So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học các chủ đề Cơ chế di truyền – biến dị và các quy luật di truyền – Sinh học 12 – THPT. (Trang 79 - 126)

Biểu đồ cho thấy điểm trung bình cộng của 2 lần kiểm tra sau TN của nhóm TN có xu hướng tăng dần đều và cao hơn nhóm ĐC. Điều này khẳng định độ bền kiến thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Có được kết quả này chứng tỏ HS đã làm quen được với cách đánh giá định tính kết quả học tập của HS, từ đó HS chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề cụ thể có liên quan.

 Nhận xét: Từ kết quả của các bài kiểm tra trong và sau thực nghiệm, chúng tơi có một số nhận xét sau:

- Điểm trung bình cộng trong cả 6 lần KT trong và sau thực nghiệm ở nhóm TN càng về sau càng cao hơn nhóm ĐC với độ tin cậy cao (Td của các lần kiểm tra đều lớn hơn Tα (=1,96).

- Ở nhóm TN, điểm khá giỏi tăng dần đều qua các lần kiểm tra và có xu hướng ổn định, chứng tỏ đã có sự tiến bộ trong q trình lĩnh hội kiến thức ở nhóm này, đồng thời cũng thể hiện độ bền kiến thức ở nhóm này cao hơn nhóm ĐC.

- Độ lệch chuẩn và độ biến thiên của các lớp TN đều thấp hơn so với các lớp ĐC ở tất cả các lần kiểm tra. Điều này chứng tỏ khi sử dụng biện pháp đánh giá định tính trong q trình dạy học thì HS sẽ hiểu bài sâu sắc hơn và độ bền vững kiến thức cao hơn.

- Phân loại trình độ HS:

Điểm trung bình

+ Ở nhóm các lớp TN: HS đạt điểm yếu kém có tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm dần qua các bài kiểm tra. Đồng thời HS khá giỏi có tỷ lệ cao và ngày càng tăng.

+ Ở nhóm các lớp ĐC: Tỷ lệ HS đạt điểm yếu kém nhiều hơn, tỷ lệ HS đạt điểm khá giỏi ít hơn và kém ổn định hơn.

- Độ bền kiến thức: Kết quả trong và sau thực nghiệm ở nhóm lớp TN tiến bộ đáng kể, cịn ở nhóm lớp ĐC kết quả trong thực nghiệm và sau thực nghiệm hầu như không chênh lệch. Chứng tỏ phương án thực nghiệm có hiệu quả hơn trong việc lưu trữ thơng tin, tăng độ bền kiến thức cho HS.

Ngồi ra, chúng tôi cũng lấy điểm của các lớp ĐC và TN so sánh với kết quả học tập của các lớp có kết quả học tập tương đương thì nhận thấy kết quả học tập của cả lớp TN và lớp ĐC tốt hơn nhiều so với kết quả học tập của các lớp không được tương tác với bộ câu hỏi xây dựng theo hướng đánh giá định tính.

3.5.3. Kết quả định tính

Khi phân tích kết quả thực nghiệm đánh giá định tính, chúng tơi dựa vào kết quả mà HS đạt được về nội dung kiến thức và những kỹ năng học tập, thông qua các bài lên lớp dạy bài mới và các bài kiểm tra nhằm xác định:

+ Khả năng phân tích nhiệm vụ nhận thức, từ đó huy động, lựa chọn thơng tin để khái qt hóa, hệ thống hóa kiến thức, nhằm lập luận thuyết phục lời giải đáp phù hợp với nhiệm vụ nêu ra.

+ Khả năng vận dụng kiến thức để xử lý các tình huống khác nhau + Độ bền kiến thức qua những lần kiểm tra khác nhau.

+ Xem xét các khía cạnh: mức độ hứng thú, tích cực học tập của HS; mức độ tiếp thu kiến thức của HS qua các bài lên lớp dạy bài mới; chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS thông qua các câu hỏi củng cố sau khi học xong bài mới hoặc những bài kiểm tra 15 phút ngay sau đó; xét một số kĩ năng học tập của HS; xét độ bền kiến thức của HS qua các bài kiểm tra.

