Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng vib – cần thơ (Trang 29)

III. Phạm vi nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu từ phòng Tổng hợp để làm số liệu phân tích.

- Thu thập số liệu về tín dụng từ phòng Thẩm định dự án, quản lý tín dụng doanh nghiệp và tài trợ thương mại.

- Tìm kiếm thơng tin từ các tạp chí, internet, các giáo trình đã học và các sách,

báo có liên quan để có thêm kiến thức và các thơng tin mới giúp ích cho q trình

phân tích.

- Tiếp nhận thơng tin truyền đạt từ các cán bộ Ngân hàng nơi thực tập.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động và sử dụng thêm các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng.

Phương pháp so sánh (dựa vào tốc độ tăng trưởng):

T = (T2 – T1)/ T1 * 100

Trong đó:

T1 : Số liệu năm trước T2 : Số liệu năm sau

T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%)

- Mục tiêu 2: Dựa vào các số liệu thu thập được và các tài liệu từ Ngân hàng để

phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng, khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng của ngân

hàng đồng thời tìm ra nguyên nhân phát sinh các rủi ro trên.

- Mục tiêu 3: Dựa vào các kết quả các số liệu đã xử lý ở trên để đề xuất các kiến nghị và giải pháp.

Chương 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB VIỆT NAM

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam (gọi tắt là Ngân Hàng Quốc Tế – VIB Bank) chính thức đi vào hoạt động vào ngày 18 tháng 5 năm 1996 theo quyết

định số 22/QĐ/NH5 ngày 25 tháng 1 năm 1996 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

Cổ đông sáng lập Ngân Hàng Quốc Tế bao gồm Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường Quốc tế.

Từ khi bắt đầu hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam, Ngân Hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu thị trường Việt Nam.

Ngân Hàng Quốc Tế hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu là: Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân và Dịch vụ Ngân hàng Định chế, Dịch vụ Ngân hàng cho Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, Dịch vụ Đầu tư và dành cho nhà đầu tư.

Cơ cấu quản lý hệ thống của Ngân Hàng Quốc Tế được xây dựng theo hướng tập trung, cho phép đưa ra được những quyết định trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo đồng nhất chất lượng dịch vụ và quản lý rủi ro hiệu quả.

Ngân Hàng Quốc Tế luôn được Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam xếp loại tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp.

Đến cuối năm 2007, ngồi Hội Sở chính tại Hà Nội, Ngân Hàng Quốc Tế có trên 100 đơn vị kinh doanh ở 23 tỉnh và các thành phố và 37 Tổ công tác tại 35 tỉnh

thành trên toàn quốc.

Phương châm kinh doanh “Luôn gia tăng giá trị cho bạn!” của Ngân Hàng Quốc

Tế được xây dựng dựa trên chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao, phát triển hoạt động an tồn và bền vững nhằm khơng ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân hàng và các cổ đông.

3.2 GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH TP CẦN THƠ

Ngân hàng TMCP Quốc Tế - chi nhánh Cần Thơ đi vào hoạt động vào ngày 26/7/2005. Thách thức đầu tiên mà chi nhánh phải vượt qua để tồn tại và phát triển

đó là tìm kiếm khách hàng. Sau hơn 3 năm hoạt động, VIB Cần Thơ đã phát triển được gần 50 khách hàng doanh nghiệp, hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và trên

400 khách hàng cá nhân. VIB Cần Thơ là đơn vị đoạt số dư nợ tín dụng doanh nghiệp tăng tuyệt đối cao nhất trên toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm 2007. Trụ sở giao dịch đặt tại số 19-21 Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều TPCT.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÂN SỰ

Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức và điều hành tại ngân hàng VIB – Cần Thơ

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Phòng IT Phòng tổng hợp Phòng bảo vệ Phòng khách hàng cá nhân Phịng giao dịch tín dụng

ãGiám đốc điều hành:

-Tổ chức chỉ đạo các chính sách, chế độ nghiệp vụ và kế hoạch kinh doanh theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc.

-Chịu trách nhiệm toàn bộ về tài sản, vốn, tổ chức và cán bộ của chi nhánh. -Quyết định chương trình hoạt động, kế hoạch công tác của chi nhánh.

-Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền.

-Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nghiệp vụ của ngân hàng VIB Việt Nam và các vấn đề có liên quan do Nhà Nước, Bộ

Thương Mại, Ngân hàng Nhà Nước, Bộ Tài Chính và các bộ quản lý ban hành.

-Đại diện pháp nhân của VIB Cần Thơ trước pháp luật và trong quan hệ tố tụng.

-Có trách nhiệm báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc ủy quyền.

