3.1. Thực tiễn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tạ
3.1.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3.1.2.1. Những tồn tại, hạn chế
Sổ lượng kháng nghị phúc thẩm chiếm tỉ lệ thấp
Bảng 3.4. Bảng sổ liệu thụ lý và giải quyết án theo thủ tục phúc thẩm của TAND cấp cao tại Hà Nội Năm Số thụ lý giải quyết theo thủ tục phúc thẩm Đã giải quyết Còn 9 np A ỉ ơng Tam đình• chỉ xét xử Đình chỉ xét xử do rút kháng cáo, kháng nghị Giữ nguyên ản sơ thâm Sửa án sơ thâm Hủy án sơ thâm đê điều tra, xét xử Hủy đình chỉ giải quyết bị cáo 2016 2.081 vu/3.780• bi cáo• 1.252 vu/2.190• bi cáo• 0 496 bi cáo• 920 bi cáo • 634 bi cáo• 139 bi• cáo 01 bi cáo• 829 vu/1.590• bi cáo• 2017 1.775 vu /3.140• bi cáo• 1.207 vu/2.148• bi cáo• 0 417 bi cáo♦ 1.012 bi cáo■ 662 bi cáo• 57 bi• cáo 0 568 vu/992• bi cáo■ 2018 1.561 vu/2.860• bi cáo• 1.179 vu/2.112• bi cáo• 01 vu/03• bi cáo• 461 bi cáo♦ 834 bi cáo■ 756 bi cáo• 61 bi• cáo 0 381 vu/745• bi cáo■ 2019 1.519 vu /2.788• bi cáo• 1.163 vu/2.125• bi cáo• 01 vu/01• bi cáo• 476 bi cáo♦ 816 bi cáo• 769 bi cáo• 29 bi• cáo 05 bi cáo• 356 vu/663• bi cáo■ 2020 1.591 vu/2.921• bi cáo• 1.054 vu/1.842• bi cáo• 03 vu/04• bi cáo• 503 bi cáo• 692 bi cáo • 627 bi cáo• 13 bi• cáo 03 bi cáo • 537 vu/1.079• bi cáo• 53
Từ năm 2016-2020, sơ kháng nghị phúc thâm của VKS câp tỉnh và VC1 giảm dần qua các năm. So sánh với số liệu án đã xét xử theo thủ tục phúc thẩm bị Tịa án hủy, sửa có thể thấy tỉ lệ kháng nghị phúc thẩm chiếm tỉ lệ thấp, cỏ xu hướng ngày càng giảm xuống, trung bình trong 5 năm qua là 36,5% (1371/3756 bị cáo). Như vậy, nhiều vi phạm của bản án sơ thẩm chưa được VKS các cấp phát hiện kịp thời để kháng nghị dẫn đến số lượng kháng nghị phúc thẩm còn thấp.
Chất lượng nhiều kháng nghị phúc thẩm chưa cao
Sau khi Chỉ thị số 08 ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao được ban hành, chất lượng kháng nghị cơ bản đã được nâng lên, song vẫn còn nhiều bản kháng nghị của VKS địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, tỉ lệ kháng nghị bị VC1 rút hoặc tuy VC1 đã bảo vệ kháng nghị nhưng Tịa án khơng chấp nhận kháng nghị phúc thẩm vẫn còn cao. Nhiều kháng nghị chỉ nêu ra những vi phạm của bản án, quyết định một cách chung chung mà chưa đi vào phân tích rõ những vi phạm này; một số kháng nghị, phần quyết định để đề nghị Tòa án xét xử phúc thẩm sửa, hủy bản án, quyết định lại không phù hợp với phần nhận định, phân tích. Việc xây dựng kháng nghị chưa tốt làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kháng nghị. Chẳng hạn như tại vụ án xảy ra tại Chi nhánh Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất cơng nghiệp - Xí nghiệp xây lấp 4. Ngày 04/01/2011, Nguyễn Thu H đã làm giả 02 Quyết định số 19/CNXL4-TCHC ngày 04/01/2011 cùa Chi nhánh Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp, rồi ký giả chữ ký của ông Bùi Hữu T - Giám đốc chi nhánh và lợi dụng sơ hở của cán bộ giữ con dấu Phịng hành chính của Chi nhánh Cơng ty, H đã lấy dấu của Cơng ty đóng vào 02 tờ quyết định trên với mục đích dùng để lừa bán thửa đất trên lấy tiền. Sau đó, H đã dùng 02 tờ quyết định giả nêu trên để làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán cho chị Lê Thị Xuân T chiếm đoạt của chị T 180.000.000 đồng, bán cho
anh Nguyễn Đức T chiếm đoạt của anh T 520.000.000 đồng. Tại bản án sơ thẩm, TAND thành phố H đã xét xử bị cáo theo khoản 1 điều 267 BLHS năm 2009. VKSND thành phổ H đã có kháng nghị phúc thẩm cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo H phải chịu tình tiết định khung tăng nặng “Phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 267 BLHS năm 2009. Xét thấy trong vụ án này, cùng một lúc (một thời điểm) bị cáo đã một lần làm giả 02 Quyết định sổ 19/CNXL4-TCHC ngày 04/01/2011 có hình thức và nội dung hoàn toàn giống nhau nên hành vi phạm tội của bị cáo chỉ xác định là 01, do đó bị cáo khơng phải chịu tình tiết định khung “Phạm tội nhiều lần”. Vì vậy, kháng nghị của VKSND thành phố H là khơng có cơ sở. Ngoài ra, kháng nghị của VKS đề nghị áp dụng khung hình phạt nặng hơn đối với bị cáo nhưng lại khơng đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo cũng là thiếu sót.
