thành được các bài học trong học phần không? GV dạy học học phần VLĐC bằng phương pháp này có thuận lợi khơng?

+ Điều kiện vật chất và thời gian của nhà trường có đáp ứng được những yêu cầu của việc tổ chức dạy học học phần này bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mơđun không?

- TNSP nhằm đánh giá chất lượng của SV khi học tập học phần VLĐC bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mơđun có cao hơn chất lượng học tập học phần VLĐC bằng phương pháp truyền thống không?

3.2. Đối tƣợng thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trong học kì I năm học 2015 - 2016 tại trường SQLQ1. Đối tượng là các SV năm thứ nhất khóa 83 của trường Sĩ quan Lục quân 1, cụ thể là SV của đơn vị b1c4d2 và b5c5d2.

- Lớp đối chứng b1c4d2 quân số 27 SV. - Lớp thực nghiệm b5c5d2 quân số 25 SV.

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bộ tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần “Động lực học chất điểm” thuộc môn VLĐC ở trường SQLQ1, tôi tiến hành phương pháp thực nghiệm như sau:

- Tiến hành dạy trong cùng một thời điểm, cùng một đối tượng SV có trình độ tương đương nhau. Lớp đối chứng vẫn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, lớp thực nghiệm áp dụng phương pháp tiếp cận môđun.

- Sau khi kết thúc nội dung, tiến hành kiểm tra cả hai nhóm TN và ĐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn tự học theo môđun phần động lực học chất điểm thuộc môn vật lí đại cương ở trường sĩ quan lục quân 1 (Trang 73 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)