2.2. Thực tiễn áp dụng các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
2.2.3. Tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuồi và
tuổi và nguyên nhăn
Các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một chế định nhỏ nằm trong chương Những quy định đối với người dưới 18 tí phạm tội của BLHS Việt Nam có nội hàm xây dựng lý thuyết về nội dung, đối tượng, điều kiện áp dụng cho từng loại hình phạt cụ thể dự kiến các tình huống mà các nhà làm luật dự liệu trước
trong một khoảng thời gian nhât định. Do đó, cân được khảo sát, kiêm chứng bàng thực tiễn áp dụng pháp luật. Ngoài những kết quả đạt được trong thực tiễn xét xử và áp dụng hỉnh phạt tại thành phố Hà Nội mà luận văn đã nêu, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, việc áp dụng các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cịn có một số tồn tại, hạn chế nhất định.
2.2,3.1. Tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Thứ nhất, thực tế vẫn cịn xảy ra tình trạng lạm dụng hình phạt tù cỏ thời
hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
Khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội, một số Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có thái độ xem trọng vai trị của hinh phạt tù có thời hạn hơn các hình phạt khác [22; trlO]. Một số trường hợp áp dụng hình phạt tù khơng cần thiết, khơng tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiếm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong khi đó, khơng mạnh dạn áp dụng các hình phạt khơng tước tự do cũng như các biện pháp tư pháp trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm do người dưới 18 tuối thực hiện. Thậm chí, ngay cả những vụ án người dưới 18 tuổi đủ điều kiện áp dụng các hình phạt khác (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) nhưng Hội đồng xét xử vẫn lựa chọn phương pháp an tồn: tun hình phạt tù có thời hạn nhưng cho hưởng án treo. Ví dụ:
Vụ án cố ý gây thương tích: Khoảng 15 giờ 30 ngày 28/10/2020, do mâu
thuẫn cá nhân, tại trước khu vực đối diện trường THCS Kiến Hưng, quận Hà Đông, Nguyễn Huy Hùng sinh năm 2003, trú tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông đã xảy ra xô xát đánh nhau với Nguyễn Trọng Nghĩa sinh năm 2002 trú tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Quá trinh xô xát, Hùng đã dùng 01 thanh gỗ dài khoảng 80 cm vụt trúng 02 phát vào mạng sườn trái của Nghĩa, khiến Nghĩa bị thương phải đi cấp cứu tại Bệnh viện 103 Hà Đông. Bản kết luận giám định pháp y thương tích kết luận tỷ lệ tốn thương của Nguyễn Trọng Nghĩa là 3%. Quá trình làm việc với cơ quan điều tra, Hùng thành khẩn khai báo, tự nguyện bồi thường hồ trợ chi phí điều trị cho gia đình Nghĩa số tiền 25 triệu đồng. Bản thân Hùng chưa có tiền án, tiền sự,
có nơi cư trú rõ ràng, là con liệt sĩ. Tại phiên tòa xét xử ngày 05/1/2021, Tòa án nhân dân quận Hà Đông đã áp dụng Khoản 1 Điều 134 BLHS, Điều 38 BLHS, điểm i,b, s Điều 51 BLHS tuyên phạt Hùng 6 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Hùng, Hùng lần đầu phạm tội cố ý gây thương tích theo Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 là loại tội ít nghiêm trọng và các tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại. Bản thân Hùng có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự và có nơi cư trú rõ ràng. Do đó, khi áp dụng hình phạt, Hùng có đủ điều kiện để được áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ thay vì áp dụng hình phạt tù.
