Thực trạng kế toán doanh thu tại Công ty TNHH SJ VINA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán và lập dự toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh sj vina (Trang 45)

2.2 Thực trạng kế tốn chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.1. Thực trạng kế toán doanh thu tại Công ty TNHH SJ VINA

Doanh thu của Công ty chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng, việc bán các sản phẩm liên quan đến may mặc, quần áo, nguyên vật liệu, máy móc và được khách hàng chấp nhận thanh tốn phát sinh trong kỳ. Cơng ty ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyển giao hàng cho khách, cùng với thời điểm hóa đơn được lập.

43

Công ty áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “hóa đơn GTGT”

Hiện nay Công ty chỉ áp dụng chiết khấu thương mại với khách hàng quen, đơn hàng lớn. Về phương thức thanh tốn Cơng ty chấp nhận mọi hình thức thanh tốn: Tiền mặt, chuyển khoản, ngoại tệ… trong thời gian quy định trong hợp đồng.

2.2.1.1 Chứng từ sử dụng tại Công ty

- Hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng

- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng,...và các chứng từ khác có liên quan.

- Trình tự kế tốn:

Khi có đề nghị mua hàng hoặc đơn đặt hàng từ khách hàng, nhân viên phòng kinh doanh sẽ soạn thảo hợp đồng kinh tế làm căn cứ mua bán giữa hai bên. Sau khi HĐKT được ký kết, kế tốn bán hàng tiến hành viết hóa đơn GTGT và chuyển cho giám đốc hoặc kế tốn trưởng ký. Sau đó, kế tốn tiến hành lập phiếu thu (nếu là bán hàng thu tiền ngay). Phiếu thu sau khi được ký duyệt thì thủ quỹ thu tiền và thủ kho xuất hàng cho khách hàng. Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 dùng để tiến hành ghi sổ chi tiết bán hàng, sổ nhật ký chung và sổ cái TK 511 và được kế tốn cơng nợ lưu trữ.

2.2.1.2 Quy trình hạch tốn

HĐ GTGT, Chứng từ thanh toán

44

Ghi chú

Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế tốn

Ví dụ minh họa: Ngày 18/3/2021 xuất bán cho công ty Thoại Anh Khoa

1000 chiếc áo khốc gió 2 lớp, đơn giá chưa thuế VAT 10% là 120.000 VNĐ/chiếc. Khách hàng chưa thanh toán

Định khoản được ghi trên sổ nhật ký chung như sau: Nợ TK 131: 1.320.000.000

Có TK 511: 1.200.000.000 Có TK 3331: 120.000.000

Số liệu cũng được ghi vào sổ chi tiết bán hàng, và sổ cái TK 511 Sổ cái TK 511

Bảng cân đối số phát sinh

45

Hình 2.6: Sổ nhật ký chung

* Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: Như đã trình bày ở trên hiện tại

Cơng ty chỉ áp dụng chiết khấu thương mại cho khách hàng lớn, tài khoản sử dụng là TK 5211: chiết khấu thương mại. Tuy nhiên tại kỳ khảo sát thực tế Cơng ty khơng có phát sinh khoản giảm trừ doanh thu nào

* Kế tốn doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính

của Cơng ty hiện nay chỉ bao gồm các khoản tiền lãi tiền gửi ngân hàng. - Chứng từ kế toán

+ Giấy báo có + Phiếu thu

+ Bảng tính lãi (nếu có)

- Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính để ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính.

46

- Trình tự kế tốn: Hàng tháng khi nhận được giấy báo có của ngân hàng Agribank, ngân hàng MB về số tiền lãi tiền gửi không kỳ hạn, kế toán hạch toán vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 515. Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh.

* Kế toán thu nhập khác: Các khoản thu nhập khác ít phát sinh ở Cơng ty

thường là từ phạt vi phạm hợp đồng, nhượng bán thanh lý tài sản cố định. - Chứng từ sử dụng

+ Phiếu thu

+ Biên bản thanh lý TSCĐ + Hóa đơn GTGT

- Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 711 “Thu nhập khác” để hạch toán các khoản chi trên.

