Hoàn thiện pháp luật về phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về tự quản của chính quyền địa phương ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 75 - 80)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tự quăn của chính quyền

3.2.1.Hoàn thiện pháp luật về phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các

các cấp chính quyền địa phương

Thứ nhất, phạm vi và nội dung của quyền tự quản của chính quyền địa

phương cần được pháp luật quy định cụ thể. Các khái niệm về “chính quyền

địa phương”, “tự quản của chính quyền địa phương" cũng cần được pháp

luật quy định rõ ràng để làm cơ sở cho việc xác định lại vị trí, chức năng, vai trị của các cơ quan trong bộ máy chính quyền và nhất là giới hạn phạm vi thẩm quyền của CQĐP.

Thứ hai, tinh thần phân cấp, phân quyền tại Hiến pháp năm 2013 cần

phải được thể hiện xuyên suốt trong các quy định của Luật tổ chức chính

quyên địa phương cũng như các luật khác. Luật tơ chức CQĐP tuy đã có những quy định về nguyên tắc phân quyền, nhưng chưa hoàn toàn tách bạch được các nhiệm vụ theo nguyên tắc nêu trên để phù hợp với từng cấp chính quyền, nhất là trong từng lĩnh vực cụ thể, vẫn cịn khá chung chung, chưa thể chế hóa đầy đũ tinh thần phân cấp, phân quyền theo Hiến pháp năm 2013. Việc xác định các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng cấp CQĐP phải thể hiện được nhất quán nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa trung ương và CQĐP cũng như giữa các cấp CQĐP. Do đó, nhiệm vụ của các luật chuyên ngành cần phải làm rõ vai trò cùa từng cấp CQĐP đối với từng công việc cụ thể như kinh nghiệm của các nước.

Việc hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ của CQĐP cũng cần bảo đảm một số nguyên tắc sau:

Một là, cần xác định rõ những nhiệm vụ mà chính quyền trung ương sẽ phân quyền hoặc sẽ không phân quyền. Những thẩm quyền mà theo kinh nghiệm của nhiều nước, đều thuộc thấm quyền của nhà nước trung ương thì khơng nên trao cho địa phương. Những nhiệm vụ mà chính quyền trung ương sẽ khơng phân quyền có thể là những cơng việc liên quan tới quốc phịng, an ninh (lực lượng vũ trang), hoạt động tư pháp (điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án), các công việc liên quan tới đối ngoại (ngoại giao, quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu), tôn giáo, tiền tệ, đo lường, thống kê, tiêu chuẩn quốc gia, thị trường tài chính, tín dụng, tố chức bộ máy chính quyền trung ương, chế độ bầu cử của quốc gia và chế độ bầu cử địa phương, ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, thương mại, thuế quốc gia (có thể là những lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của “luật”) [35]. Theo phương pháp loại trừ, tất cả các lĩnh vực cịn lại đều có thể thuộc thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương, và về nguyên tắc là khơng hạn chế nếu đó là các vấn đề của đời sống xã hội [32].

Hai là, đê xác định trách nhiệm cụ thê, cân phải quy định những nhiệm vụ nào bắt buộc phải thực hiện, những nhiệm vụ nào cần thực hiện, những nhiệm vụ nào khuyến khích thực hiện [21],

Cụ thể như, các nhiệm vụ của nhà nước, tầm quốc gia có thể pháp luật ấn định rõ trong các lĩnh vực sau: nhiệm vụ về chính sách đối ngoại và quốc phịng; an ninh và trật tự cơng; hệ thống tư pháp; chính sách kinh tế vĩ mơ; giáo dục cấp cao và nghiên cứu; đường cao tốc, vận chuyển đường dài và hệ thống viễn thơng; chính sách nhà cửa; thị trường lao động; bảo hiếm xã hội; lương hưu, trợ cấp nuôi con, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp và vấn đề bồi thường.

Nhiệm vụ của chỉnh quyền các đơn vị hành chính cấp dưới là các vấn

đề bào hiểm xã hội, vấn đề chăm sóc người tàn tật và có tuổi, vấn đề chăm sóc cá nhân và gia đình; quản lý, kinh doanh sử dụng rượu, bia, thuốc lá; chăm sóc trẻ em; quản lý các trường tiểu học và trung học; về xây dựng, quy hoạch, vấn đề đảm bảo sức khoẻ và bảo vệ môi trường, dịch vụ kỳ thuật, cung cấp nước, điện và xử lý rác thải, dịch vụ cấp cứu, bảo vệ an toàn trong các cơ quan dân sự, quản lý thư viện ... và một số nhiệm vụ khác.

Nhiệm vụ tình nguyện tự nguyện khơng bat buộc'. Chính quyền địa

phương có thể tham gia vào các vấn đề văn hoá như tổ chức các phịng tranh, các buổi hồ nhạc, giải trí - thể thao, dịch vụ kỹ thuật, bảo trì đường phố; quản lý các nhà máy năng lượng ở địa phương...

Ba là, cần phân định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp chính quyền địa phương trên nguyên tắc việc nào do cấp nào giải quyết sát với thực tế hơn, có hiệu q hơn thì giao nhiệm vụ, thấm quyền cho cấp đó [21], Một cơng việc nên giao dứt điểm cho một cấp chính quyền, những việc cần thiết phải giao cho nhiều cấp chính quyền thực hiện thì cần phân định rõ trách nhiệm của từng cấp. Đồng thời, cần xác định rõ nhiệm vụ thuộc thấm quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước cấp trên nhưng chuyến giao (ủy nhiệm) cho chính quyền cấp dưới thực hiện.