Căn cứ vào quá trình trực tiếp giảng dạy bài mới đồng thời căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra chúng tơi thấy chất lượng học tập của nhóm lớp TN cao hơn so với nhóm lớp ĐC. Cụ thể như sau:

3.5.3.1. Về hứng thú, tích cực học tập và mức độ tiếp thu kiến thức: Qua các tiết dạy bài mới chúng tôi nhận thấy

+ Đối với lớp TN: HS tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài mới, lớp học sôi nổi, mạnh dạn bảo vệ ý kiến của mình, thậm chí một số em thắc mắc về kiến thức. Điều đó thể hiện khả năng phân tích, tổng hợp các vấn đề học tập một cách sâu sắc. Sở dĩ có được những ưu điểm đó trong q trình học bài mới vì các em đều nhận thức được, việc trả lời CH-BT trong bài KT yêu cầu cụ thể, chi tiết và thực chất chứ các em không thể lựa chọn đáp án một cách ngẫu nhiên và trơng chờ vào may rủi.

Ví dụ: Khi đề cập đến cơ chế nhân đôi ADN trong bài “Gen, Bài 1. Gen, mã di truyền, q trình nhân đơi ADN”, có HS thắc mắc: tại sao AND ở SV nhân thực lại lại có nhiều điểm nhân đơi? Điều đó có ý nghĩa gì? Khi có 1 HS thắc mắc như vậy thì ngay lập tức khá nhiều HS phân tích, thảo luận sơi nổi vấn đề bạn đặt ra.

+ Trên lớp, khi giao nhiệm vụ, HS rất khẩn trương và tích cực, từ việc lắng nghe câu hỏi của GV đề ra cho đến việc tự lực nghiên cứu SGK, tư liệu: hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu… để tìm câu trả lời và xung phong trả lời. Do đó, khơng khí lớp học luôn sôi nổi, HS mạnh dạn hơn trong việc trình bày ý kiến, suy nghĩ của bản thân trong mỗi hoạt động học tập.

+ Với hệ thống CH cốt lõi và CH gợi mở được đưa ra cho mỗi hoạt động đã giúp HS phát hiện ra kiến thức mới một cách nhanh chóng, kết hợp với khả năng trả lời câu hỏi, bài tập của HS, hầu hết HS đều có định hướng trả lời cho các CH mà GV đưa ra. Từ đó đánh giá được đúng hơn, thực chất hơn về chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Kết quả cuối cùng là HS lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc, có hệ thống hơn.

Như vậy, khi sử dụng biện pháp đánh giá định tính, ở các lớp TN, HS hiểu rõ các nội dung học tập hơn, tự tin hơn và có hứng thú hơn trong học tập, khả năng tự lực cao hơn hẳn lớp ĐC. Khi yêu cầu trả lời các câu hỏi ở mức vận dụng hay vận dung mức độ cao, cần yêu cầu các kĩ năng như phân tích, so sánh, chứng minh… các em đều biết vận dụng kiến thức đã học để có được câu trả lời.

Ví dụ: Khi được hỏi: Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, nếu

sự biểu hiện của các gen cấu trúc? Đây là câu hỏi khó, liên quan đến nhiều nội dung kiến thức khác nhau, tuy nhiên, qua quá trình thảo luận, một số HS lớp TN đã nêu được một số khả năng có thể xảy ra mặc dù chưa hồn tồn đầy đủ.

Đối với lớp ĐC, hầu hết HS chỉ dựa vào nội dung SGK để trả lời các CH-BT một cách thụ động, máy móc theo kiểu học vẹt, từ đó khả năng phát huy tư duy của HS bị hạn chế một cách đáng kể. Với việc trả lời các CH-BT có sẵn trong SGK và chỉ chú ý đến kết quả cuối cùng thì HS chưa đủ để phát hiện kiến thức và lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ. Từ đó làm khơng khí lớp học trầm lắng, sự phối hợp giữa thầy – trị, trị – trị rất ít, hầu như khơng có sự tranh luận, thắc mắc của HS. Kiến thức mới chủ yếu do GV đưa ra, do đó HS lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, độ bền kiến thức không cao.