ãGiám đốc kinh doanh:

-Ký các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh tốn trong phạm vi hoạt động của chi nhánh

-Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh

-Chịu trách nhiệm về tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh và chịu trách nhiệm về việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà

nước, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

3.4 CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, QUẢN LÝ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VÀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI

Phịng tín dụng doanh nghiệp là bộ phận quan trọng của ngân hàng vì hoạt động tín dụng của ngân hàng được tập trung rất nhiều tại đây. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay

của doanh nghiệp chiếm khoảng 60-70% tổng dư nợ của ngân hàng. Bộ phận tín dụng doanh nghiệp làm nhiệm vụ quan trọng là đánh giá, thẩm định dự án, yêu cầu ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp và quản lý dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì ngân hàng có các sản phẩm dịch vụ

như: dịch vụ tín dụng, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, bao thanh toán, dịch vụ ngoại tệ. Các khoản vay được cung cấp cho nhiều mục đích khác nhau như: bổ sung vốn lưu động, mua sắm trang bị tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư dự án mới…

3.5 QUY TRÌNH TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HÀNG

Tùy theo thời hạn cho vay mà sẽ áp dụng quy trình cho vay cụ thể, nhưng nhìn chung quy trình cho vay gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng. Bước 2: Thẩm định và đánh giá khách hàng. Bước 3: Xét duyệt, ký kết hợp đồng tín dụng.

Bước 4: Giải ngân, giám sát và quản lý vốn tín dụng.

Bước 5: Thu nợ (đối với cho vay), theo dõi giao dịch (đối với bảo lãnh) và xử

lý phát sinh.

Bước 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng.

3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006-2008 HÀNG QUA 3 NĂM 2006-2008

Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Nó cho thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó đã đạt được mục tiêu của mình hay khơng và việc đạt được mục tiêu đó ảnh hưởng tốt hay xấu để từ

đó tìm ra biện pháp khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh

doanh góp phần làm cho ngân hàng ngày càng phát triển. Trong 3 năm qua trước

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VIB Cần Thơ qua 3 năm 2006-2008

ĐVT : Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Thu nhập 16.853 100 53.910 100 81.135 100 37.057 219,9 27.225 50,5 - Thu từ lãi 15.340 91 47.838 88,7 72.644 89,5 32.498 211,8 24.806 51,9 - Thu từ dịch vụ 791 4,7 2.752 5,1 4.468 5,5 1.961 248,0 1.716 62,3 - Thu nhập khác 722 4,3 3.320 6,2 4.023 5,0 2.598 359,8 703 21,2 2. Chi phí 13.868 100 44.360 100 64.932 100 30.492 218,9 20.572 46,4 - Chi trả lãi 10.283 74,1 32.616 73,5 45.452 69,9 22.333 217,2 12.836 39,4 - Chi dịch vụ 182 1,3 1.022 2,3 3.786 5,8 840 461,5 2.764 270,4 - Chi khác 3.403 24,6 10.722 24,2 15.694 24,3 7.391 215,1 4.972 46,4

Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm qua ngân hàng kinh doanh rất có hiệu quả, lợi nhuận rịng qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2006, lợi nhuận đạt 2.985 triệu

đồng. Sang năm 2007, lợi nhuận tiếp tục tăng và vẫn giữ mức tăng trưởng cao đạt

9.550 triệu đồng, tăng 219,9% so với năm 2006. Lợi nhuận của ngân hàng vào năm 2008 là 16.203 triệu đồng, tăng 69,7% so với năm 2007. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của năm 2008 thấp hơn so với năm 2007 nhưng xét về số tuyệt đối thì mức tăng lợi nhuận rịng của 2008 là 6.653 triệu đồng cao hơn năm 2007 là 6.565 triệu đồng.

Biểu đồ 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm

ĐVT : Triệu đồng 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2006 2007 2008 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Trong vịng 3 năm qua với phương châm mở rộng quy mô tín dụng, doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Đồng thời, ngân hàng cũng quan tâm

đến công tác thu nợ, tập trung thu hồi các khoản nợ xấu nên doanh số thu nợ của

ngân hàng cũng tăng lên. Do đó làm cho thu từ lãi tiền vay tăng nhanh qua 3 năm với mức cao và đây cũng là nguồn thu chủ yếu khiến cho doanh thu của ngân hàng

hàng như thu tiền tại chỗ, tư vấn miễn phí cho khách hàng, thực hiện mở L/C…nên

làm cho thu từ hoạt động dịch vụ cũng tăng lên góp phần làm tăng doanh thu của ngân hàng. Mặc dù tình hình chi phí cũng có xu hướng gia tăng nhưng đó là do ngân hàng vừa mới thành lập, phải chịu chi phí đầu tư cơ sở vật chất, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, gia tăng các dịch vụ nên phải chi nhiều hơn cho việc quảng cáo, tiền quà tặng cho các khách hàng, đầu tư các trang thiết bị hiện đại…

