Tăng cường kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất và cải tiến chế độ

Một phần của tài liệu Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 80)

3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động tranh tụng tạ

3.2.5. Tăng cường kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất và cải tiến chế độ

Ờ một số Tòa án địa phương, cơ sở vật chất, phương tiện chỉ tạm đủ cho việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo hướng tranh tụng tại phiên tòa. Phòng làm việc riêng cho cán bộ, Hội thẩm nhân dân, Kiếm sát viên, Luật

sư còn thiếu. Các trang thiết bị như bàn ghế làm việc, bàn ghế phòng xử án, thiết bị điện tử, âm thanh còn thiếu về số lượng cần được tăng cường thêm.

Để khấc phục tình trạng trên, càn có nguồn kinh phí để sửa chữa nâng cấp trụ sở cũ, trang bị các thiết bị cần thiết cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên tịa. Nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư cho ngành Tòa án chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, do vậy cần có cơ chế thu chi hợp lý để có thể sử dụng ngân sách hiệu quả. Những người là nhân chứng quan trọng của vụ án, cần có sự đầu tư tài chính của Nhà nước trong việc thanh tốn tiền tàu xe, thu xếp chỗ ăn ngủ hoặc thanh toán tiền ăn, tiền phịng trọ hợp lý và tranh gây khó

khăn phiên hà cho họ đê đảm bảo sự có mặt của người làm chứng tại phiên tòa - điều kiện đảm bảo cho hoạt động tranh tụng.

Chế độ chính sách, nhất là chính sách đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên mặc dù đã được Tòa án nhân dân và Viện kiếm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ quan tâm, đầu tư song về cơ bản mới chỉ đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu, Thẩm phán và Kiểm sát viên dù ở phương vị nào cũng luôn khắc phục

khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ. Những khó khăn trên đây địi hỏi phải có những đầu tư thực tế hơn về kinh phí, trang bị cơ sớ vật chất, đảm bảo đời sống cho cán bộ Tư pháp.

3.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đăng đối với công tác xét xử các vụ án hình sự và cơng tác tranh tụng tại phiên tòa

Phải thường xuyên quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng đổi với Thẩm phán, Kiềm sát viên trong đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như

nhiệm vụ, phương hướng đấu tranh phòng, chống tội phạm của cấp uỷ đảng địa phương. Đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng luận tội, tranh luận cùa Kiểm sát viên tại phiên tồ xét xử vụ án Hình sự, đề cao vai trị trung gian của người Thẩm phán theo đúng nghĩa “trọng tài”, đảm báo trình độ cũa Hội thấm nhân dân khi tham gia phiên tòa, coi đây là nội dung trọng tâm của hoạt động cải cách tư pháp ở Phú Thọ.

Hoạt động của Thẩm phán và Kiểm sát viên tuy đối chọi nhau song đều là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, nhân danh Nhà nước. Mỗi Thấm phán, Kiểm sát viên đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động cùa mình. Thực tiễn hiện nay cho thấy ở Phú Thọ 100% đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên đều là Đãng viên, đều có trình độ lý luận chính trị cao (100% đều có trình độ trung cấp, 20% có trình độ cao cấp) đây là điểm thuận lợi trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triến các đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp trong những năm tiếp theo.

3.2.7. Phát huy vai trò của Người bào chữa, mở rộng quyên và phạm vi tham gia của Người bào chữa

Như chúng ta đều biết, bất cứ một Bản án hay Quyết định của Toà án đều phát sinh trên cơ sở đấu tranh, thống nhất biện chứng giữa 2 mặt đối lập. Do đó nếu trong tố tụng Hình sự có chức năng buộc tội thì song song với nó phải có chức năng gỡ tội hay chức năng bào chữa. Việc đảm bảo và phát huy chức năng bào chữa là một trong nhũng điều kiện càn thiết giúp cho phán quyết cùa Tồ án được cơng bằng, khách quan. Vì lẽ đó vai trị của người bào chữa trong hoạt động tố tụng Hình sự rất quan trọng, nó khơng chỉ đảm bảo quyền cho Bị can, Bị cáo mà còn thể hiện quan điểm dân chù của Nhà nước ta; vắng Người bào chữa đồng nghĩa với việc khơng thế có tranh tụng.

Quyền của người bào chữa đã được sửa đối và quy định nhiều hơn trong Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 để bảo vệ tốt hơn, đầy đủ hơn các quyền và lợi ích họp pháp của người bị buộc tội như: có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt; sau mồi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, thay vì chỉ được hởi nếu Điều tra viên đồng ý; quyền có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác (kê biên tài sản, khám người, khám xét chồ ở, ...); đề nghị thay đối, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; đề nghị tiến hành một số hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người mình bào chữa; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; thu thập, đưa ra chứng cứ; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thấm quyền tiến hành tổ tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; thay quy định “cấp giấy chúng nhận người bào chữa” bằng việc “đăng ký bào chữa”;....