- Trình tự kế tốn: trong kỳ phát sinh khoản thu khác: thanh lý, nhượng bán TSCĐ, vi phạm hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào các phiếu thu, giấy báo có, Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ kế toán hạch toán vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 711. Tuy nhiên tại kỳ khảo sát, Công ty không phát sinh khoản thu nhập khác.

2.2.2 Thực trạng kế tốn chi phí tại cơng ty TNHH SJ ViNa.

Các loại chi phí tại Cơng ty: bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác.

- Giá vốn bán hàng TK632: Là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí tại Cơng ty, là chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa. Số tiền này thì bao gồm chi phí ngun vật liệu và nhân công trực tiếp sản xuất ra hàng hóa phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc đơn đặt hàng

+ Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho kiêm bảo hành

+ Tài khoản sử dụng: tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” để phản ánh giá trị hàng xuất kho trong kỳ.

47

Ví dụ minh họa: Ngày 18/3/2021 xuất bán cho công ty Thoại Anh Khoa 1000

chiếc áo khốc gió 2 lớp, đơn giá thành phẩm là 73.000 VNĐ/chiếc

Sau khi tiếp nhận yêu cầu xuất hàng, thủ kho chuẩn bị hàng theo đúng yêu cầu. Kế toán kho tiến hành lập phiếu xuất kho thành 3 bản: 1 bản chuyển cho đơn vị nhận hàng, 1 bản lưu trữ lập sổ sách, 1 bản lưu tại kho. Kế toán dựa vào phiếu xuất kho để ghi nhận giá vốn.

Từ những căn cứ trên kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán trên sổ chi tiết TK 632, sổ nhật ký chung và sổ cái TK 632. Cuối kỳ làm bút toán kết chuyển giá vốn sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

Hình 2.7: Sổ cái TK 632

- Chi phí quản lý doanh nghiệp TK642: gồm chi phí về lương nhân viên ở

bộ phận quản lý doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phịng, cơng cụ

48

lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp, thuế Mơn bài; dịch vụ mua ngồi (Điện, nước, điện thoại, xăng, …); chi phí bằng tiền khác (Hội nghị khách hàng).

- Chứng từ kế toán sử dụng:

+ Hóa đơn GTGT, giấy báo Nợ, phiếu chi + Bảng phân bổ tiền lương

+ Bảng phân bổ khấu hao

Ví dụ minh họa: Ngày 31/3/2021 tính tiền lương tháng 3 cho cán bộ công nhân

viên công ty số tiền là 186.000.000 đồng

49 - Kế tốn chi phí tài chính + Chứng từ sử dụng  Bảng tính lãi vay  Giấy báo Nợ  Phiếu chi  Hợp đồng vay vốn

 Tài khoản sử dụng: TK 635 - Chi phí tài chính.

+ Trình tự kế tốn: Hàng tháng kế tốn sẽ nhận được các chứng từ kế toán như: Giấy báo Nợ, bảng tính lãi vay... kế tốn sẽ ghi nhận các khoản chi phí liên quan đến hoạt động tài chính vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 635

- Kế tốn chi phí khác TK811:

Để hạch tốn khoản chi phí khác tại Cơng ty kế tốn căn cứ trên chứng từ: Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, phiếu chi, giấy báo Nợ, hóa đơn GTGT... Để hệ thống hóa nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí khác kế tốn sử dụng TK 811 “Chi phí khác”.

Tại Công ty khoản chi phí này rất ít, hầu như khơng có và trong kỳ kế toán đang xét thì Cơng ty khơng phát sinh chi phí khác.

2.2.3 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh

Kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh của Công ty.

- Tài khoản sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

- Trình tự kế tốn: Cuối kỳ sau khi đã kiểm tra số liệu khớp với số liệu đã ghi chép, căn cứ trên sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản 511, tài khoản 632, tài khoản 642, kế toán tổng hợp thực hiện các bút tốn kết chuyển doanh thu, chi phí trong

50

kỳ để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ TK911. Cuối mỗi tháng công ty xác định kết quả kinh doanh tạm thời.

