Những yếu tố tác động đến hoạt động ban hành VBQPPL của Thanh

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong lĩnh vực đất đai tại thanh hoá (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47)

Thanh Hóa trong lĩnh vực đất đai

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, hoạt động ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai của UBND và HĐND tỉnh Thanh Hố cũng

đặt ra nhũng u cầu chung đó là: Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính

thống nhất của VBQPPL trong hệ thống vãn bản pháp luật; Tuân thủ đúng

thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL; Bảo

đảm tính cơng khai, minh bạch; Bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước và yêu

cầu phát triển ở địa phương, có tính khả thi, hiệu quả, kịp thời, dễ hiểu, dễ tiếp cận và thực hiện; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính; bảo đảm

dân chủ, cơng khai,...

Có nhiều yếu tố tác tác động đến hoạt động ban hành VBQPPL của Thanh Hóa trong lĩnh vực đất đai, như:

- Yếu tố chính trị: Yếu tố chính trị là tồn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính trị của tỉnh ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm mơi

trường chính trị, hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức, thực hiện chúng; các

quan hệ chính trị và ý thức chính trị, hoạt động của hệ thống chính trị.

Cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu khơng khí chính trị - xã hội.

Căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng để UBND và HĐND tỉnh Thanh Hoá thể chế hoá thành nội dung VBQPPL ở địa phương mình. Đây là cơ sở quan

trọng định hướng cho công tác lập đề nghị xây dựng pháp luật. Các cơ

quan cần nghiên cứu cụ thể nội dung các văn kiện của Đảng, chiến luợc

phát triển kinh tế, xã hội, phát triển ngành lĩnh vực để xác định những VBQPPL càn ban hành hay sửa đổi, bổ sung.

Yếu tố kinh tế - xã hội: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của quan hệ

kinh tế - xã hội, UBND và HĐND tỉnh sẽ phân tích tình hình sự cần

thiết xây dựng VBQPPL mới nhằm điều các quan hệ xã hội phát sinh. Bởi vì trong nhiều trường hợp nhu cầu ban hành VBQPPL xuất phát từ chính sự thay đổi trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là khi VBQPPL

thực hiện vai trò quy định chi tiết thi hành luật. Trong giai đoạn này cần có những nghiên cứu thật cụ thể, khoa học từ đó nhận thấy sự cần

thiết ban hành VBQPPL, thời điểm ban hành VBQPPL để điều chỉnh

các quan hệ xã hội. Điều này góp phần làm VBQPPL được ban hành có

tính khả thi cao, đạt hiệu quả tối ưu và đặc biệt hạn chế ban hành VBQPPL một cách tràn lan, không có cơ sờ thực tiễn. Thanh Hố nằm

trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí

cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A,

10, 45, 47, 217, cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sơng ngịi

thuận lợi cho lưu thơng Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế.

Thanh Hố là một tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tể xã hội, có diện tích tự nhiên rộng, địa hình đa dạng (cả miền núi, trung du, đồng bằng và ven biến), tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó một số

loại có tiềm năng lớn như đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài

ngun khống sản, tài ngun du lịch. Chính những yếu tố về địa lý,

tự nhiên đã đem đến cho mảnh đất này sự giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng với các nền văn hóa khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh

những yêu tô thuận lợi, Thanh Hóa cịn gặp phải khó khăn, bât lợi như: Địa hình trải dài, dân cư một số địa phương phân tán rộng, khả năng tuyên truyền pháp luật đến đồng bào miền núi đang còn hạn chế.

- Yếu tố pháp lý: Sau 03 đến 05 năm các chủ thể ban hành VBQPPL thường tổng kết thi hành VBQPPL. Thông qua kết quả tổng kết, đánh giá thực trạng thi hành VBQPPL hiện hành, nhu cầu cần thiết sửa đổi,

bổ sung hoặc cần nâng cao giá trị pháp lý của văn bản hiện hành để đáp

ứng yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật thì

UBND, HĐND tỉnh sẽ đề nghị ban hành VBQPPL để sửa đổi, bổ sung

hoặc thay thế.