Chức năng bào chừa là một chức năng quan trọng trong q trình tơ tụng, đây là trách nhiệm nghề nghiệp đồng thời cũng là nghĩa vụ của Luật sư trước Bị can, Bị cáo. Tuy nhiên trong Bộ luật tố tụng Hình sự và các văn bản pháp luật hiện hành chưa xác định rõ nghĩa vụ pháp lý của Luật sư trước BỊ

can, Bị cáo; các tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, năng lực và sức khỏe đối với những người hành nghề Luật sư cũng chưa được quy định chặt chẽ. Điều đó làm hạn chế đến khá năng thực hiện chức năng và nghĩa vụ của Luật sư trong quá trình tranh tụng. Trong Bộ luật tố tụng Hình sự và các văn bàn pháp luật khác cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của Luật sư bào chữa trước Bị can, Bị cáo trong những trường hợp Luật sư khơng làm trịn nghĩa vụ và chức năng nghề nghiệp của mình là bào vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của BỊ can, BỊ cáo. Trách nhiệm đó phải là trách nhiệm vật chất dân sự: như phải hoàn trả lại cho thân chủ tiền thù lao đã nhận và bị phạt một khoản tiền nào đó hoặc là trách nhiệm kỷ luật - hành chính trước tổ chức đồn Luật sư (phê bình, cảnh cáo, tạm đình chỉ hành nghề có thời hạn ...) thậm chí cả trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng ví dụ như Bị cáo bị xử phạt oan, BỊ can bị bắt giam trái pháp luật mà Luật sư không can thiệp bão vệ kịp thời dẫn đến Bị can tự tử hoặc bị dùng nhục hình dần đến chết người..) với hình phạt bố sung cấm hành nghề Luật sư. Cũng cần xác định rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc nghĩa vụ của Luật sư đối với Bị can, BỊ cáo. Để nâng cao chất lượng của đội ngũ Luật sư hiện nay cần quy định rõ tiêu chuẩn chuyên môn của người hành nghề Luật sư. Được như vậy thì trình độ của Luật sư mới được nâng lên, đảm bảo hoàn thành được một cách tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Bị cáo.

Thực tiễn đội ngũ Luật sư ở tình Phú Thọ (như chưong 2 đã nêu) còn thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng. Để nâng cao chất lượng tranh tụng và bảo đảm cho hoạt động tranh tụng được tiến hành trên thực tế, bên cạnh

việc nâng cao chât lượng đội ngũ Luật sư phải nhanh chóng xây dựng đội ngũ Luật sư mạnh cả về mặt số lượng và chất lượng, có cơ chế huy động sự tham gia của những người có khả năng tham gia bào chữa từ các cơ quan, tổ chức đoàn thế theo quy định của pháp luật.

3.2.8. Tăng cường công tác pho biến pháp luật và công tác hỗ trợ tư pháp

Ket quả hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến q trình tranh tụng tại phiên tịa. Với trình độ dân trí thực tế ở Phú Thọ hiện nay, như đã phân tích ở chương 2 thì Bị cáo đang có xu hướng “trẻ hóa”, do vậy ngồi việc nhận thức về pháp luật không đầy đũ họ thường không tự bảo vệ được quyền lợi cũa họ. Do vậy quyền lợi của họ được đảm bảo nhất là nhờ người bào chữa. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế hiện nay nhiều người khơng có tiền đế th người bào chữa. Vì vậy cần có sự hồ trợ của Nhà nước, có quy chế rõ ràng để những gia đình nghèo và nhiều đối tượng khác vẫn có thể nhờ người bào chữa miễn phí. Theo thống kê hiện nay số lượng luật sư ở Phú Thọ là 51 người. Do vậy cần phải chú trọng đầu tư và xây dựng đội ngũ tư vấn viên đảm bảo về số lượng và chất lượng hơn nữa.

Mặt khác Nhà nước và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân, để họ tham gia vào q trình tố tụng, có thế tự bào chừa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đồng thời giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan tư pháp. Rất nhiều trường hợp người dân vì thiếu hiếu biết mà vi phạm pháp luật đồng thời cũng vì thiếu hiểu biết mà khi đã phạm tội rồi họ cũng không được đảm bảo quyền của mình (quyền bào chữa...) dần đến kết q tranh tụng tại phiên tịa khơng được đảm bảo, hình phạt và quyết định của Hội đồng xét xử cũng khơng được chính xác.