Trong 05 năm qua, VC1 rút kháng nghị 125/1845 bị cáo, chiếm tỉ lệ 6,77%; Tòa án cấp cao tại Hà Nội không chấp nhận kháng nghị 1164/1845 bị cáo, chiếm tỉ lệ 63,09%.
3.1.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều làm ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm. Những nguyên nhân đó là:
Thứ nhất, quy định về kháng nghị phúc thẩm vẫn cịn bất cập, khơng rõ
ràng, không quy định về các căn cứ kháng nghị phúc thẩm. Nếu như căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đã được quy định cụ thể tại Điều 371, 398 BLTTHS năm 2015 thì căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm lại chưa được quy định trong BLTTHS vì vậy “khi bàn về các căn cứ
này chúng ta chỉ dựa trên các quy định trong các bản hướng dẫn của VKSND đê làm căn cứ áp dụng mà chưa hề có các quy định về mặt lập pháp tố tụng hĩnh sự” [7, tr. 23]. Do vậy, khơng có một cơ sở pháp lý rõ ràng làm căn cử
cho việc kháng nghị phúc thâm, gây ra những khó khăn, vướng măc ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện kháng nghị.
Thứ hai, hệ thống pháp luật cịn chưa đồng bộ, hồn thiện, một số quy
định pháp luật hình sự chưa được hướng dần, giải thích cụ thể, gây vướng mắc trong việc áp dụng thống nhất pháp luật giữa các ngành trong các cơ quan tư pháp, dẫn đến việc kháng nghị của VKS bị Tòa án bác. Chẳng hạn khi áp dụng tình tiết “Phạm tội đối với người già yếu” được quy định là tình tiết định khung của một số tội phạm như “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe người khác”, “Tội hành hạ người khác”, “Tội cướp tài sản”, “Tội cưỡng đoạt tài sàn”, v.v .... Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam mới chỉ có khái niệm “Người cao tuổi” quy định Điều 2 Luật người cao tuổi. Tại Tiểu mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì “Người già ” được xác định là người từ 70 tuổi trở lên và tại điểm a tiểu mục 4.1 Mục 4 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì “Người quá già
yếu” được xác định là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên
nhưng thường xuyên đau ốm. Riêng đối với khái niệm “Người già yếu ” đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51, điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS đã bỏ khái niệm “người già ” và thay bằng khái niệm “người đủ 70 tuổi trở lên Như vậy, có thể thấy việc sự khơng rõ ràng, khơng thống nhất giữa các quy định của BLHS, gây ra khó khăn khi áp dụng pháp luật. Hay khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1 điều 51 BLHS năm 2015 có áp dụng là 02 tình tiết giảm nhẹ khơng. Tại Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 23/QĐKN-VKS-P2 ngày 07/5/2020 của VKSND tỉnh LS kháng nghị phần áp dụng pháp luật về hình phạt tại Bản án hình sự sơ thẩm số 18/2020/HSST ngày 24/4/2020 của TAND tinh LS đã xét xử đối với các bị cáo Hờ A Tầu, Hờ A Nhà, Thào A Giàng về
tội “Mua bán trái phép chât ma túy” đê xử phạt tăng hình phạt đơi với các bị cáo. VKSND tỉnh LS cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm nhận định tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” là 02 tình tiết giám nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 dẫn đến việc quyết định hình phạt cho các bị cáo là khơng đúng. Tuy nhiên, Tịa án cấp phúc thẩm cho rằng “thành khẩn khai báo” và “ăn năn hối cải” là 02 khái niệm độc lập và đều là một trong những điều kiện để xem xét khoan hồng đối với người phạm tội, Tòa án cấp sơ thấm nhận định các bị cáo có 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại cùng một điểm thuộc khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 là có căn cứ và quyết định hình phạt đối với các bị cáo là đúng pháp luật. Do đó, khơng chấp nhận kháng nghị của Viện trướng VKSND tỉnh LS.