Số dư trên TK 911 bên Có hoặc bên Nợ thể hiện số lãi (lỗ) trong kỳ kinh doanh. Số dư này được kết chuyển sang TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.

Ví dụ minh họa: Với các số liệu trên trong tháng 3/2021, quy trình xác định kết

quả như sau:

- Xác định kết quả hoạt động bán hàng: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng với giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

Doanh thu thuần BH = Doanh thu BH & CCDV - Các khoản giảm trừ doanh thu = 1.200.000.000 - 0

= 1.200.000.000

Lợi nhuận gộp BH = Doanh thu thuần BH - Giá vốn hàng bán = 1.200.000.000 – 730.000.000

= 470.000.000

Kết quả hoạt động BH = Lợi nhuận gộp BH - Chi phí quản lý doanh nghiệp – Chi phí khác

= 470.000.000 – 304.000.000 - 0 = 166.000.000

Chi phí Thuế TNDN = 166.000.000 x 20% = 33.200.000 Lợi nhuận sau thuế = 166.000.000 – 33.200.000= 132.800.000

Cuối tháng, để biết được kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán lập bản báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng căn cứ vào sổ cái TK511, sổ cái TK632, sổ cái TK 642, sổ cái TK 911.

51

Hình 2.9: Sổ cái TK 911

2.3 Thực trạng lập dự tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh doanh

Hiện tại, công việc lập kế hoạch lợi nhuận cho Công ty được xác định chỉ dựa vào định mức trong quá trình sản xuất sản phẩm và coi đó là dự tốn cho việc phân tích hiệu quả lợi nhuận cho đơn vị. Việc lập dự toán tiêu thụ, dự toán bán hang .... chưa được thực hiện để cung cấp thông tin phục vụ cho kế hoạch lợi nhuận dài hạn của đơn vị.

52

Phân tích các thơng tin chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị tại Công ty bước đầu đã tiến hành thu thập và phân tích thơng tin về CP, DT, KQKD. Nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ so sánh số liệu thực tế với kế hoạch đối với một số chi tiêu chủ yếu như bảng sau:

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ Tiêu Năm 2020 Năm 2021

Sự biến động của năm 2021 so với năm

2020

T (%) 1. Doanh thu từ hoạt

động bán hàng và cung cấp dịch vụ 32.458.645.100 33.404.595.610 945.950.510 2,91 2. Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.956.754.610 9.564.754.200 607.999.590 6,79

3. Lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp

2.157.658.200 2.354.684.510 197.026.310 9,13

Bảng 2.10: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020-2021 (Nguồn: Phịng Kế tốn Cơng ty TNHH SJ Vina) (Nguồn: Phịng Kế tốn Cơng ty TNHH SJ Vina)

Tại Cơng ty chưa có hệ thống định mức CP, DT tiêu chuẩn hoàn thiện, nhất là về lượng và đơn giá tiêu chuẩn đổi với các yếu tố CP.

Hiện nay, việc xây dựng, quản lý và sử dụng “Dự toán SXKD” về CP, DT, KQKD thực tế ở Công ty chủ yếu được thực hiện ở các bộ phận chức năng như bộ phận kế hoạch, bộ phận marketing, bộ phận kinh doanh...chưa có sự tham gia tích cực có hiệu quả của bộ phận kế tốn cơng ty.

Báo cáo kế toán quản trị về chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại Cơng ty: Trong những năm gần đây, tiến trình đổi mới cơng tác kế tốn nói chung và hệ thống báo cáo kế tốn nói riêng đều hướng vào KTTC, bởi vì đây là hệ thống

53

kế tốn cần phải tuân thủ các chế độ tài chính của Nhà nước, cũng như những nguyên tắc chung về kế toán đã được chấp nhận rộng rãi. Công tác KTQT đã được quan tâm đến, nhưng mới chỉ dừng lại ở các bước đầu của công tác KTQT. Báo cáo KTQT của Cơng ty thực chất chính là báo cáo chi tiết của KTTC. Những báo cáo này được lập chủ yếu là chi tiết một số chỉ tiêu mà trên các BCTC chưa thể hiện được, nhằm giúp nhà quản trị DN có thêm thơng tin về tình hình SXKD của DN. Vì vậỵ, những báo cáo kế toán chi tiết chưa thực hiện được thơng tin hữu ích nhất phù hợp với quan niệm của nhà quản trị về kết quả kinh doanh của Công ty.

