Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học các chủ đề Cơ chế di truyền – biến dị và các quy luật di truyền – Sinh học 12 – THPT. (Trang 73)

CHƢƠNG : 3THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả trong thực nghiệm

Sau khi tiến hành kiểm tra, chấm bài, kết quả 4 lần kiểm tra trong thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Thống kê tần số điểm kiểm tra từ 1 đến 10 của học sinh qua 4 lần kiểm tra trong thực nghiệm

Lần KT Lớp ni Số học sinh đạt điểm Xi 0-2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 80 0 10 11 15 18 11 9 6 0 TN 82 0 12 12 14 17 12 8 7 0 2 ĐC 80 0 7 10 20 19 10 8 6 0 TN 82 0 7 10 18 16 16 8 7 0 3 ĐC 80 0 7 12 18 19 9 8 7 0 TN 82 0 4 6 22 19 13 9 9 0 4 ĐC 80 0 5 9 19 21 12 7 6 1 TN 82 0 0 1 11 22 20 14 10 4 Tổng hợp ĐC 320 0 29 42 72 77 42 32 25 1 TN 328 0 23 28 65 74 61 39 33 5

Trên cơ sở bảng thống kê điểm trên, chúng tơi tiến hành tính tốn để so sánh định lượng kết quả giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.2:

Bảng 3.2: So sánh định lượng kết quả nhóm TN và ĐC qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm

Lần KT Lớp Số bài (n) X X± m S Cv (%) dTN-ĐC Td 1 ĐC 80 5.75 5.75±0.2 1.75 30.43 -0.05 -0.14 TN 82 5.7 5.7±0.2 1.81 31.83 2 ĐC 80 5.79 5.79±0.18 1.64 28.35 0.14 0.53 TN 82 5.93 5.93±0.19 1.68 28.35 3 ĐC 80 5.79 5.79±0.19 1.69 29.26 0.43 1.65 TN 82 6.22 6.22±0.18 1.64 26.34 4 ĐC 80 5.95 5.95±0.18 1.62 27.22 1.04 4.33 TN 82 6.99 6.99±0.16 1.42 20.30 Tổng hợp ĐC 320 5.82 5.82±0.09 1.68 28.85 0.39 2.92 TN 328 6.21 6.21±0.09 1.71 27.62

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.2 cho thấy:

- Điểm trung bình cộng qua mỗi lần kiểm tra trong thực nghiệm ở nhóm TN nhóm ĐC tương đương nhau ở bài KT số 1 và số 2. Tuy nhiên, đến bài KT thứ ba điểm trung bình của nhóm TN (6,22) bắt đầu cao hơn điểm trung bình của nhóm ĐC (5,79). Và đến bài KT số 4, bài KT 45 phút toàn bộ nội dung chủ đề cơ chế DT, biến dị ở cấp phân tử, điểm trung bình của nhóm TN (6,99) cao hơn hẳn điểm trung bình của nhóm ĐC (5,95). Hiệu số điểm trung bình cộng (dTN-ĐC) giữa nhóm TN và nhóm ĐC ở 2 bài KT đầu cũng rất thấp, thậm chí, ở lần KT thứ nhất, dTN-ĐC cịn nhỏ hơn 0 (=-0,05). Nhưng đến bài KT thứ tư, hiệu số điểm trung bình cộng tăng cao hẳn so với 2 bài KT đầu (=1,04). Số liệu này chứng tỏ việc yêu cầu HS giải thích việc chọn đáp án của mình, cũng như việc sau khi chấm bài, trả bài GV nhận xét, sửa chữa bài KT của từng HS đã mang lại hiệu quả nhất định.

