So sánh định lượng kết quả nhóm TN và ĐC

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học các chủ đề Cơ chế di truyền – biến dị và các quy luật di truyền – Sinh học 12 – THPT. (Trang 74 - 75)

qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm

Lần KT Lớp Số bài (n) X X± m S Cv (%) dTN-ĐC Td 1 ĐC 80 5.75 5.75±0.2 1.75 30.43 -0.05 -0.14 TN 82 5.7 5.7±0.2 1.81 31.83 2 ĐC 80 5.79 5.79±0.18 1.64 28.35 0.14 0.53 TN 82 5.93 5.93±0.19 1.68 28.35 3 ĐC 80 5.79 5.79±0.19 1.69 29.26 0.43 1.65 TN 82 6.22 6.22±0.18 1.64 26.34 4 ĐC 80 5.95 5.95±0.18 1.62 27.22 1.04 4.33 TN 82 6.99 6.99±0.16 1.42 20.30 Tổng hợp ĐC 320 5.82 5.82±0.09 1.68 28.85 0.39 2.92 TN 328 6.21 6.21±0.09 1.71 27.62

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.2 cho thấy:

- Điểm trung bình cộng qua mỗi lần kiểm tra trong thực nghiệm ở nhóm TN nhóm ĐC tương đương nhau ở bài KT số 1 và số 2. Tuy nhiên, đến bài KT thứ ba điểm trung bình của nhóm TN (6,22) bắt đầu cao hơn điểm trung bình của nhóm ĐC (5,79). Và đến bài KT số 4, bài KT 45 phút toàn bộ nội dung chủ đề cơ chế DT, biến dị ở cấp phân tử, điểm trung bình của nhóm TN (6,99) cao hơn hẳn điểm trung bình của nhóm ĐC (5,95). Hiệu số điểm trung bình cộng (dTN-ĐC) giữa nhóm TN và nhóm ĐC ở 2 bài KT đầu cũng rất thấp, thậm chí, ở lần KT thứ nhất, dTN-ĐC còn nhỏ hơn 0 (=-0,05). Nhưng đến bài KT thứ tư, hiệu số điểm trung bình cộng tăng cao hẳn so với 2 bài KT đầu (=1,04). Số liệu này chứng tỏ việc yêu cầu HS giải thích việc chọn đáp án của mình, cũng như việc sau khi chấm bài, trả bài GV nhận xét, sửa chữa bài KT của từng HS đã mang lại hiệu quả nhất định.

- Độ biến thiên (Cv): ở nhóm TN lần lượt là: 31.83%, 28.35%, 26.34%, 20.30%; nhóm ĐC lần lượt là: 30.43%, 28.35%, 29.26%; 27.22%, chứng tỏ nhóm TN ít dao động hơn, độ tin cậy cao hơn. Mặt khác, ở cả nhóm TN và ĐC, Cv hầu

- Độ tin cậy Td ở 4 lần kiểm tra trong thực nghiệm lần lượt là: -0.2; 0.53; 1.65, 4.33 và tổng hợp là 2.92. Độ tin cậy ở bài KT thứ nhất và thứ hai có Td nhỏ hơn T (=1,96) (tra ở bảng phân phối Student với α = 0.05) cho thấy ở thời điểm bắt đầu TN, chất lượng lĩnh hội kiến thức của nhóm TN và nhóm ĐC khơng có sự khác biệt, nói cách khác XTN không sai khác với XĐC.

Tuy nhiên, đến bài KT thứ tư, Td bằng 4,33, lớn hơn T chứng tỏ kết quả lĩnh hội tri thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là đáng tin cậy và sự sai khác về kết quả giữa 2 nhóm là có ý nghĩa.

Như vậy, có thể nói việc vận dụng phương pháp định tính vào KT-ĐG khi dạy học các chủ đề Cơ chế di truyền, biến dị và các quy luật DT trong đề tài này đã mang lại hiệu quả cao hơn phương pháp đánh giá thông thường.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học các chủ đề Cơ chế di truyền – biến dị và các quy luật di truyền – Sinh học 12 – THPT. (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)