2.2. Thực tiễn áp dụng các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
2.2.1. Tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội trọng yếu với địa giới hành chính rộng, mật độ và số lượng dân cư đơng, đa dạng và phức tạp về hồn cảnh sống, mơi trường giáo dục, trình độ nhận thức pháp luật, thời gian qua, thành phố Hà Nội luôn đối mặt với nguy cơ gia tăng nhanh chóng và phức tạp của tình hình tội phạm, đặc biệt là đối với giới trẻ. Sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội, sự bùng nổ của thời đại công nghệ thông tin 4.0 khơng chỉ mang lại những hiệu quả tích cực cho cuộc sống hiện đại, nâng cao chất lượng đời sống cho giới trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên mà còn đề lại những hệ lụy xấu từ các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc, game online, đua xe...), lối sống hưởng thụ, không lành mạnh. Tốc độ thay đối quá nhanh của xã hội khiến thanh thiếu niên khơng kịp thích ứng, tâm lý lứa tuổi trong giai đoạn vị thành niên thiếu ổn định, sốc nổi, thích thể hiện, dễ bị lơi kéo, kích động, có những hành vi, cừ chỉ lệch chuẩn, sa đà vào các thói hư tật xấu dẫn tới việc thực hiện tội phạm trong khi bản thân chưa có đầy đủ nhận thức pháp luật và kiến thức đời sống xã hội cần thiết để đối mặt với hậu quả pháp lý có thể phải gánh chịu.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình hình người dưới 18 tuồi phạm tội đang có những biến động bất ồn định với chiều hướng đa dạng về loại tội phạm, phức tạp về tính chất nguy hiểm về hành vi và thủ đoạn phạm tội. Trong đó, người dưới 18 tuổi phạm tội thường thực hiện các tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, nhân phẩm, sức khoe con người, các loại tội phạm về sở
hữu,... gây bức xúc, nhức nhôi trong dư luận quân chúng nhân dân. Hành vi của các đối tượng ngày càng liều lĩnh, manh động, thủ đoạn tinh vi, chuẩn bị kỹ càng, công cụ phạm tội nguy hiểm, có tính sát thương cao (dao, kiếm, mã tấu, phóng lợn...). Nhiều tội phạm được thực hiện có tố chức, phân công nhiệm vụ rõ ràng, bàn bạc cụ thế, theo bãng nhóm hoạt động; độ tuối phạm tội có xu hướng trẻ hỏa, nhóm đối tượng từ 14 đến dưới 16 tuổi có chiều hướng tăng; nếu như trước đây, hầu hết các tội phạm đều do nam giới thực hiện thì hiện nay tỷ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội là nữ cũng có chiều hướng tăng nhẹ.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thực trạng người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội bị xử lý hình sự ngày càng có diễn biến phức tạp. Trong đó, cá biệt có một số vụ án có tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm. Ví dụ như:
Vụ án Giết người và Gây rối trật tự cơng cộng’. Do có mâu thuẫn trên mạng
xã hội Facebook, khoảng 1 giờ 40 phút ngày 24/2/2021, Hoàng Thế Anh (SN 2003, trú tại Ngọc Hồi, Thanh Trì) cầm đầu cùng nhóm 16 đối tượng Nguyễn Đình Triệu (SN 2005, trú tại Trung Văn, Nam Từ Liêm); Nguyễn Đức Mạnh (SN 2005, trú tại quận Hai Bà Trưng);Trần Quang Huy (SN 2003); Phạm Khánh Toàn (SN 2004, trú tại quận Thanh Xuân); Nguyễn Đức Chung (SN 2004, trú tại Trung Liệt, quận Đống Đa); Lã Hoàng Anh Tú (2003, quận Nam Từ Liêm); Nguyễn Khánh Toàn; Cao Duy Hùng (cùng SN 2004, trú tại quận Hoàng Mai); Đặng Ngọc Long (SN 2003, trú tại quận Nam Từ Liêm); Vũ Việt