Tóm lại, tranh tụng tại phiên tịa có vai trị lớn trong việc xác định sự thật khách quan vụ án. Vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ và phù hợp để

có thê nâng cao hiệu quả tranh tụng góp phân thực hiện thành công cải cách tư pháp. Nhũng giải pháp mới là hoàn thiện nhiều lĩnh vực khác nhau của pháp luật như những sửa đổi trong Bộ luật tố tụng Hình sự, trong các văn bản pháp luật khác về các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp, các văn bản pháp luật về tồ chức và hoạt động của Viện kiểm sát, Tòa án tạo ra những cơ chế đảm bão cho thực hiện tranh tụng tại phiên tịa, có những chế độ về lương và chính sách phù hợp ... . Đe thực hiện tốt các biện pháp nêu trên lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Phủ Thọ, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ cần có

sự phối hợp, chỉ đạo sát sao giữa 02 ngành.

Trên đây là những giải pháp cơ bản nhàm đảm bảo hoạt động tranh tụng tại phiên tịa xét xử vụ án Hình sự ở Phủ Thọ. Nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự nói chung, chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử nói riêng là yêu cầu cấp thiết mà cơng cuộc cái cách tư pháp đặt ra. Do đó, cần có những giải pháp phù hợp, tuân theo đường lối, chính sách của Đảng, tuân thủ Hiến pháp nhằm bảo đảm tốt nhất quyền con người, quyền công dân. Chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, do đó muốn nâng cao chất lượng hoạt động này trên thực tế đòi hỏi phải xác định đúng, đày đù các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tranh tụng. Có như vậy mới bảo đảm tính tương thích, phù hợp của các giải pháp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

KẾT LUẬN

Ở Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra một q trình đồi mới và hồn thiện hệ thống tư pháp khá toàn diện. Một trong những định hướng lớn, cũng đồng thời là một mục tiêu cải cách được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam chỉ ra trong vấn đề cải cách tư pháp đến năm 2020 là "Hoàn thiện các thủ tục tư pháp, bảo đám tính đồng

bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Đe

đạt được mục tiêu này, nhiều nhiệm vụ đã đặt ra đối với công tác cải cách tư pháp, trong đó có nhiệm vụ đồi mới phiên toà xét xử và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự. Cơng cuộc cải cách tư pháp cũng đã được các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương thực hiện một cách nghiêm túc và đã có sự quan tâm, đầu tư thích đáng đổi với cơng tác tư pháp. Nhất là đối với việc thực hiện pháp luật đảm bảo việc tranh tụng tại phiên tồ trong xét xử án hình sự, việc nhận thức về cơng tác này đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Chất lượng công tác xét xử cũng như tranh tụng tại phiên tồ nhìn chung được nâng lên, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước và cơng dân góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Sau 16 năm, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị "về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã được tổ chức một cách đồng bộ, tồn diện mặc dù cịn bộc lộ những hạn chế, tồn tại cần được khắc phục và giải quyết mạnh mẽ hơn nữa, nhất là những vấn đề về nhận thức, lý luận cần phải được giải quyết một cách triệt để, thống nhất trong nhận thức và áp dụng trên thực tiễn giữa các cơ quan tư pháp. Chất lượng, hiệu quả các hoạt động tư pháp, trọng tâm là hoạt động tranh tụng được nâng lên rõ rệt. Vai trò của các hoạt động bổ trợ tư pháp từng bước được khẳng định. Sự phổi, kết hợp của các cấp, các ngành, nhất là các

cơ quan tư pháp trong thực thi nhiệm vụ ngày càng được tăng cường và phát huy hiệu quả; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cùa tỉnh.

Nhiệm vụ của các nhà khoa học pháp lý là nghiên cứu tìm ra bản chất của vấn đề tranh tụng, phương thức thực hiện, các quy định của pháp luật đảm bảo cho việc tranh tụng thực thi trên thực tế và vận dụng phù họp vào điều kiện của Việt Nam. Với mục đích đó tác giâ đã chọn đề tài “Hoạt động tranh tụng tại phiên tịa xét xử vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)” làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài đà nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ bản về hệ thống tố tụng tranh tụng, đưa ra khái niệm về tranh tụng, đặc điểm, vai trị của tranh tụng nói chung và tranh tụng tại phiên tồ trong xét xử án hình sự nói riêng và các yêu cầu, điều kiện đảm bảo tranh tụng tại phiên tồ trong xét xử án hình sự theo tinh thần Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, những kết quả đạt được sau 16 năm triển khai thực hiện, đồng thời nêu một số bất cập, hạn chế trong các quy định của BLTTHS khi thực hiện việc tranh tụng tại phiên tồ trong xét xử án hình sự.

Là cơng trình khoa học mang tính chun ngành dưới góc độ lý luận về Nhà nước và pháp luật, mặc dù cịn có nhiều hạn chế nhưng luận văn đã cố gắng đề cập tương đối toàn diện và các vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại phiên tồ trong xét xử án hình sự nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng, đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính tống thể như giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng đảm bảo việc tranh tụng, các giải pháp đảm bão việc tranh tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng, người

Một phần của tài liệu Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)