Như vậy, kê cả Luật tơ chức chính qun địa phương cũng như các luật chuyên ngành đều cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và phải cụ thể hóa hơn nữa nguyên tắc phân quyền, phân cấp trong từng lĩnh vực, phù hợp với điều kiện quản lý thực tế của từng lĩnh vực và với điều kiện, năng lực quản lý

của từng cấp chính quyền (trung ương, tỉnh, huyện, xã).

Bốn là, không nên quy định chung nhiệm vụ cùa chính quyền địa phương mà cần chì rõ của chính quyền cấp nào, cấp tỉnh, huyện hay xã vì với nguyên tắc phân quyền thì khơng nên lẫn nhiệm vụ của các cấp chính quyền, kể cả giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau. Vì dù đa số các dịch vụ

cơng nêu trên có thề giao cho cấp xã nhưng khơng nên là tất cả. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy, Luật về phân quyền hay Luật về CQĐP chính là đạo luật có nhiệm vụ phân định thẩm quyền của từng cấp CQĐP, bên cạnh đó các đạo luật khác về từng lĩnh vực cũng có nhiệm vụ làm rõ thêm.

Đối với Việt Nam, trên cơ sở các nguyên tắc phân cấp, phân quyền mà Luật tố chức CQĐP quy định, pháp luật cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng phân định rõ thẩm quyền về nhiệm vụ cho các cấp CQĐP. Có rất nhiều

lình vực quản lý cụ thế cần được xác định trong từng luật chuyên ngành vì Luật tổ chức CQĐP vẫn chưa làm rõ được.

Đối với các cấp chính quyền địa phương Việt Nam, để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhất là điều kiện thực tế về dân số, về dân trí, về trình độ cán bộ của các địa bàn khác nhau, pháp luật cần phân định nhiệm vụ phù hợp cho các cấp CQĐP. Tuy nhiên, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm các nước cũng như thực tế hiện nay ở Việt Nam, một số lĩnh vực nhiệm vụ sau đây cần lưu ý: trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, những vấn đề về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học dường như vượt quá khả năng của cấp xã; nhưng vấn đề về vệ sinh, xử lý rác thải, nhất là rác thãi sinh hoạt, hệ thống cống rãnh, chống tiếng ồn, nước sạch, thu gom rác thải, quản lý nghĩa trang...

thì là những vân đê hàng ngày của người dân, việc quản lý các dịch vụ công này có thể giao và chỉ nên giao cho cấp xã. Chúng ta không nên chuyển giao tập trung thẩm quyền cho cấp tỉnh mà cần chuyển giao cho cả cấp huyện, cấp xã. Cấp tỉnh tập trung vào công việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch, nhất là những vấn đề vượt quá khả năng của cấp xã như liên quan đến địa bàn nhiều xã, nhiều huyện (ví dụ: trong lĩnh vực mơi trường, cấp tỉnh có thể phụ trách các vấn đề thiên tai, thảm họa, động đất, sóng thần... hoặc bảo tồn các lồi động, thực vật quý hiếm...).

Năm là, phạm vi tự quản về nhiệm vụ là khơng bất biến. Nhà nước trung ương có thể chuyên giao thâm quyền nhưng cũng có thể thu hồi lại thăm

quyền cũng như pháp luật đã xây dựng cơ chế thì cũng có thế huỷ bỏ cơ chế.

Ví dụ: trong tình trạng chiến tranh, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo đảm an ninh, quốc phịng, nhà nước có thể thu hồi các thẩm quyền trước đó đã được chuyển giao cho địa phương; hoặc khi, vì yêu cầu quản trị quốc gia, các nhà lập pháp thấy rằng nhà nước trung ương cần phải đảm nhiệm một sổ nhiệm vụ đang được giao cho địa phương làm. Tuy nhiên, thẩm quyền đã được chuyến giao cho CQĐP chi có thế bị xem xét lại hoặc thu hồi lại bởi một cơ quan quyền lực cấp quốc gia và trong khuôn khổ của pháp luật [19, tr. 19], Có thể nói rằng, Quốc hội ban hành luật để trao quyền thì cũng chỉ có thể thu hồi

lại quyền tự quản của CQĐP bằng việc sửa đổi luật.

Sáu là, cùng với việc phân định lại nhiệm vụ của các cấp chính quyền trung ương và địa phương, trong q trình tồn cầu hóa, đề ứng phó với những tác động của q trình này thì năng lực cầm lái của Chính phủ là đặc biệt quan trọng, địi hỏi Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ cần xác định lại chức năng của mình. Theo đó, chức năng chủ yếu của các bộ, cơ quan ngang bộ là tập trung vào quàn lý vĩ mơ, tăng cường chức năng hoạch định chính

sách, xây dựng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và thanh tra, kiếm tra; phân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấp mạnh hơn nữa cho địa phương. Khi xác định rõ được vai trò, chức năng chính của Chính phủ, các Bộ, ngành mới có thể tập trung vào các hoạt động của chính quyền trung ương như xây dựng thể chế hoặc quản lý tập trung một

số lĩnh vực để bảo đảm hiệu quả và thống nhất trong toàn quốc.

Bảy là, cần xác định đối với một nhà nước đơn nhất, những công việc chính quyền địa phương được tự quyết định sẽ khơng nhiều như chính quyền các nước liên bang, bên cạnh các quyền quản lý của riêng địa phương. Phần lớn những nhiệm vụ mà địa phương thực hiện vẫn là những nhiệm vụ của trung ương phân cấp cho địa phương và được trung ương bảo đảm thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về tự quản của chính quyền địa phương ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 75 - 80)