Anh (2003, trú tại quận Nam Từ Liêm); Đỗ Hải Nam (SN 2004, trú tại quận cầu Giấy); Nguyễn Việt Hoàng (SN 2004, trú tại Tây Hồ); Đỗ Hải Lâm (trú tại Hà Nội) và Ngô Thành Luân (SN 1997, trú tại tỉnh Lâm Đồng) cầm đầu nhóm đối tượng Đỗ Xuân Phong (SN 2001, trú tại quận Hoàng Mai); Lê Duy (SN 1993, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hẹn nhau tại khu vực ngã ba Đinh Công Tráng - Trần Hưng Đạo, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiểm, Hà Nội để đánh nhau. Hai nhóm mang theo hung khí gồm dao mèo, dao tơng, tp sắt gắn dao phóng lợn đến điểm hẹn thì gặp anh H.T.M. chở chị N.T.M.H. (SN 2005, trú tại Hà cầu, Hà Đông, Hà Nội) ngồi sau và đi theo hướng ngược lại cùng với một
số xe khác. Do nhầm tưởng anh H.T.M. là nhóm đối thủ của mình nên các đối tượng nhảy xuống dùng hung khí chém về phía nhóm đi cùng anh H.T.M, hậu quả anh H.T.M. bị chém vào đầu dẫn đến tử vong. Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 17 đối tượng về tội Giết người, 07 đối tượng về tội gây rối trật tự công cộng. Hiện vụ án đang trong thời gian điều tra làm rõ.
Vụ án cưỡng đoạt tài sản:Tù ngày 29/7 đến 3/8/2021, lợi dụng tình hình dịch
COVID-19 trên địa bàn quận Hoàn Kiểm đang diễn biến phức tạp, 06 đối tượng gồm : Nguyễn Đức Anh (sinh năm 2004, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) 48 tháng tù; Phạm Việt Đức (sinh năm 2004, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội), Nguyễn Đức Quân (sinh năm 2006, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội), Nguyễn Đắc Thắng (sinh năm 2004, trú quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Nguyễn Văn Tường Huy (sinh năm 2006, trú tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), Trần Minh Sang (sinh năm 2006, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) đã giả mạo lực lượng dân quân tự vệ, mang theo công cụ hồ trợ, đi theo nhóm để trấn áp và uy hiếp tinh thần những người lưu thông trên đường, yêu cầu họ xuất trình giấy tờ và lý do ra đường, rồi buộc họ đưa tiền. Các bị cáo đã gây ra 3 vụ cưỡng đoạt tài sản của các bị hại, tống số tiền chiếm đoạt được là 3.700.000 đồng. Ngày 1/9/2021, Tịa án nhân dân quận Hồn Kiếm đã tuyên phạt bị cáo Đức Anh, Đức, Quân, Thắng cùng mức 36 tháng tù; tuyên phạt Huy 30 tháng tù; tuyên phạt Sang 24 tháng tù về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Báo cáo số 262/BC-VKS-P2 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ngày 12/7/2021 về việc tông kết thực tiễn nhằm xây dựng Đe án “về báo vệ người
dưới 18 tuổi trong hoàn cảnh pháp lý đặc biệt” [50, tr2[ cũng chỉ ra rằng quá trình
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/3/2021 đà phát hiện xử lý nhiều vụ án hình sự liên quan:
- Án tại Cơ quan điều tra: Tồng số thụ lý 759 vụ/1015 bị can (trong đó, án cũ: 07 vụ/07 bị can; án mới: 752 vụ/1008 bị can). Đã giải quyết: 733 vụ/961 bị can; gồm kết thúc điều tra đề nghị truy tố: 729 vụ/957 bị can; đình chỉ: 04 vụ/04 bị can (do bị hại rút đơn), số tồn tại Cơ quan điều tra: 26 vụ/54 bị can.
- An tại Viện kiêm sát: Tông sô thụ lý 730 vụ/958 bị can (án cũ: 01 vụ/01 bị can; án mới: 729 vụ/957 bị can). Đã giải quyết: 728 vụ/956 bị can; gồm truy tố: 727 vụ/955 bị can; đình chỉ: 01 vụ/01 bị can (do bị hại rút đon), số tồn tại Viện kiểm sát: 02 vụ/02 bị can.
