III. Ước lượng ngân lưu
b. An toàn lao động
* An toàn về điện:
Điện là yếu tố dễ gây ra tai nạn, do vậy các thiết bị dùng điện phải đảm bảo cách điện tuyệt đối, các động cơ điện phải có bộ phận che chắn và bảo hiểm. Phải ngắt mạch điện khi ngừng sản xuất và sửa chữa, thường xuyên kiểm tra các trạm điện, cầu dao để tránh sự cố gây chập điện. Cần có các biện pháp để giảm tối thiểu các sự cố về điện. Cụ thể là:
-Hạn chế dùng điện quá tải
-Kiểm tra dây dẫn điện thường xuyên, đề phòng hở hay đứt hỏng.
mốc...
* An toàn vận hành thiết bị máy móc:
Trước khi vận hành bất kỳ một thiết bị nào cần phải kiểm tra thông số kỹ thuật. Cần có thao tác chạy thử máy trước khi đưa toàn bộ dây chuyền vào hoạt động. Khi phát hiện ra sự cố cần tắt máy và báo ngay cho người phụ trách, khi máy thiết bị đang hoạt động không được bỏ đi hoặc làm việc riêng.
* An toàn về chiếu sáng:
Kết hợp hài hòa giữa chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo là cần thiết để tạo ra độ sáng thích hợp với trạng thái sinh lý của con người, tránh trường hợp quá sáng hay quá tối dễ dẫn đến suy giảm thị lực của công nhân. Cần bố trí trang bị đầy đủ, thích hợp hệ thống chiếu sáng nhân tạo và xưởng nên có nhiều cửa sổ.
* Phòng chống cháy:
Xưởng phải có trách nhiệm quán triệt các yêu cầu của phương án đề ra như tổ chức mặt bằng nhà xưởng, hàng rào, cổng ngõ, đường xá, nguồn điện, nước, sắp xếp kho hàng... hợp lý và đúng yêu cầu.
Phải báo cáo phương án phòng chống cháy nổ với cơ quan hữu trách địa phương và chịu sự kiểm tra chỉ đạo của họ về mặt chuyên môn. Trường hợp địa điểm xưởng không có cơ quan chuyên trách phải báo cáo với chính quyền địa phương để được sự hỗ trợ, phối hợp phòng chống cháy nổ khi cần thiết.
Mua bảo hiểm xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, kho xưởng gia công theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước Việt Nam. Đăng kiểm theo quy định của Nhà nước đối với các máy móc thiết bị nhạy cảm với cháy nổ.
Tùy theo quy mô và tính chất của xưởng mà bố trí cán bộ phụ trách và công nhân làm nhiệm vụ phòng chống cháy nổ cho hợp lý. Lực lượng này được huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, thực tập tình huống giả định, thống nhất tín hiệu cấp báo, quy định chế độ trực ban....
Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dụng cụ như thang, sào, xô thùng, bình xịt khí CO2 cầm tay, quần áo chịu lửa, mặt lạ, chuẩn bị nguồn nước thường xuyên và đường ra vào cần thiết cho xe cứu hoả.
Có phương án dự phòng thoát hiểm cho người và các tài liệu, tài sản quan trọng khi xảy ra cháy nổ.
Để hạn chế hỏa hoạn xảy ra cần phải chú ý : -Để các đồ dầu mỡ, xăng xa nguồn nhiệt.
-Không hút thuốc, mang đồ dễ cháy nổ vào khu vực sản xuất.
-Luôn chú ý đến các thông số sử dụng và hệ thống điện trong xưởng để khắc phục hậu quả kịp thời.
-Xưởng thường xuyên tổ chức kiểm tra, thưởng phạt theo định kỳ và bất thường.
-Luôn tuyên truyền, nhắc nhở mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phòng chống cháy nổ, xây dựng ý thức cảnh giác cao nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sản xuất.