Kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình và tạo quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật đối với giống đào có triển vọng tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 26)

cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Người làm vườn cần phải tác động tích cực để tạo dựng hệ thống cành khung, nửa khung và cành nhánh của cây cho phù hợp với cấu trúc của vườn và mục đích kinh doanh. Trong kỹ thuật làm vườn hiện đại việc đốn, cắt tỉa là khâu kỹ thuật then chốt, cần có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề (Trần Thế Tục) [20], [21], (R. J. Nissen; A. P. George; S. Hetherington và S. Newman) [33].

Hiện nay nhiều biện pháp đốn tỉa tạo hình cây đào rất được quan tâm. Thông thường cây đào vừa được đem trồng phải đốn tạo hình ngay, chỉ giữ một thân chính cao 80-100cm. Các cành cắt cụt hết để cây bật ra những cành khỏe hơn. Chọn trên thân chính 3 cành khỏe mọc ra 3 hướng khác nhau dể làm cành khung. Cuối năm thứ nhất, chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp I thứ 4 ở phía ngọn cây. Cuối năm thứ 2 chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp II và năm thứ 3 chủ yếu cắt ngắn cành khung cấp III. Hết năm thứ 3 coi như tán cây đã ổn định, cây đào bắt đầu bói quả và bắt đầu bước sang thời kỳ đốn tạo quả (Phạm Văn Côn, 2004) [4], (Vũ Công Hậu, 1996) [11],

Cành quả chỉ sinh ra trên cành mẹ mọc từ năm trước. Do vậy, các tác giả trên đã đưa ra nguyên tắc cơ bản của đốn tỉa tạo quả là khơng đốn hớt ngọn vì dễ làm mất những mắt sinh ra cành quả, mà cắt từ chân loại bỏ hẳn những cành mẹ cành quả nào yếu, quá tập trung. Cành đã ra quả do dinh dưỡng tập trung nuôi quả nên sinh trưởng yếu đi, do vậy cũng cần đốn, kỹ thuật đốn tỉa như sau: Cắt tận chân hay nếu cành khỏe, cắt phía trên, nơi đã có quả, để lại một, hai mầm, những mầm này năm sau sẽ phát triển thành cành mẹ cành quả và sẽ chọn ở gốc cành một hai cành mẹ cành quả khỏe nhất.

Những cành mẹ, cành quả năm nay nếu được đốn tỉa hợp lý, năm sau sẽ sinh ra những cành quả khỏe với số lượng phù hợp ở những vị trí cần thiết quả (Phạm Văn Cơn, 2004) [4].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật đối với giống đào có triển vọng tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w