- Độ biến thiên (Cv): ở nhóm TN lần lượt là: 31.83%, 28.35%, 26.34%, 20.30%; nhóm ĐC lần lượt là: 30.43%, 28.35%, 29.26%; 27.22%, chứng tỏ nhóm TN ít dao động hơn, độ tin cậy cao hơn. Mặt khác, ở cả nhóm TN và ĐC, Cv hầu

- Độ tin cậy Td ở 4 lần kiểm tra trong thực nghiệm lần lượt là: -0.2; 0.53; 1.65, 4.33 và tổng hợp là 2.92. Độ tin cậy ở bài KT thứ nhất và thứ hai có Td nhỏ hơn T (=1,96) (tra ở bảng phân phối Student với α = 0.05) cho thấy ở thời điểm bắt đầu TN, chất lượng lĩnh hội kiến thức của nhóm TN và nhóm ĐC khơng có sự khác biệt, nói cách khác XTN khơng sai khác với XĐC.

Tuy nhiên, đến bài KT thứ tư, Td bằng 4,33, lớn hơn T chứng tỏ kết quả lĩnh hội tri thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là đáng tin cậy và sự sai khác về kết quả giữa 2 nhóm là có ý nghĩa.

Như vậy, có thể nói việc vận dụng phương pháp định tính vào KT-ĐG khi dạy học các chủ đề Cơ chế di truyền, biến dị và các quy luật DT trong đề tài này đã mang lại hiệu quả cao hơn phương pháp đánh giá thơng thường.

Bảng 3.3: Phân loại trình độ hs qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm

Lần KT Lớp Tổng bài KT Điểm dƣới TB (Xi≤4) Điểm TB (5≤Xi≤6) Điểm khá (7≤Xi≤8) Điểm giỏi (9≤Xi≤10) SL % SL % SL % SL % 1 ĐC 80 21 26.25 33 41.25 20 25.00 6 7.50 TN 82 24 29.27 31 37.80 20 24.39 7 8.54 2 ĐC 80 17 21.25 39 48.75 18 22.50 6 7.50 TN 82 17 20.73 34 41.46 24 29.27 7 8.54 3 ĐC 80 19 23.75 37 46.25 17 21.25 7 8.75 TN 82 9 10.98 41 50.00 22 26.83 10 12.20 4 ĐC 80 14 17.07 40 48.78 19 23.17 7 8.54 TN 82 1 1.25 33 41.25 34 42.50 14 17.50 Tổng hợp ĐC 320 71 22.19 149 46.56 74 23.13 26 8.13 TN 328 51 15.55 139 42.38 100 30.49 38 11.59

Qua bảng 3.3 cho thấy: Tỉ lệ % điểm khá giỏi, cũng như tỉ lệ % điểm yếu, kém và trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC khơng lệch nhau nhiều ở bài KT số 1 và số 2. Tuy nhiên, đến bài KT thứ ba và thứ tư thì kết quả khác hẳn 2 lần trước. Ở

bài KT số 3, tỷ lệ điểm khá giỏi của nhóm TN là gần 40%, trong khi của nhóm ĐC tỷ lệ này chỉ là 30%; đồng thời tỷ lệ bài dưới trung bình của nhóm TN cũng giảm nhiều hơn so với nhóm ĐC. Và ở lần KT thứ tư, tỷ lệ HS đạt điểm khá, giỏi ở nhóm TN lên đến 60% trong khi nhóm tỷ lệ này ở nhóm ĐC vẫn chỉ là hơn 30%. Điều này thêm một lần nữa khẳng định ở nhóm TN kết quả đạt được trong thực nghiệm cao hơn nhóm ĐC.

Từ bảng 3.2 chúng tôi đã thiết kế một biểu đồ 3.1 về trung bình cộng các điểm trong thực nghiệm giữa 2 nhóm TN và ĐC. Cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả trong thực nghiệm

Số liệu trên bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 thêm một lần nữa chứng tỏ nếu tạo được bộ đề KT đạt chuẩn và coi trọng đánh giá định tính thì sự tiến bộ của HS thay đổi rõ rệt.