- Án tại Tòa án: Tổng số thụ lý 727 vụ/955 bị cáo (án cũ: 0 vụ/o bị cáo; án mới: 727 vụ/955 bị cáo). Đã giải quyết: 711 vụ/932 bị cáo, trong đó, xét xử: 710 vụ/928 bị cáo; Đình chỉ: 01 vụ/04 bị cáo (do bị hại rút đơn), số tồn tại Tịa án: 16• • 7 • • X • • / • vụ/23 bị cáo.
Trong đó, cơ quan cảnh sát điều tra hai cấp thành phố Hà Nội đã khởi tố tổng số 1015 bị can là người dưới 18 tuổi. Phần lớn các bị can có độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là 977 bị can, chiếm 96%; các bị can có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là 38 bị can, chiếm tỷ lệ 04%. Loại tội phạm mà các bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi thực hiện chủ yếu: Giết người, cố ý gây thương tích, Cướp tài
sản, Cướp giật tài sản, Trộm cắp tài sản, Tàng trữ và Mua bán trái phép chất ma túy, Gây rối trật tự công cộng... Đa số người dưới 18 tuồi thực hiện hành vi phạm tội là lần đầu, chiếm tỷ lệ 99,8%; số người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc trường hợp tái phạm không nhiều (02 bị can), chiếm 0,2%; số người dưới 18 tuổi phạm tội nghiện ma túy là 63 trường hợp, chiếm 0,06%; nhiều trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội có hồn cảnh gia đình khó khăn như cha mẹ ly hôn: 43 trường hợp; cha mẹ là phạm nhân đang chấp hành án: 17 trường hợp; cha hoặc mẹ chết, đi lang thang: 09 trường họp [50; tr3J.
Khảo sát thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020 [3 8] [40] [41] [42], có thể thấy xu hướng phạm tội của người dưới 18 tuổi đã thể hiện rõ ràng trong Bảng cơ cấu các loại tội phạm dưới đây:
Bảng 2.1: Cơ câu các loại tội phạm do người dưới 18 tuôi thực hiện đã được xétO • ♦ X • o ♦ ♦ ♦ xử trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến 2020
Ã------------------------------ ----------------------------7
Tôi danh• số vu án• SỐ bi cáo♦
Giết người 22 33
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác 59 92
Cướp tài sản 63 99
Cướp giật tài sản 177 230
Trộm cắp tài sản 147 173
Gây rối trật tự công cộng 25 45
Tội tàng trữ vận chuyển, mua bán hoặc
chiếm đoạt ma túy 72 88
Các tơi danh khác• 160 188
(Ngn: TAND thành phơ Hà Nội)
Nhìn vào Bảng 2.1, có thể thấy trong thời gian 5 năm (2016-2020), các tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện được đưa ra xét xử chủ yếu chiếm tỷ lệ cao là nhóm tội phạm xâm phạm sở hừu với tổng sổ 324 vụ án/403 bị cáo, tiếp theo là tội
cố ý gây thương tích với tổng số 59 vụ/92 bị cáo, tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tổng số 72 vụ/88 bị cáo , tội gây rối trật tự công cộng với tổng số 25 vụ/45 bị
cáo, tội giết người với tổng số 22 vụ/ 33 bị cáo và các tội khác. Những con số này thể hiện sâu sắc đặc trưng tâm lý học tội phạm của người dưới 18 tuổi phạm tội, xu hướng và hành vi phạm tội đặc thù của họ (lựa chọn các loại tội phạm phố biến, dễ thực hiện, gắn với nhu cầu thỏa màn giá trị vật chất, tiền bạc, tệ nạn xã hội..).
Từ những phân tích trên, có thể thấy thành phố Hà Nội là địa bàn có đặc thù số lượng người dưới 18 tuối phạm tội lớn, tỉnh hỉnh tội phạm phức tạp, đa dạng. Do đó, điều này đã tạo áp lực công việc lớn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có liên quan đến loại đối tượng đặc biệt này. Bởi lẽ, chính sách pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam quan điểm người dưới 18 tuổi phạm tội ln được coi là đối tượng có hồn
cảnh đặc biệt, là chủ thề càn được giúp đỡ, giáo dục và được đối xử khoan hồng, nhân đạo. Các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục áp dụng đối với người dưới 18
tuôi phạm tội đêu được xây dựng chặt chẽ nhăm đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, quyền con người. Thậm chí, hình phạt và quyết định hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng đặt ra nhằm mục đích trước hết là giáo dục, cải tạo sau đó là trừng phạt.