Các yếu tố trên địi hỏi cần có hệ thống VBQPPL được xây dựng bởi kỹ thuật lập pháp cao. Trong bối cảnh đất đai đang là vấn đề nóng được xã hội

quan tâm, hệ thống VBQPPL của tỉnh không những cần sửa đổi, bố sung cho

phù hợp với hệ thống VBQPPL trên tồn quốc, phù hợp thơng lệ quốc tế mà

còn phải bảo đảm, bảo vệ quyền con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,

môi trường,... nhưng yếu tố phát triển bền vững. Đặc điểm đất học xứ Thanh

là yếu tổ thuận lợi trong việc huy động trí tuệ con người trong, ngồi tỉnh và

kiều bào nước ngoài trong hiến kế xây dựng cơ chế, chính sách phát triển của

tỉnh.

2.2. Cơ sở pháp lý hoạt động ban hành VBQPPL của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong lĩnh vực đất đai tại Thanh Hóa

Nhìn chung, tỉnh Thanh Hố hiện tn thủ đầy đù, chặt chẽ các quy định của pháp luật về quy trình ban hành VBQPPL nói chung và VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng.

Hiến pháp nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 dành một chương IX quy định riêng về chính quyền địa phương. Theo đó, chính

quyền địa phương được tổ chức ờ các đơn vị hành chính của nước Cộng hồ

xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gơm có UBND và HĐND được tô chức phù họp với đặc điếm nông thôn, đơ thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại

diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân

địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan

nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định

giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ớ địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND

tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tố chức thực hiện

nghị quyết của HĐND và thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên.

Chính quyền địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nhưng cũng là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Chính quyền địa phương là hình thức thực hiện dân chủ của nhân

dân, thực hiện nhiệm vụ quản lý vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống

của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Chính quyền sử dụng ngân sách

địa phương, nguồn lực của nhân dân để quân lý, điều hành trong phạm vi địa

phương bằng các biện pháp cụ thể (HĐND ban hành Nghị quyết, UBND các

cấp ban hành Quyết định, Chỉ thị, Phương án, Chiến lược,...) Mục tiêu phát

triển kinh tế - xã hội đạt được là thước đo đánh giá việc quản lý, điều hành của chính quyền địa phương thông qua việc ban hành các quyết sách mang

tính khả thi để tổ chức thi hành trong phạm vi địa phương.

Theo Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 thì HĐND có thâm qun ban

hành VBQPPL dưới hình thức Nghị quyết; UBND các cấp có thẩm quyền ban hành các VBQPPL là quyết định. Cụ thể:

Theo Điều 5 Chương II Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hố khố XVII, nhiệm kì 2016-2021 HĐND tỉnh Thanh Hố có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa

phương năm 2015 và các quy định tại luật, văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, trong đó có “Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh”. HĐND ban hành VBQPPL trong

lình vực đất đai trong những trường hợp như sau: “Thông qua quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất của tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt; quyết định

biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,

nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môi trường trong phạm vi được phân quyền”.

Theo Điều 3 Chương II Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hố nhiệm kì 2016-2021 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cách thức

giải quyết công việc của UBND bao gồm: “Các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của ủy ban nhân dân tỉnh”. UBND ban hành VBQPPL đế thi hành Hiến pháp, luật, văn bản cua cơ quan nhà nước cấp tên, nghị quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Đe thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; văn bản của nhà nước cấp trên giao cho UBND quy định một vấn đề cụ thể. Trong lĩnh vực đất đai, UBND

tỉnh thực hiện: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để trình HĐND cùng cấp

thơng qua trước khi trình Chính phủ xét duyệt; xét duyệt quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất đai của UBND cấp dưới trực tiếp; quyết định việc giao đất, thu

hôi đât, cho thuê đât, giải quyêt các tranh châp đât đai; thanh tra việc quản lý, sử dụng đất và các nhiệm vụ khách theo quy định pháp luật.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động ban hành VBQPPL trong quản lý và điều hành, ngày 26/07/2002, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành

Quyết định số 2398/2002/QĐ-UB về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đưa công tác ban hành VBQPPL của tỉnh đi vào nề nếp; đồng thời khắng định vai trò

của cơ quan Tư pháp và sự tham gia của cơ quan liên quan trong việc thẩm

định, kiểm duyệt các dự thảo VBQPPL trước khi trình UBND tỉnh ban hành.