Tình trạng này xảy ra khá phổ biến trên địa bàn thành phố Hà Nội tạo “thói
quen tố tụng xấu ” trong các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là Tòa án, đi ngược
lại nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: khơng áp dụng hình phạt tử hình, chung thân, hạn chế hình phạt tù có thời hạn, mở rộng việc áp dụng các hình phạt khơng tước tự do. Từ đó cùng với việc quy định về các hình phạt khơng tước tự do cịn nhiều bất cập, vướng mắc, mang lại hiệu quả không cao đã dẫn tới việc áp dụng tùy tiện hình phạt tù có thời hạn, ảnh hưởng tới quyền con người, quyền cơng dân của người dưới 18 tuồi.Tính nghiêm khắc của hình phạt tù có thời hạn cao hơn, thủ tục áp dụng rõ ràng cụ thể hơn so với các loại hình phạt cịn lại, thẩm phán và hội thẩm nhân dân có niềm tin nội tâm cao hơn vào việc áp dụng loại hình phạt ít nghiêm khắc hơn đặc biệt là cảnh cáo và phạt tiền, tránh được các nguy cơ án hủy, sửa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu thi đua, việc xem xét bố nhiệm, tái bồ nhiệm của thẩm phán.
Thứ hai, tỷ lệ áp dụng các hình phạt khơng tước tự do (đặc biệt là hình phạt
cảnh cảo và hình phạt tiền) trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cịn thấp. Việc áp dụng các hình phạt này chưa có sự phân hóa trách nhiệm hình sự cao thê hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo hơn so với người đủ 18 tuổi; chưa đảm bảo tính khả thỉ.
Thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội cho thấy
chỉ có 176/948 bị cáo được áp dụng các hình phạt khơng tước tự do chiêm tỷ lệ 18,6% trên tồng số bị cáo là người dưới 18 tuối phạm tội đã xét xử trong thời gian từ năm 2016 đến 2020. Trong đó, hình phạt chủ yếu được tòa án lựa chọn áp dụng là hình phạt cải tạo khơng giam giữ. về mặt lý thuyết, tăng cường áp dụng hình phạt khơng tước tự do đối với người dưới 18 tuối phạm tội là xu thế của tương lai, góp phần đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, thực tế điều kiện cơ sở vật chất, các thiết chế bảo đảm thực hiện hình phạt, bối cảnh kinh tế - xã hội tại Việt Nam hiện nay chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của việc bảo đảm tính khả thi của các hình phạt mang tính giáo dục, cải tạo sâu sắc này.
Bên cạnh đó, do sự quy định chung chung, không rõ ràng của pháp luật về điều kiện, phạm vi, mức hình phạt áp dụng giữa người dưới 18 tuổi so với người đủ 18 tuổi, nhiều Thẩm phán khi áp dụng hình phạt cảnh cáo, phạt tiền trong xét xử còn áp dụng tùy nghi, chù quan khơng cá thế hóa được trách nhiệm và hình phạt giữa hai đối tượng pháp lý hình sự này. Điều này vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuồi phạm tội, khơng thể hiện hết tính nhân văn, nhân đạo, hướng thiện của chính sách pháp luật hình sự và nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội mà Đảng và nhà nước ta chú trọng xây dựng.
Thừ ba, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là người
nước ngồi cịn một số khó khăn, hất cập.
Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút khách du lịch, Việt Nam là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân, tổ chức đến thăm quan, sinh sống và làm việc. Do đó khơng thể tránh khỏi các vi phạm pháp luật hình sự xảy ra liên quan đến người nước ngoài và trẻ em, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi là người nước ngoài. Tuy nhiên, khi xảy ra vấn đề pháp lý hình sự với đối tượng này, hình phạt trục xuất - loại hình phạt đặc thù đối với người nước ngồi phạm tội khơng được áp dụng.
Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ dẫn tới gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 ti là người nước ngồi. Trường hợp họ buộc phải chấp hành án tại Việt Nam bằng các hình phạt như cải tạo khơng giam giữ, tù có thời hạn
gây ra nhiêu khó khăn cho q trình thi hành án cả từ phía cơ quan có thâm qun và người phạm tội: rào cản văn hóa, ngơn ngữ, hồn cảnh, điều kiện sống, sinh hoạt, cải tạo,...[32, tr45] Hơn thế, người dưới 18 tuổi vốn là đối tượng có đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi khác biệt, dễ chịu tác động nên khi buộc phải chấp hành hình phạt tại một đất nước xa lạ và điều kiện khác biệt lớn với hồn cảnh sống, họ có thể bị• • • • • J • • các ảnh hưởng về tâm lý dẫn đến làm giảm hiệu quả mục đích hình phạt, tạo gánh nặng cho cơ quan thi hành án hỉnh sự. Rõ ràng đây là một hạn chế trong các quy định về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần được xem xét bổ sung cho phù hợp, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang mở cửa chú động hội nhập kinh tế đối ngoại, kích cầu sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi như hiện nay.
Thứ tư, trong quả trình áp dụng phảp luật, một số cơ quan cỏ thâm quyền
còn chưa mạnh dạn trong việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Mặc dù Khoản 2 Điều 91 BLHS 2015 quy định “Người dưới 18 tuổi phạm
tội thuộc một trong các trường họp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự ngun khắc phục phần lởn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thê được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này” thế hiện quan điểm của các nhà làm luật
Việt Nam khuyến khích áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng thực tiễn xét xử tại các Tòa án nhân dân các cấp nói chung và Tịa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội cũng rất hạn chế áp dụng.
Khảo sát thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội trong một thời gian dài (từ năm 2016 đến năm 2020), số liệu thống kê cho thấy chỉ có 02 trường hợp được miễn trách nhiệm hỉnh sự hay miễn hình phạt, chiếm tỷ lệ rất thấp trong tồng số các bị can, bị cáo đã đưa ra xét xử. Điều này làm hạn chế tính đa dạng trong việc áp dụng các quy định về trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuối phạm tội, chưa đáp ứng được địi hỏi, u cầu của cơng tác cải cách tư pháp trong thời đại mới, chưa thể hiện tinh thần nhân đạo, chính sách khoan hồng của nhà nước ta đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Kéo theo đó làm mất
tính khả thi của các Biện pháp giám sát, giáo dục: Khiên trách, Hòa giải tại cộng đồng; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà luật quy định áp dụng trong trường hợp Miễn trách nhiệm hỉnh sự.
Thứ năm, việc áp dụng hình phạt đổi với người dưới 18 tỉ cịn chưa đồng
bộ, không thống nhất giữa các Tòa án nhân dân địa phương, tạo dư luận xấu, ảnh hưởng đến niềm tin của nhãn dân vào hoạt động xét xử của Tịa án. Nhiều vụ án có
tình tiết, diễn biến tương tự nhau nhưng tại các Tịa án khác nhau, bị cáo có thể bị ảp dụng các loại, mức hình phạt khác nhau.
Thực tiễn xét xử tại các Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy do quá trình xem xét, đánh giá tài liệu chứng cứ và quan điểm pháp luật, cách hiểu, cách áp dụng pháp luật và nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi ở mồi địa phương có nhiều “sai số” nên đã tạo thành các kết quả xét xử khác nhau đối với những vụ án có tính chất tương tự. Ví dụ:
ản trộm cắp tài sản xảy ra tại Chương Mỹ: Khoảng 9 giờ sáng ngày
15/8/2019, tại phòng học lớp 10A5 trường THPT Chương Mỹ A, Nguyễn Thị Chúc (sinh năm 2002) lợi dụng bạn cùng bàn là Vũ Thị Thảo đi ra khỏi bàn, Chúc đã lén lút lấy trộm chiếc đồng hồ củaThảo cất trong cặp sách rồi đem bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Kết quả định giá tài sản xác định chiếc đồng hồ trị giá 2 triệu đồng. Tại phiên tòa xét xử ngày 27/11/2019, Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ đà áp dụng Khoản 1 Điều 173 BLHS, điểm b, i, s khoản 1 Điều 51 BLHS xử phạt Nguyễn Thị Chúc 6 tháng cải tạo không giam giữ.