3.5.3.2. Về chất lượng lĩnh hội kiến thức

Thông qua việc tự đánh giá sau mỗi tiết học, việc phân tích chất lượng các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì chúng tơi nhận thấy chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS ở các lớp TN cao hơn hẳn lớp ĐC, biểu hiện ở mức độ hiểu sâu sắc các khái niệm, các kiến thức của các chủ đề Cơ chế di truyền, biến dị và các quy luật DT - Sinh học 12 THPT và khả năng liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống tốt hơn.

Để đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS, tôi tiến hành kiểm tra bài cũ trước khi vào bài mới, KT 15 phút và KT 45 phút. Căn cứ vào chất lượng bài KT ta sẽ thấy được chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS thơng qua việc phân tích, đánh giá các bài KT đó.

Về năng lực tư duy, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin để trả lời CH trong các bài kiểm tra:

Ở lớp TN, do liên tục làm quen với cách học theo hướng hoạt động tích cực, được rèn luyện các kĩ năng hoạt động tư duy như quan sát, phân tích, so sánh, các kĩ năng cơ bản như lập bảng biểu, sơ đồ, sắp xếp thông tin… cho nên hầu hết các HS thực hiện các lệnh nêu trong bài kiểm tra một cách rõ ràng, mạch lạc, tốc độ làm bài nhanh, trình bày ngắn gọn, xúc tích. Trong khi đó, ở lớp ĐC nhiều HS cịn bỡ ngỡ với yêu cầu của đề KT, thao tác chậm chạp. Từ đó ta có thể khẳng định năng lực tư duy, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin của học sinh lớp TN hơn hẳn lớp ĐC,

biểu hiện ở khả năng tư duy lơgic, khái qt hóa, tổng hợp, so sánh, liên hệ và giải thích tốt các hiện tượng thực tiễn mà GV nêu ra trong các CH.

Ví dụ: Khi làm một câu trong đề số 4 có nội dung: chọn phương án đúng và

giải thích tại sao chọn phương án đó: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nu. Số nu mỗi loại của gen trên là :

A. A = T = 600; G = X = 900. B. A = T = 300; G = X = 1200. C. A = T = 1200; G = X = 300. D. A = T = 900; G = X = 600.

Đây là câu hỏi ở mức vận dụng, rất nhiều HS lớp TN, khi được yêu cầu lựa chọn đáp án đúng và giải thích tại sao đã trình bày như sau:

Theo đề bài có L = 510nm = 5100A0 => Tổng số nu của gen là N =

4 . 3 . 2L N= 3000 nu = 2(A+G) (1)

Giả sử trên mạch 1 có A1 +T1 = 600nu => A=T= A1 +T1 =600 nu. Kết hợp (1) suy ra G=X= 900nu -> Đáp án là A.

Như vậy, những HS này đã biết phân tích yêu cầu của đề bài, biết được đề bài cho những gì và yêu cầu tìm cái gì. Nói cách khác, các HS này đã xác định được cái đã biết, cái cần tìm và mối liên hệ giữa chúng. Đồng thời, những HS này cũng trình bày bài một cách logic, biện luận được con đường đi đến kết quả cuối cùng một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Trong khi đó, cũng với câu bài tập này, ở lớp ĐC, khi hỏi lại một số em trong bài làm chọn đúng đáp án A, tuy nhiên, khi được hỏi tại sao chọn đáp án A thì lại tỏ ra lúng túng hoặc trả lời một cách thẳng thắn là chọn theo may rủi.