Khi Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực, ngày 13 tháng 10 năm 2015 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 142/KH- UBND về Triển khai thi hành Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật. Tổ chức Hội nghị quán triệt thi hành Luật Ban hành VBQPPL, tổ chức rà soát

các VBQPPL liên quan, tố chức tập huấn chuyên sâu và bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng, ban hành VBQPPL, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công

tác ban hành VBQPPL.

2.3. Thực trạng quy trình ban hành VBQPPL của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong lĩnh vực đất đai tại Thanh Hóa phương cấp tỉnh trong lĩnh vực đất đai tại Thanh Hóa

2.3.1. Quy trình ban hành VBQPPL của HĐND tỉnh Thanh Hoá trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai

Ở tĩnh Thanh Hoá, số lượng quy phạm có trong một Nghị quyết khơng nhiều và hầu hết chỉ có ở Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh; cịn cấp xã thì hầu như khơng có. Phần lớn các Nghị quyết của HĐND tập trung quy định các

biện pháp phát triến kinh tế - xã hội ờ địa phương.

Quy trình ban hành VBQPPL của HĐND tỉnh Thanh Hố trong mọi lĩnh vực của địa phương nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng cũng

tuân thủ chặt chẽ theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

HĐND tỉnh làm việc tại hai kỳ họp trong năm nên trình tự, thủ tục ban hành

nghị quyết cơ bản ổn định. Sáng kiến ban hành nghị quyết ở rất nhiều nơi được đưa vào trong chương trinh hoạt động sáu tháng hoặc hàng năm của

HĐND. Nghị quyết chứa quy phạm pháp luật của HĐND cấp tỉnh phụ thuộc

nhiều vào văn bản của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Quy trình ban hành Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực đất đai nói riêng được thực hiện như sau:

Lập đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh:

- Lập đề nghị xây dựng Nghị quyết để quy định chi tiết các điều, khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định

Khoản 1 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:

Hàng năm, trên cơ sở thông báo của Bộ tư pháp và đề nghị của các cơ

quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh về đề nghị xây dựng VBQPPL chi tiết

VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực, Sở tư pháp phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chi

tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của quốc hội, pháp

lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội, lệnh, quyết định Chủ tịch nước.

Hồ sơ đề nghị gồm: Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết theo quy

định và Bản thuyết minh về đề nghị xây dựng nghị quyết; trong đó phải thuyết minh về căn cứ ban hành nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; nội dung chính của nghị quyết; thời gian dự kiến đề nghị HĐND xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị

quyết.

- Lập đê nghị xây dựng Nghị quyêt của HĐND tinh đê quy định các nội dung tại Khoản 2, 3, 4 Điều 27 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015:

Các cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh; các ban của HĐND và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh để quy định chính sách,

biện pháp nham bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà

nước cấp trên; các biện pháp phù họp với từng lĩnh vực, điều kiện của địa

phương, trình Thường trực HĐND tỉnh thơng qua.

Thâm định đề nghị xây dựng Nghị quyết đê quy định các nội dung

khoản 2, 3, 4 Điều 27 do UBND tỉnh trình:

Sở Tư pháp chủ trì, phối họp Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết do

UBND tỉnh trình. Hồ sơ gửi đến Sở Tư pháp để thẩm định, bao gồm: Tờ trình

đề nghị xây dựng nghị quyết; Báo cáo đánh giá tác động cùa từng chính sách

trong đề nghị xây dựng nghị quyết; Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách; Bản tổng hợp,

giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; bản chụp ý kiến góp ý; Đề cương dự thảo

Nghị quyết; Tài liệu khác có liên quan, nếu có.

Thơng qua đề nghị xây dựng Nghị quyết:

Văn phòng UBND tỉnh phối họp với cơ quan đề nghị tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, biểu quyết để thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết

vào phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh, sau khi đề nghị xây dựng nghị quyết đã được tổ chức lấy ý kiến và Sở Tư pháp thẩm định đối với đề nghị xây dựng nghị quyết do UBND tĩnh ban hành.

Các Ban của HĐND, Uỷ ban Mặt trận Tơ qc Việt Nam có trách

nhiệm thơng qua các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết do mình

trình.

Phân cơng cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo Nghị quyết:

Thường trực HĐND tinh xem xét đề nghị xây dựng Nghị quyết, nếu

chấp thuận thì phân cơng cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết và quyết

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong lĩnh vực đất đai tại thanh hoá (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)