hợp đồng bán đấu giá tài săn
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. [27] Do đó pháp luật bao gồm các qui định trong các loại nguồn khác nhau, có văn bản qui phạm pháp luật là loại nguồn chủ yểu, nhất là trong hoạt động bán đấu giá ở
Việt Nam. Hiện nay điều chỉnh bán đấu giá ở Việt Nam bao gồm nhiều văn bản qui phạm pháp luật mà phải kể đến trước hết là Bộ luật Dân sự 2015, Luật
Bán đấu giá tài sản 2016 và cắc văn bản hướng dẫn thi hành liên quan.
Như đã phân tích ở trên, bán đấu giá là một hình thức mua bán tài sản, hàng hóa có nhiều lợi ích khơng chỉ cho người bán đấu giá, mà còn cho cả người tham gia đấu giá (người mua được tài sản, hàng hóa). Mỗi một cuộc bán đấu giá giống như một cuộc tranh đấu khá căng thẳng, và rồi cuối cùng
“cuộc chơi” tìm ra được người chiến thắng.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, qua các phương tiện như đài, báo, tivi, nhất là mạng internet... mọi người có thế dễ dàng tìm được nhũng thơng tin cần thiết về bán đấu giá ở mọi nơi trên thế giới. Tài sân, hàng hố có thế được bán ra với giá trị vượt xa sự tưởng tượng hay mong đợi do ưu điểm của ác phương thức bán đấu giá mang lại.
Luật Bán đấu giá tài sản 2016 qui định phương thức đấu giá bao gồm: a) Phương thức trả giá lên; b) Phương thức đặt giá xuống (khoản 2 Điều 40). Theo đó, phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người
tham gia đâu giá trả giá cao nhât so với giá khởi điêm là người “có quyên mua hàng”; và phưong thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người tham gia đấu giá là người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người “có quyền mua
Có một bât cập lớn của pháp luật bán đâu giá tài sản hiện nay ở nước ta về thời điểm giao kết hợp đồng bán đấu giá tài sản, đó là Luật Bán đấu giá tài
sản 2016 theo Điều 44 qui định kết thúc phiên bán đấu giá tài sản thành công chưa phải là thời điểm hợp đồng bán đấu giá tài sản được giao kết. Điều này qui định như sau:
“2. Diên biên của cuộc đâu giá phải được ghi vào biên bản đâu giá. Biên bàn đấu giá phải được lập tại cuộc đấu giá và cỏ chữ kýcủa đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá, người ghi biên bản, người trúng đấu giá, người có tài sản đấu giá, đại diện của những người tham gia đấu giá. Trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện thì biên bản đấu giá cịn phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đơng.
3. Người trúng đâu giá từ chịi ký biên bản đâu giá được coi như không chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc không chấp nhận mua tài sản đấu giá đối với tài săn mà theo quy định của pháp luật kết quả đấu giá tài sản phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Biên bản đâu giá được đóng dâu của tơ chức đâu giá tài sản; trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện thì biên bản phải được đóng dấu của người có thấm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản” (Điều 44).
Qua các qui định này, thây có hai vân đê như sau:
Thứ nhât, cuộc bán đâu giá khơng phải là một trình tự, thủ tục giao kêt
hợp đồng mà chỉ là một trình tự thủ tục lựa chọn người sẽ tiến tới giao kết hợp đông với bên bán;
Thứ hai, biên bản đấu giá chỉ là bằng chứng về việc tìm kiếm được
người sẽ tiến tới giao kết hợp đồng với bên bán.
Các nhận định này được củng cố thêm bởi các qui định tại Điều 46, Luật Bán đấu giá tài sản 2016 như sau:
“1. Kết quả đấu giá tài sản là căn cứ để các bên kỷ kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thởa thuận, trừ trường họp pháp luật có quy định khác. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Người trúng đấu giá được coi như chấp nhận giao kết họp đồng mua bán tài sản đấu giá kế từ thời điếm đấu giá viên công bố người trúng đấu giá, trừ trường hợp người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này hoặc từ chối kết quả trúng đấu giá quy định tại Điều 51 của Luật này. Kế từ thời điểm này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định cùa pháp luật có liên quan”.
Như vậy khi trúng đấu giá xong thì người trúng đấu giá chỉ được coi là chấp nhận sẽ giao kết hợp đồng. Và kể từ thời điểm này, họp đồng giao kết giữa người trúng đấu giá với bán được diễn ra theo các qui định của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc các Luật khác có liên quan. Vì vậy có thể coi Luật Bán đấu• • • 1. • • giá tài sản 2016 chỉ là đạo luật lựa chọn người giao kết họp đồng chứ không phải là một đạo luật về giao kết hợp đồng đúng nghĩa.
Như vậy, hợp đồng bán đấu giá tài sản phải được xem là giao kết tại thời điểm:
(1) người tham gia đấu giá trả giá cao nhất và được hỗ giá viên chấp nhận đối với phương thức trả giá lên. Như vậy người tham gia đấu giá trả giá cao nhất được xem là người đề nghị giao kết hợp đồng, còn hỗ giá viên là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng;
(2) người tham gia đâu giá châp nhận khi đặt giá xuông đôi với phương thức bán đấu giá đặt giá xuống. Như vậy hỗ giá viên đặt giá xuống mà được chấp nhận được xem là người đề nghị giao kết hợp đồng, còn người tham giá đấu giá chấp nhận được xem là người chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Việc không theo nguyên lý này khiến cho các cuộc bán đấu giá của nước ta mất đi bản chất thật cùa bán đấu giá.
Vấn đề chung thứ hai có bất cập của Luật Bán đấu giá tài sản 2016 là việc sử dụng thuật ngữ “đấu giá viên”.
Điều 9, khoản 1, Luật Bán đấu giá tài sản 2016 qui định: “Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây: a) Cho cá nhân, tổ chức khác sử
dụng Chứng chỉ hành nghê đâu giá của mình; b) Lợi dụng danh nghĩa đâu giá viên để trục lợi; c) Thơng đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá
nhân, tô chức khác đê làm sai lệch thông tin tài sản đâu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; d) Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật; đ) Vi phạm Quy tắc đạo đức nghềnghiệp đấu giá viên; e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan”.
Các qui định cấm này cho thấy, nhà làm luật đã ý thức rất sâu sắc vai trò của “đâu giá viên”, nhưng lại không đưa ra định nghĩa vê “đâu giá viên”
trong khi lại định nghĩa về “tổ chức đấu giá tài sản”. Vì vậy cho thấy có hai vấn đề bất cập lớn như sau:
Thứ nhất, thuật ngữ “đấu giá viên” khơng chính xác vì người này
khơng tham gia cuộc đấu với như những “người tham gia đấu giá” mà tham
gia điều hành phiên đấu giá thay mặt cho “tổ chức đấu giá tài sản”. Từ khi bán đấu giá được du nhập vào Việt Nam người ta gọi người này là “hồ giá viên .
Thứ hai, “đấu giá viên” là một người rất quan trọng và khơng thể thiếu
trong qui trình, thủ tục chính của bán đấu giá tài sản vì vậy luật mới đặt ra nhiều điều cấm đối với người này. Vậy mà Luật Bán đấu giá tài sản 2016
không định nghĩa về “đấu giá viên” trong Điều 5 về giải thích từ ngữ.