Vụ án trộm cắp tài sản xảy ra tại Mỹ Đức: Khoảng 23 giờ ngày 1/10/2019,
tại cơng trình xây dựng nhà ơng Nguyễn Bá Khởi ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Nguyễn Văn Toàn (sinh nãm 2002) là thợ xây cho gia đình ơng Khởi lợi dụng lúc ơng Khởi đang ngủ đã có hành vi lấy trộm chiếc điện thoại Xiaomi Red Mi Note 5 mà ông Khởi cất trong túi áo khốc treo trên móc treo quần áo sát tường sau đó đem cầm cố lấy tiền tiêu xài. Kết quả định giá tài sản xác định chiếc điện thoại đã qua sử dụng trị giá 2, 3 triệu đồng. Tại phiên tòa xét xử ngày 14/12/2019, Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức áp dụng Khoản 1 Điều 173 BLHS, điểm b, i khoản 1 Điều 51 BLHS
xử phạt Nguyễn Văn Tồn 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Thơng qua nội dung 02 vụ án trên, có thể thấy: Nguyễn Thị Chúc và Nguyễn Văn Toàn đều là người dưới 18 tuổi phạm tội. Với cùng hành vi trộm cắp tài sản tương tự về tình tiết, diễn biến vụ việc, các yếu tố về nhân thân người phạm tội có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên hoạt động áp dụng pháp luật của hai đơn vị TAND cấp huyện có quan điếm chênh lệch về việc xem xét áp dụng hình phạt. Từ đó dẫn tới việc bất đồng quan điếm trong giải quyết vụ án hình sự giữa các TAND trực thuộc cùng một hệ thống ngành dọc. Sự không nhất quán này làm giảm hiệu quả răn đe, giáo dục của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Mặt khác, chênh lệch về hỉnh phạt còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự đối xử công bằng pháp luật giữa các bị cáo.
Thứ sáu, việc áp dụng hình phạt đơi khỉ cịn xảy ra tình trạng chưa phân
hóa rõ trách nhiệm hình sự của từng nhóm tuổi, từng bị cảo theo nhân thân, vai trị của của họ trong vụ án có nhiều bị cáo hoặc vụ án cồ đồng phạm dẫn tới với áp dụng mức hình phạt, loại hình phạt khơng tương thích với từng bị cáo.
Tuy đây khơng phải là một hiện tượng nối cộm nhưng đã ít nhiều phản ánh thực trạng Thẩm phán và Hội thẩm khi quyết định hình phạt đà vi phạm nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Theo đó, xảy ra trường hợp người từ đủ 14 đến dưới 16 tuối và người từ đủ 16 đến dưới 18 tuôi phạm tội với điều kiện nhân thân, vai trò tương đương nhau nhưng khơng có sự khác nhau, phân hóa rõ rệt về hình phạt và mức độ của hình phạt. Trường hợp khác, trong vụ án có đồng phạm, bị cáo tuy là đồng phạm nhưng giữ vai trò khác nhau khi thực hiện hành vi phạm tội, có đặc điếm nhân thân, tiền án tiền sự khác nhau nhưng khi đưa ra xét xử, có Tịa án vẫn tun mức hình phạt giống hoặc gần giống nhau. Cá biệt có trường họp áp dụng hình phạt tương đương nhau giữa người dưới 18 tuổi và người đủ 18 tuổi trong cùng một vụ án. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này là do sự thiếu hiểu biết, nghiên cứu về đặc điểm tâm lý tội phạm là người dưới 18 tuổi và quá trình nhận thức pháp luật, đánh giá chứng cứ, tài
liệu có trong hơ sơ vụ án chưa đây đủ, chưa toàn diện, chưa căn cứ vào chính sách pháp luật hình sự của nước ta đối với người dưới 18 tuổi mà còn áp dụng một cách tùy nghi, cảm tích, thậm chí bị dư luận xã hội định hướng.