Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực a Vệ sinh công đoạn sản xuất

Một phần của tài liệu dự án xây DỰNG cơ sở sản XUẤT nước mắm KHANH NAM (Trang 64 - 65)

III. Ước lượng ngân lưu

c. Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực a Vệ sinh công đoạn sản xuất

a. Vệ sinh công đoạn sản xuất

Vấn đề vệ sinh luôn được coi trọng trong các xưởng sản xuất thực phẩm nói chung và xưởng sản xuất nước mắm truyền thống nói riêng. Thực phẩm có sạch sẽ, có hợp vệ sinh thì sức khoẻ của con người mới được đảm bảo. Bên cạnh đó tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm là một tiêu chí để đánh giá sự sống còn của xưởng. Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm những nguyên liệu trước khi nhập kho cần phải kiểm tra kỹ về vệ sinh, dịch bệnh, vi sinh vật có hại...

Đối với nguồn nước sử dụng trong xưởng phải sạch sẽ, phải đảm bảo các chỉ số hóa lý, vi sinh vật theo tiêu chuẩn của Nhà nước.

dây chuyền sản xuất sạch sẽ.

Không gian trong xưởng phải thông thoáng, không có mùi hôi, khói và bụi. Cống rãnh thoát nước phải đảm bảo độ kín, chảy thông không ứ đọng để tránh nhiễm bẩn vào nơi sản xuất.

Đối với công nhân, người tham gia sản xuất không được mắc bệnh truyền nhiễm, phải khoẻ mạnh, ăn mặc gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo bảo hộ lao động trước khi tham gia sản xuất. Dụng cụ chế biến phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng.

Bề mặt tiếp xúc sản phẩm phải có cấu trúc thích hợp, không lây nhiễm với sản phẩm, bền, không thấm nước, không bị ăn mòn, bảo trì tốt, dễ vệ sinh.

Nền nhà không thấm nước, không đọng nước, dễ vệ sinh.

Hệ thống thu gom bã chượp phải có cấu trúc thích hợp, thuận tiện, kín.

Bao bì sản phẩm phải thích hợp, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo thông tin, không phản ứng với thực phẩm.

Môi trường xung quanh các xưởng phải luôn sạch sẽ.

Một phần của tài liệu dự án xây DỰNG cơ sở sản XUẤT nước mắm KHANH NAM (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w