Năm 2007, chi phí tăng với tốc độ cao, tăng 218,9% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007, vốn huy động của ngân hàng tăng cao nên ngân hàng

phải chi trả nhiều hơn để sử dụng nguồn vốn này. Do vốn huy động của ngân hàng thấp nên ngân hàng phải sử dụng thêm vốn điều chuyển và vốn vay để cho vay. Đây là loại vốn có lãi suất cao nên đã làm tăng chi phí của ngân hàng. Bên cạnh đó với việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt

động của ngân hàng sẽ chịu nhiều sự cạnh tranh trong tương lai nên ngân hàng phải

chi nhiều hơn để đầu tư trang thiêt bị hiện đại, phát triển công nghệ ngân hàng, đồng thời cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới như: tiết kiệm rút dần, sản phẩm ngân hàng trực tuyến VIB4U…nên ngân hàng phải chi nhiều hơn để quảng bá sản phẩm. Từ đó làm cho chi phí trong năm tăng lên. Mặc dù chi phí tăng với tốc độ cao nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Đó chính là những nguyên nhân làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm từ 2006 đến 2008.

Đến năm 2008, tăng trưởng doanh thu của ngân hàng là 50,5% thấp hơn so với năm 2007 nhưng đó là do tình hình kinh tế thế giới và nước ta gặp nhiều biến động

mạnh. Tuy vậy nhưng ngân hàng cũng đã cố gắng duy trì doanh thu tăng, đây đã là một biểu hiện tích cực của VIB Cần Thơ.

Nhìn chung, đối với một ngân hàng vừa mới được thành lập như VIB Cần Thơ thì 3 năm vừa qua, ngân hàng đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, mặc dù tốc độ

tăng trưởng của chi phí vẫn cịn thấp hơn doanh thu nhưng vẫn ở mức cao (tăng 218,9% vào năm 2007). Vì vậy, ngân hàng cần phải có những biện pháp tích cực hơn để gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí để hoạt động kinh doanh của ngân

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA & NHỎ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

VIB CHI NHÁNH TP CẦN THƠ TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2008 4.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006-2008)

4.1.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn không những giữ vai trị quan trọng mà cịn mang tính chất quyết định đối với sự ổn định của ngân hàng, ảnh

hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển

vững bền thì ngân hàng cần có những biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt

động kinh doanh của mình. Ngân hàng Quốc tế VIB Cần Thơ đã thu hút và duy trì

nguồn vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nhiều hình thức

như: huy động vốn qua các loại tiền gửi, vay các tổ chức kinh tế, vốn điều chuyển từ trung ương… Để biết rõ hơn về cơ cầu nguồn vốn của Ngân hàng trong những năm

Bảng 2 : Tình hình nguồn vốn của ngân hàng VIB Cần Thơ qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng (Nguồn: Phòng tổng hợp) 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Tổng VHĐ 118.235 66,1 188.755 57,5 261.143 59,5 70.520 59,6 72.388 38,4 2. Vốn điều chuyển 43.053 24,1 104.293 31,8 124.773 28,4 61.240 142,2 20.480 19,6 3. VCSH và vốn khác 17.691 9,8 35.265 10,7 53.071 12,1 17.574 99,3 17.806 50,4 Tổng 178.979 100,0 328.313 100,0 438.987 100,0 149.334 83,4 110.674 33,7

Bảng 3 : Tình hình huy động vốn của ngân hàng VIB Cần Thơ qua 3 năm

ĐVT : Triệu đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Khoản mục Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

a. Tiền gửi của các TCKT 37.108 31,4 64.398 34,1 82.719 31,7 27.290 73,5 18.321 28,4

- Không kỳ hạn 23.749 20,1 43.984 23,3 57.490 22,0 20.235 85,2 13.506 30,7 - Có kỳ hạn 13.359 11,3 20.414 10,8 25.229 9,7 7.055 52,8 4.815 23,6

b. Tiền gửi tiết kiệm 72.563 61,4 110.335 58,5 154.469 59,2 37.772 52,1 44.134 40,0

- Không kỳ hạn 17.427 14,7 22.067 11,7 46.340 17,7 4.640 26,6 24.273 110,0 - Có kỳ hạn 55.136 46,6 88.268 46,8 108.129 41,4 33.132 60,1 19.861 22,5

c. Tiền gửi của các TCTD 8.564 7,2 14.022 7,4 23.955 9,2 5.458 63,7 9.933 70,8

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng vib – cần thơ (Trang 29)