Diễn biến phức tạp về tình hình tội phạm là người dưới 18 tuổi tại địa bàn thành phố Hà Nội trực tiếp đặt ra các vấn đề cho thực tiễn xét xử và áp dụng hình phạt đối với nhóm đối tượng này.
2.2.2. Kết quả thực tiễn xét xử và áp dụng hình phạt của Tịa án đối với người
dưới 18 tuồi phạm tội tại Hà NộiJT * * 9 •
Bộ luật hình sự Việt Nam quy định hệ thống các chế định pháp luật liên quan đến các loại hình phạt đối với người dưới 18 tuối. Tuy nhiên trước khi các hình phạt này được đưa vào thi hành trong thực tiễn còn cần phải thơng qua hoạt động xét xử của Tịa án nhằm áp dụng hỉnh phạt đối với từng trường hợp cụ thể. Trong nhiều năm qua, thực hiện nghiêm túc tinh thần cải cách tư pháp tại Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị bảo đảm “Tịa án là trung tâm và xét xử là hoạt
động trọng tâm, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội luôn không ngừng cố
gắng, nỗ lực nâng cao hiệu quả cơng tác xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi nói riêng. Qua đó, đảm bảo áp dụng đúng các quy định cụ thể của pháp luật về hình phạt và tiến tới đạt được mục đích của hình phạt (trừng trị, răn đe và giáo dục, cải tạo) mà đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần ưu tiên giáo dục, cải tạo tạo điều kiện cho họ sửa chừa sai lầm, sớm hồn lương, trở thành người có ích cho xã hội.
Thực tiễn xét xử cho thấy các vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuối rất đa dạng và phong phú về nội dung, loại tội phạm tuy nhiên có chuyền biến, thay đồi về số lượng án/bị cáo bị đưa ra xét xử theo giai đoạn một cách rõ rệt. Điều này được hình thành do có sự thay đổi, chuyển tiếp pháp luật hình sự mà cụ thể là sự kế thừa và thay thế của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018) đối với Bộ luật hình sự năm 1999.
Bảng 2.2: Thống kê số vụ án/bị cáo dưới 18 tuổi bị đưa ra xét xử
giai đoạn 2016-2020
Ă--------------------------------------------- -------------------------------------------7
Năm
r
SÔ vu án/bi cáo đưa ra xét xử• ♦ SỐ vu án/bi cáo bi kháng nghi• ♦ • “ ơ • phúc thẩm người dưới 18 tuổi sơ thẩm người1 dưới 18 tuổi
Sổ vu• Số bi cáo• Số vu• SỐ bi cáo9
2016 203 247 3 4 2017 214 268 4 4 2018 109 180 5 7 2019 101 129 7 9 2020 98 124 4 7 Tổng cộng 725 948 23 31
(Nguôn: TAND thành phô Hà Nội)
Theo số liệu thống kê tại Bảng 2.2, từ năm 2016 đến năm 2017, số vụ án trên số bị cáo đã đưa ra xét xử sơ thẩm người dưới 18 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng từ 203 vụ/247 bị cáo lên 214 vụ/268 bị cáo. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến năm 2020, số vụ án/bị cáo đưa ra xét xử sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội có chiều hướng giảm dần từ 109 vụ/180 bị cáo xuống 101 vụ/129 bị cáo năm 2019; 98 vụ/124 bị cáo năm 2020. Các số liệu này khơng chứng minh cho tình hình tội phạm
là người dưới 18 tuổi có dấu hiệu giảm mà là căn cứ cho thấy nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi của Bộ luật hình sự nãm 2015 phát huy hiệu quả, việc xem xét chuyến hướng xử lý trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giám sát giáo dục (khiền trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo dục tại xã, phường thị trấn) được đưa vào thực tiễn áp dụng nhiều hơn, ưu tiên hơn trước khi đưa vụ án ra xét xử, quyết định một loại hình phạt cụ thế cho bị cáo là người
dưới 18 tuổi.