Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng vib – cần thơ (Trang 79)

III. Phạm vi nghiên cứu

4.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng

4.4.1. Rủi ro do cơ chế, chính sách của Nhà nước

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nên cịn nhiều khó khăn. Cơ chế quản lý của nhà nước đang trong q trình hồn thiện, một số cơ chế của nhà nước, ngân hàng nhà nước mở ra quá rộng như cho phép

một doanh nghiệp được mở tài khoản, vay vốn ở nhiều ngân hàng dẫn đến khó kiểm sốt… Cơng cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước chưa thật sự triệt để,

quyết liệt; khơng ít các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như các doanh nghiệp tư nhân, đơn vị kinh doanh cá thể ra đời lợi dụng cơ chế, chính sách tự

do kinh doanh, đãi ngộ của nhà nước để hoạt động lừa đảo, hay sản xuất kinh doanh không đúng hướng. Hơn nữa môi trường pháp lý cho kinh doanh ngân hàng chưa đồng bộ và cũng đang trong quá trình hồn thiện, đáng chú ý là các quy định của

luật các tổ chức tín dụng vần còn nhiều bất cập, cần sớm bổ sung và sửa đổi.Vì vậy

đã ảnh hưởng góp phần làm nảy sinh nợ quá hạn tại ngân hàng.

4.4.2. Rủi ro do khách hàng a)Do tâm lí của khách hàng a)Do tâm lí của khách hàng

Khách hàng trả nợ mỗi lần không nhiều, một số khách hàng thuộc thành phần kinh tế tư nhân… chưa quen giao dịch với ngân hàng nên thường quên trả nợ hay có tâm lý để nợ quá hạn 1, 2 tháng là chuyện bình thường mà khơng trả nợ đúng hạn.

Hơn nữa cịn có một số khách hàng có tâm lý chây ỳ, khơng chịu trả nợ nên đã góp

b)Do tính chất ngành hoạt động của khách hàng

Do là ngân hàng phục vụ trong lĩnh vực đầu tư và phát triển nên phần lớn khách hàng của ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, xây lắp, xây dựng cơng trình... Các khách hàng này là các chủ thầu khi trúng thầu được ngân hàng cho vay vốn để thực hiện cơng trình nhưng thường chậm trả nợ cho ngân hàng. Nguyên nhân là các chủ đầu tư của các cơng trình này là nhà nước cấp vốn rất chậm cho các chủ thầu, từ đó làm cho các chủ thầu này trả chậm cho ngân hàng đẫn đến nợ quá hạn. Tuy nhiên, các khách hàng nay khi nhận được vốn thì đều nhanh chóng

đến ngân hàng để trả nợ nên đây là các khoản nợ thu hồi được . Mặc dù vậy, việc trả

nợ chậm này đã làm cho nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong q trình hoạt động.

c)Một số ngun nhân khách từ phía khách hàng

Ngồi ra, trong thời gian qua các khách hàng gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng còn do một số nguyên nhân sau đây:

-Thiếu trung thực trong vay vốn, khai báo báo cáo tài chính khơng chính xác,

đưa ra lợi nhuận sai với thực tế (lợi nhuận thực tế lỗ nhưng báo cáo tài chính khai

thành lời).

-Đối với khách hàng hoạt động thương mại dịch vụ

+Các khách hàng kinh doanh bất động sản: thị trường bất động sản bị đóng

băng trong thời gian qua nên các bất động sản này không bán được, mỗi năm phải đóng thuế cho nhà nước nên làm tăng chi phí cho khách hàng. Từ đó khách hàng

này không trả nợ đúng cho ngân hàng.

+Khách hàng kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí (như hồ bơi, patin...): dịch vụ cũ kĩ khơng có sự đầu tư mới nên không thu hút được người dân, các dịch vụ này đối với người dân đã lỗi thời nên cảm thấy nhàm chán, đồng thời chịu sự cạnh tranh của các dịch vụ cùng loại như công viên nước nên dẫn đến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ không thể trả nợ cho ngân hàng.

-Đối với một số khách hàng hoạt động cơng nghiệp nhẹ như sản xuất bao bì,

+Cơng nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp mà thành lại cao

hơn các sản phẩm cùng loại nên khó tiêu thụ.

+Chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các khách hàng khác.

+Sử dụng quá nhiều vốn vay ngắn hạn của ngân hàng để đầu tư trung và d hạn.

+Tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao dẫn đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm tăng chi phí cho khách hàng.

4.4.3. Do nguyên nhân khách quan bất khả kháng

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ, hàng năm phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai như giông bão, lốc xoáy, mưa lớn kéo dài… nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng của ngân hàng, chủ yếu là các khách hàng thuộc ngành xây dựng, làm cho khách hàng phải kéo dài thời gian thi cơng, tăng chi phí cho hoạt

động trong trường hợp cơng trình bị hư hại phải thi cơng lại. Hơn nữa một số trường

hợp rủi ro do tai nạn bất ngờ, do thay đổi chủ trương chính sách của chính phủ cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh của cả khách hàng và ngân hàng. Đây là những rủi ro bất khả kháng, khó lường trước được mức độ rủi ro. Bên cạnh đó trong những

năm qua tình hình kinh tế có nhiều thay đổi làm cho giá cả xăng dầu, vật liệu xây

dựng tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơng trình, hay giá ngun liệu đầu vào đối với ngành thủy sản tăng gây

khó khăn cho doanh nghiệp – những đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng.

Vì vậy đây được xem là nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

4.4.4. Rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Một khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn thì trong một số trường hợp theo quy định, ngân hàng sẽ phát mãi tài sản đảm bảo để xử lý nợ. Tuy nhiên, việc phát mãi tài sản lại gặp nhiều khó khăn do phải qua nhiều khâu, kéo dài làm cho nợ quá hạn tăng. Hầu hết các khách hàng của ngân hàng vay những khoản vay lớn nên tài sản thế chấp đối với các khách hàng này có

cảnh đó, ngân hàng phải đứng trước hai vấn đề, một là tiếp tục tìm kiếm người mua tài sản đó để thu hồi nợ, tuy nhiên việc này sẽ mất thời gian, làm tăng nợ quá hạn cho ngân hàng; hai là sẽ bán khoản nợ này cho cơng ty quản lý nợ và trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nhưng việc này sẽ làm giảm thu nhập cho ngân hàng, ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, đây là một nguyên nhân

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHỊNG NGỪA RỦI RO 5.1 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HIỆU QUẢ

Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của ngân hàng đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng địa bàn của từng chi nhánh,

đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo

khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm an tồn. Chính sách này cần được công bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thực hiện có định hướng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp. Định hướng của ngân hàng là “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Dựa trên cơ sở

định hướng này, ngân hàng VIB Cần Thơ cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp

lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Phản ánh được chính sách tín dụng của ngân hàng quốc tế VIB trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.

- Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của Chi nhánh, phát huy được những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề khơng có lợi thế trong cạnh tranh trong kinh doanh.

- Đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của ngân hàng, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả

năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an tồn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được. Đồng thời phải phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của VIB Cần Thơ

so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, là định hướng cơ bản trong xác định những mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một

và sự phát triển gần đây của thành phố Cần Thơ nói riêng, chính sách tín dụng cụ thể của ngân hàng nên tập trung trong các nội dung sau:

- Về chính sách khách hàng: phát triển cơ cấu tổ chức theo định hướng hướng

đến khách hàng đã được ngân hàng thực hiện trên thực tế nhưng lại chưa có một

chính sách khách hàng rõ ràng và mang tính pháp lý cao nên việc áp dụng cịn lung túng và mang tính cảm tính cao. Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ. Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được áp dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng.

- Về định hướng khách hàng:

Chú trọng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối doanh nghiệp

đang được sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức nước ngoài. Chính phủ đã ban

hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi phát triển loại hình doanh nghiệp này là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 236/2006/QĐ-

TTg ngày 23/10/2006 phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 – 2010). Nhiều giải pháp hỗ trợ cho DNVVN như thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ…Các định chế tài chính quốc tế đang chú ý tập trung

đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như

IFC (Cơng ty tài chính quốc tế thuộc WB), SMEDF (Quỹ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa do Liên minh châu Âu tài trợ và được quản lý bởi Quỹ hỗ trợ phát triển), JBIC (Chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do JBIC tài trợ vốn vào năm 2002), JETRO (Tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật Bản hỗ trợ cho các SMEs trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế)…Do đó các DNVVN sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và lượng trong tương lai, là điều kiện

thuận lợi cho đầu tư tín dụng. Mặt khác kinh tế Việt Nam có sự phát triển khá trong thời gian gần đây nhưng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn gặp khá nhiều rủi ro do những lợi thế trong cạnh tranh của các doanh nghiệp không lớn, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được các yêu cầu cho sự phát triển, do đó tính bền vững trong hoạt động kinh doanh khơng cao. Do đó lựa chọn phát triển phân khúc thị trường DNVVN là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt Nam, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ.

5.2 CHỦ ĐỘNG PHÂN TÁN RỦI RO ĐỂ NGĂN NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu. Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường bắt nguồn từ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay vốn, mà trong thương trường thì rủi ro đối với hoạt

động kinh tế là thơng thường xảy ra. Ngồi những ngun nhân chủ quan tạo nên rủi

ro, còn những nguyên nhân khách quan gây ra, thậm chí để lại hậu quả hết sức nặng nề. Do vậy, hoạt động tín dụng cũng phải ln xác định và chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, mức độ rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và

hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thế nào lại phụ thuộc vào chính khả năng ngăn ngừa và biện pháp khắc phục của ngân hàng. Trong đó, phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra đối với hoạt động của ngân hàng. Việc phân tán rủi ro được thực hiện qua

phân tán dư nợ và cộng đồng tài trợ. Cụ thể:

-Phân tán dư nợ: Thực hiện dưới các hình thức như cho nhiều khách hàng vay,

cho nhiều ngành kinh tế vay, cho vay ở nhiều vùng khác nhau, giới hạn số tiền vay… Hơn nữa, ngân hàng cũng thận trọng trước khi cho vay đối với các khách

hàng hoạt động trong lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như kinh doanh bất động sản, các dịch vụ giải trí...

-Về đồng tài trợ: Đối với những dự án lớn ngân hàng cần huy động nhiều ngân

hàng khác tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay. Khi nền kinh tế phát triển thì địi hỏi ngân hàng càng phải hợp tác và liên kết chặc chẽ với các ngân hàng khác

Đồng thời, sự hợp tác, liên kết này cũng chính là sự phân tán rủi ro, tránh tập trung

rủi ro lớn vào Ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân

hàng.Tuy nhiên cách thức này có thể ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và tạo

điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với ngân hàng khác, vì vậy mà ngân hàng chỉ nên

thực hiện đồng tài trợ đối với các khách hàng thuộc ngành xây dựng, vay số vốn vượt mức 15% vốn tự có của ngân hàng.

5.3 PHÂN TÍCH KỸ VỀ KHÁCH HÀNG TRƯỚC KHI CHO VAY

Trong thời gian qua đã có trường hợp khách hàng sử dụng báo cáo tài chính

khơng chính xác đến ngân hàng xin vay vốn, một số khách hàng khơng có chiến lược kinh doanh lâu dài,… nên hoạt động kinh doanh kém hiệu quả gây ra nợ quá

hạn cho ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phân tích, đánh giá kỹ

hơn về khách hàng trước khi quyết định cho vay. Trong đó cần tập trung kỹ vào

những nội dung sau:

-Nắm bắt thông tin về khách hàng: việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn khái qt về khách hàng. Nắm bắt thơng tin về khách hàng có thể thực hiện qua các hình thức sau:

-Thu thập thơng tin qua báo cáo tài chính của khách hàng, tốt nhất là thu thập

các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

-Đối với những khách hàng vay số vốn lớn, ngân hàng nên thu thập thông tin về khách hàng qua trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) trước khi cho vay.

-Khoảng 3 năm 1 lần mở các hội nghị khách hàng để có những thơng tin về khách hàng từ chính khách hàng, từ các khách hàng khác, qua đó cũng để thấy được

nhưng nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả để

ngân hàng có giải pháp phù hợp cho hoạt động của mình.

-Liên kết với các ngân hàng khác trên địa bàn trong việc cung cấp về thông tin

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng vib – cần thơ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)