Hầu hết các báo cáo về thu nhập, CP, kết quả kinh doanh tại Công ty đều được lập theo các khái niệm, ngun tắc, chuẩn mực trong KTTC. Chính vì vậy, thơng tin trên báo cáo chi tiết chưa kịp thời, chưa có tính tương lai…sẽ khơng thỏa mãn được nhu cầu thông tin của nhà quản trị.

Hệ thống báo cáo KTQT tại Công ty mới chỉ dừng lại ở việc lập các báo cáo CP theo khoản mục (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp….), còn các báo cáo KTQT như báo cáo phục vụ cho chức năng hoạch định của nhà quản trị và báo cáo phục vụ cho chức năng kiểm soát và đánh giá kết quả hoạt động chưa được thiết lập và sử dụng.

2.4. Những kết quả đạt được 2.4.1 Một số ưu điểm: 2.4.1 Một số ưu điểm:

- Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế tốn được xây dựng hợp lý về mơ hình, đã có sự phân cơng lao động dựa trên khối lượng cơng tác kế tốn và phần hành kế tốn chủ yếu của Cơng ty, việc phân cơng được thực hiện khoa học, góp phần tăng tính đối chiếu, kiểm tra. Các nhân viên kế toán đều được đào tạo kiến thức và có trình độ nghiệp vụ, có trách nhiệm hồn thành cơng việc của mình và thường xuyên tự bồi dư ng, cập nhật các chuẩn mực, quy định kế toán mới. Bộ máy kế tốn của Cơng ty được tổ chức theo mơ hình tập trung phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Bộ máy kế toán được thiết kế nhằm thực hiện chức

54

năng kiểm tra giám sát đầy đủ và chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty nhất là các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ và kết quả, giúp các nhà quản lý hoạch định, điều chỉnh chính sách kinh doanh phù hợp với thị trường thực tế.

- Về hình thức kế tốn: Cơng ty sử dụng hình thức nhật ký chung nhìn chung là phù hợp với tổ chức kế tốn tại Cơng ty. Hình thức này kết hợp chặt chẽ giữa ghi chép theo thời gian và ghi chép hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết nên thuận lợi cho công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu và lập báo cáo được kịp thời.

- Về chứng từ, sổ sách kế toán: Hệ thống chứng từ kế tốn tại Cơng ty được lưu trữ theo đúng chế độ đảm bảo khoa học trong việc truy cập và tìm kiếm thơng tin. Hàng tháng, hàng quý các chứng từ gốc được tập hợp theo từng nhóm, từng chủng loại khác nhau. Chứng từ của năm tài chính được lưu trữ trong các ngăn tài liệu, luôn sẵn sàng cho các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn tài chính. Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Công ty luôn tuân thủ theo đúng chuẩn mực kế tốn quy định về tính trung thực, đúng đắn, hợp lệ và đầy đủ theo quy định của Bộ Tài chính và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.

Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo đúng thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, sử dụng hợp lý và chi tiết.

- Thời điểm ghi nhận doanh thu tại Công ty ngay sau khi chuyển giao hàng hóa cho người mua. Cơng ty bán hàng có xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí đảm bảo nguyên tắc phù hợp. Việc ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp áp dụng đúng theo “nguyên tắc ghi nhận doanh thu”, chi phí cũng được theo dõi một cách có hệ thống nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định kết quả của doanh nghiệp.

- Về kế tốn chi phí: Phương pháp kế tốn mà Cơng ty áp dụng là kê khai

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán và lập dự toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh sj vina (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)