Thứ ba, Lãnh đạo một số đơn vị chưa thật sự sâu sát, quan tâm tới
công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, thường giao hết trách nhiệm cho Kiểm sát viên, dẫn đến có trường hợp bản án, quyết định có vi phạm mà cả Lãnh đạo và Kiếm sát viên đều không phát hiện được. Một số Kiểm sát viên được phân cơng cịn thiếu trách nhiệm trong việc kiểm sát bản án, quyết định. Trong q trình thực hành quyền cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên cịn chủ quan, khơng nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, không phát hiện được những vi phạm của cơ quan điều tra, Tịa án, Hội đồng xét xử, khơng phát hiện được hoặc phát hiện khơng đầy đủ, bở sót vi phạm trong bản án, quyết định sơ thẩm là căn cứ để kháng nghị phúc phẩm. Mặt khác, trình độ, năng lực của một số kiếm sát viên, lãnh đạo VKS về công tác kháng nghị phúc thẩm cịn hạn chế, khơng hiểu đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND, chưa nắm chắc các quy định của pháp luật hình sự và tổ tụng hình sự, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan, vì vậy đã khơng ban hành kháng nghị hoặc ban hành kháng nghị thiếu căn cứ, không đúng pháp luật, không
đảm bảo chất lượng, dẫn đến VKS cấp trên phải rút kháng nghị hoặc bị Toà án cấp phúc thẩm bác kháng nghị.
Thứ tư, số lượng cán bộ, Kiểm sát viên cịn thiếu trong khi khối lượng
cơng việc là rất lớn, vừa phải nghiên cứu giải quyết án vừa phải kiểm sát bản án, quyết định phát hiện vi phạm để kháng nghị phúc thẩm. Do biên chế còn hạn chế nên chưa có điều kiện xây dựng bộ phận chuyên trách để theo dõi, kiểm tra, nghiên cứu bản án, quyết định sơ thẩm để thực hiện công tác kháng
nghị của VC1.
Thứ năm, VKSND cấp tỉnh không tuân thủ đúng quy định khi chuyển
bản án, quyết định hình sự sơ thẩm để VC1 thực hiện việc kiểm sát.
Băng 3.5. Bảng sổ liệu việc thực hiện gửi bản án, quyết định sơ thẩm của VKS cấp tỉnh đến VC1 Tổng số bản án, quyết định SỐ bản án, quyết định gửi đúng han♦ SỐ bản án còn thời hạn kháng nghị cấp trên CÓ phiếu kiểm sát 2016 1.795 705 1.420 1.620 2017 1.774 655 1.401 1.742 2018 1.669 1.142 1.305 1.569 2019 1.683 647 1.207 1.611 2020 1.833 798 1.313 1.796
Với việc sô lượng bản án, quyêt định gửi đúng hạn còn thâp, đạt tỉ lệ thấp 45,09% (3947/8754 bản án, quyết định) sẽ gây nên áp lực về mặt thời gian đối với cán bộ, Kiểm sát viên khi kiểm sát bản án, quyết định làm ảnh hưởng đến việc phát hiện ra vi phạm, ảnh hưởng tới chất lượng khi thực hiện kháng nghị phúc thẩm. Bên cạnh đó, số lượng bản án, quyết định được gửi đến VC1 nhưng đã hết thời hạn kháng nghị phúc thấm còn nhiều, đạt tỉ lệ 24,08% (2108/8754 bản án, quyết định). Việc này, khiến VC1 không thể ban
hành kháng nghị mặc dù phát hiện có vi phạm trong bản án, quyêt định do đã hết thời hạn kháng nghị. Đặc biệt, có những trường hợp VKS cấp tỉnh đã không thực hiện việc gửi bản án, quyết định lên cấp trên nên VC1 không thể thực hiện nhiệm vụ kiểm sát đế phát hiện vi phạm của bản án, quyết định, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của bị cáo và những người tham gia tố tụng.
Thứ năm, việc tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để khắc phục
trong công tác kháng nghị phúc thấm ở VKS một số địa phương chưa diễn ra thường xuyên, đặc biệt là với những trường hợp bị rút, bác kháng nghị. Do đó cán bộ, Kiểm sát viên chưa biết được những hạn chế, tồn tại cịn mắc phải trong cơng tác để có hướng đề xuất phù hợp.