3.5.2. Kết quả sau thực nghiệm

Để một lần nữa khẳng định mức độ lĩnh hội kiến thức đã học, năng lực tư duy, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin để thực hiện các yêu cầu trong đề kiểm tra, chúng tôi tiến hành kiểm tra 2 lần sau thực nghiệm (1 lần kiểm tra 15 phút, 1 lần kiểm tra 45 phút với tổng số 324 bài, trong đó nhóm TN có 164 bài và 160 bài của

Điểm trung bình

nhóm ĐC) để xác định độ bền kiến thức của người học sau một khoảng thời gian nhất định.

Kết quả được xử lý bằng tốn thống kê, trình bày ở các bảng sau và biểu đồ 3.2:

Bảng 3.4: Thống kê tần số điểm kiểm tra của hs qua 2 lần KT sau thực nghiệm

Lần KT Lớp ni Số học sinh đạt điểm Xi 0-2 3 4 5 6 7 8 9 10 5 ĐC 80 0 6 11 16 21 10 9 7 0 TN 82 0 0 3 11 19 18 16 12 3 6 ĐC 80 0 7 10 16 18 11 11 6 1 TN 82 0 0 2 3 17 23 18 14 5 Tổng hợp ĐC 160 0 13 21 32 39 21 20 13 1 TN 164 0 0 5 14 36 41 34 26 8

Bảng 3.5. So sánh kết quả lớp TN và ĐC qua 2 lần kiểm tra sau thực nghiệm

Lần KT Lớp Số bài (n) X X ± m S Cv (%) dTN-ĐC Td 5 ĐC 80 5.91 5.91±0.19 1.67 28.20 1.08 4.33 TN 82 6.99 6.99±0.16 1.49 21.26 6 ĐC 80 5.98 5.98±0.19 1.75 29.23 1.42 5.73 TN 82 7.39 7.39±0.15 1.37 18.51 Tổng hợp ĐC 160 5.94 5.94±0.13 1.71 28.73 1.25 7.08 TN 164 7.19 7.19±0.11 1.44 20.06

Qua bảng 3.5 ta thấy: Sau TN, mức độ bền vững kiến thức ở nhóm TN cao hơn hẳn nhóm ĐC, thể hiện ở:

- Hiệu số dTN- ĐC sau mỗi lần kiểm tra là đáng kể (đều lớn hơn 1)

- Điểm trung bình cộng ở các lần KT sau thực nghiệm (là 7.19) cao hơn hẳn so với điểm trung bình cơng của các lần KT trong thực nghiệm (6.14). Trong khi đó, ở các lớp ĐC chỉ số này chỉ dao động rất ít (trong TN là 5.82 so với sau TN là 5.94).

nhóm ĐC (ở lần kiểm tra thứ năm, lớp TN là 21.26%; lớp ĐC là 28.2%; ở lần kiểm tra 6, lớp TN là 18.51%, lớp ĐC là 29.23%) và đều nhỏ hơn 30%. Điều này chứng tỏ hiệu quả vững chắc của TN so với ĐC có độ tin cậy cao.

- Các giá trị Td ở các lần kiểm tra đều lớn hơn Tα (= 1,96), chứng tỏ kết quả lĩnh hội tri thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là đáng tin cậy và sự sai khác về kết quả giữa 2 nhóm là có ý nghĩa.

Bảng 3.6: Phân loại trình độ HS ở lớp TN và ĐC sau đợt KT sau thực nghiệm

Lần KT Lớp Tổng bài KT Điểm dƣới TB (Xi≤4) Điểm TB (5≤Xi≤6) Điểm khá (7≤Xi≤8) Điểm giỏi (9≤Xi≤10) SL % SL % SL % SL % 5 ĐC 80 17 21.25 37 46.25 19 23.75 7 8.75 TN 82 3 3.66 30 36.59 34 41.46 15 18.29 6 ĐC 80 17 21.25 34 42.5 22 27.50 7 8.75 TN 82 2 2.44 20 24.39 41 50.00 19 23.17 Tổng hợp ĐC 160 34 21.25 71 44.38 41 25.63 14 8.75 TN 164 5 3.05 50 30.49 75 45.73 34 20.73

Qua bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ điểm yếu kém sau TN (3.05%) của nhóm TN có xu hướng giảm khá mạnh so với trong thực nghiệm (16.46%) thì tỷ lệ này ở lớp ĐC lại giảm khơng đáng kể (trong TN là 22.19% so với sau TN là 21.25%). Trong khi đó tỷ lệ điểm khá, giỏi thì ngược lại. Tỷ lệ điểm khá, giỏi của các lớp TN sau TN là gần 70%, trong khi tỷ lệ này ở các lớp ĐC là hơn 34%. Kết quả này một lần nữa khẳng định nhóm TN đạt được kết quả cao hơn nhóm ĐC.

Để thấy rõ hơn nữa kết quả khác biệt giữa 2 nhóm ĐC và TN chúng ta cùng theo dõi bảng 3-5 và biểu đồ 3.2 về trung bình cộng các điểm sau thực nghiệm giữa 2 nhóm ĐC và TN.

Biều đồ 3.2: So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC

Biểu đồ cho thấy điểm trung bình cộng của 2 lần kiểm tra sau TN của nhóm TN có xu hướng tăng dần đều và cao hơn nhóm ĐC. Điều này khẳng định độ bền kiến thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Có được kết quả này chứng tỏ HS đã làm quen được với cách đánh giá định tính kết quả học tập của HS, từ đó HS chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề cụ thể có liên quan.

 Nhận xét: Từ kết quả của các bài kiểm tra trong và sau thực nghiệm, chúng tơi có một số nhận xét sau:

- Điểm trung bình cộng trong cả 6 lần KT trong và sau thực nghiệm ở nhóm TN càng về sau càng cao hơn nhóm ĐC với độ tin cậy cao (Td của các lần kiểm tra đều lớn hơn Tα (=1,96).

- Ở nhóm TN, điểm khá giỏi tăng dần đều qua các lần kiểm tra và có xu hướng ổn định, chứng tỏ đã có sự tiến bộ trong q trình lĩnh hội kiến thức ở nhóm này, đồng thời cũng thể hiện độ bền kiến thức ở nhóm này cao hơn nhóm ĐC.

- Độ lệch chuẩn và độ biến thiên của các lớp TN đều thấp hơn so với các lớp ĐC ở tất cả các lần kiểm tra. Điều này chứng tỏ khi sử dụng biện pháp đánh giá định tính trong q trình dạy học thì HS sẽ hiểu bài sâu sắc hơn và độ bền vững kiến thức cao hơn.

- Phân loại trình độ HS:

Điểm trung bình

+ Ở nhóm các lớp TN: HS đạt điểm yếu kém có tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm dần qua các bài kiểm tra. Đồng thời HS khá giỏi có tỷ lệ cao và ngày càng tăng.

+ Ở nhóm các lớp ĐC: Tỷ lệ HS đạt điểm yếu kém nhiều hơn, tỷ lệ HS đạt điểm khá giỏi ít hơn và kém ổn định hơn.

- Độ bền kiến thức: Kết quả trong và sau thực nghiệm ở nhóm lớp TN tiến bộ đáng kể, cịn ở nhóm lớp ĐC kết quả trong thực nghiệm và sau thực nghiệm hầu như không chênh lệch. Chứng tỏ phương án thực nghiệm có hiệu quả hơn trong việc lưu trữ thông tin, tăng độ bền kiến thức cho HS.

Ngồi ra, chúng tơi cũng lấy điểm của các lớp ĐC và TN so sánh với kết quả học tập của các lớp có kết quả học tập tương đương thì nhận thấy kết quả học tập của cả lớp TN và lớp ĐC tốt hơn nhiều so với kết quả học tập của các lớp không được tương tác với bộ câu hỏi xây dựng theo hướng đánh giá định tính.

3.5.3. Kết quả định tính

Khi phân tích kết quả thực nghiệm đánh giá định tính, chúng tơi dựa vào kết quả mà HS đạt được về nội dung kiến thức và những kỹ năng học tập, thông qua các bài lên lớp dạy bài mới và các bài kiểm tra nhằm xác định:

+ Khả năng phân tích nhiệm vụ nhận thức, từ đó huy động, lựa chọn thơng tin để khái qt hóa, hệ thống hóa kiến thức, nhằm lập luận thuyết phục lời giải đáp phù hợp với nhiệm vụ nêu ra.

+ Khả năng vận dụng kiến thức để xử lý các tình huống khác nhau + Độ bền kiến thức qua những lần kiểm tra khác nhau.

+ Xem xét các khía cạnh: mức độ hứng thú, tích cực học tập của HS; mức độ tiếp thu kiến thức của HS qua các bài lên lớp dạy bài mới; chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS thông qua các câu hỏi củng cố sau khi học xong bài mới hoặc những bài kiểm tra 15 phút ngay sau đó; xét một số kĩ năng học tập của HS; xét độ bền kiến thức của HS qua các bài kiểm tra.

Căn cứ vào quá trình trực tiếp giảng dạy bài mới đồng thời căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra chúng tơi thấy chất lượng học tập của nhóm lớp TN cao hơn so với nhóm lớp ĐC. Cụ thể như sau:

3.5.3.1. Về hứng thú, tích cực học tập và mức độ tiếp thu kiến thức: Qua các tiết dạy bài mới chúng tôi nhận thấy

+ Đối với lớp TN: HS tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài mới, lớp học sôi nổi, mạnh dạn bảo vệ ý kiến của mình, thậm chí một số em thắc mắc về kiến thức. Điều đó thể hiện khả năng phân tích, tổng hợp các vấn đề học tập một cách sâu sắc. Sở dĩ có được những ưu điểm đó trong q trình học bài mới vì các em đều nhận thức được, việc trả lời CH-BT trong bài KT yêu cầu cụ thể, chi tiết và thực chất chứ các em không thể lựa chọn đáp án một cách ngẫu nhiên và trơng chờ vào may rủi.

Ví dụ: Khi đề cập đến cơ chế nhân đôi ADN trong bài “Gen, Bài 1. Gen, mã di truyền, q trình nhân đơi ADN”, có HS thắc mắc: tại sao AND ở SV nhân thực lại lại có nhiều điểm nhân đơi? Điều đó có ý nghĩa gì? Khi có 1 HS thắc mắc như vậy thì ngay lập tức khá nhiều HS phân tích, thảo luận sơi nổi vấn đề bạn đặt ra.

+ Trên lớp, khi giao nhiệm vụ, HS rất khẩn trương và tích cực, từ việc lắng nghe câu hỏi của GV đề ra cho đến việc tự lực nghiên cứu SGK, tư liệu: hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu… để tìm câu trả lời và xung phong trả lời. Do đó, khơng khí lớp học luôn sôi nổi, HS mạnh dạn hơn trong việc trình bày ý kiến, suy nghĩ của bản thân trong mỗi hoạt động học tập.

+ Với hệ thống CH cốt lõi và CH gợi mở được đưa ra cho mỗi hoạt động đã giúp HS phát hiện ra kiến thức mới một cách nhanh chóng, kết hợp với khả năng trả lời câu hỏi, bài tập của HS, hầu hết HS đều có định hướng trả lời cho các CH mà GV đưa ra. Từ đó đánh giá được đúng hơn, thực chất hơn về chất lượng lĩnh hội

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học các chủ đề Cơ chế di truyền – biến dị và các quy luật di truyền – Sinh học 12 – THPT. (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)