Về sự rèn luyện các kĩ năng học tập

Qua việc theo dõi các câu trả lời của HS trên lớp trong quá trình dạy bài mới, qua kết quả của 6 bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy:

+ Ở các lớp TN: các kĩ năng học tập của HS tốt hơn lớp ĐC, thể hiện ở cách trả lời câu hỏi, cách trình bày bài làm. Với các câu hỏi địi hỏi kĩ năng phân tích, sơ đồ hóa, lập bảng biểu, so sánh, giải thích, hay các bài tập địi hỏi kĩ năng tính tốn, biện luận… HS lớp TN đều thể hiện tốt hơn HS lớp ĐC.

+ HS các lớp ĐC đa số thể hiện tốt ở các câu hỏi ở mức độ nhớ, hiểu, chủ yếu trình bày những kiến thức đã học một cách khá máy móc, ít có sự tư duy. Với các CH-BT yêu cầu ở mức độ cao đa số HS lớp ĐC tỏ ra cịn nhiều lúng túng.

Ví dụ: Với một số câu hỏi trong đề KT số 5- đề KT 45 phút:

Câu hỏi:Loại đột biến NST nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên 1NST?

A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến đa bội.

C. Đột biến đảo đoạn. D. Đột biến mất đoạn.

Đây là câu hỏi ở mức nhận biết. HS ở lớp TN hay lớp ĐC đều xác định được đáp án đúng là đáp án D vì đột biến mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST 

thay đổi số lượng gen trên NST.

Câu hỏi: Gen B có 900 nuclêơtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ

X G T A   = 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là

A. 3601. B. 3599. C. 3600. D. 3899. Với câu hỏi ở mức vận dụng này, nhiều HS lớp TN đã trình bày: Theo giả thiết, gen trước đột biến có: A=T=900nu.

Mặt khác: X G T A   = 1,5 = G A 2 2  G=X= 900:1.5 = 600 nu.

 Số liên kết hidro của gen trước đột biến là:

H= 2A+3G= 2x900 +3x600=3600 liên kết.

Do đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T nên số liên kết hidro của gen sau đột biến giảm 1  số liên kết hidro của gen b là 3600-1=3599. Đáp án B.

Sau khi tính được số nu từng loại của gen B, một số HS lập luận: do đột biến thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T nên số nu từng loại ở gen b là :

A=T=900+1=901 ; G=X=600-1=599  Số liên kết hidro của gen b là :

2x901+3x599=3599  đáp án B.

Như vậy, những HS này đã biết phân tích yêu cầu của đề bài, xác định được mối liên hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm cũng như các công thức liên quan giữa chúng. Với bài làm này, HS đã thể hiện khá tốt một số kĩ năng học tập : kĩ năng

Trong khi đó, phần lớn HS nhóm ĐC chỉ mới tìm được số nu từng loại mà chưa tính tốn được đến kết quả cuối cùng.

Về độ bền kiến thức sau thực nghiệm:

Sau thời gian thực nghiệm kết thúc chương, chúng tôi tiến hành cho HS làm 2 bài KT để xác định độ bền kiến thức. Kết quả thể hiện ở các bài kiểm tra như sau : Các câu hỏi ở mức độ ghi nhớ thì HS cả 2 nhóm đều trả lời tốt. Nhưng những CH-BT ở mức độ u cầu cao hơn thì HS nhóm ĐC cịn có nhiều nhầm lẫn, hoặc giải thích chưa rõ ràng.

Đối với HS nhóm TN, đa số các em trả lời và giải thích tốt các câu yêu cầu ở mức độ thông hiểu, vận dụng.

Kết quả các bài KT sau TN cho chúng tôi thấy sự khác biệt rõ ràng giữa 2 nhóm TN và nhóm ĐC :

- Ở nhóm TN các em nhớ lâu hơn, thể hiện ở tỷ lệ HS đạt điểm khá giỏi cao và có xu hướng tăng dần: ở bài KT số 4, tỷ lệ HS khá giỏi là 60%, bài KT số 5, tỷ lệ này là 64%, bài KT số 6 tỷ lệ này tăng lên 75%. Đồng thời khơng cịn HS đạt điểm dưới trung bình.

- Ở nhóm ĐC: Tỷ lệ HS yếu kém so với trong TN khơng giảm. Trong khi đó, số HS khá giỏi tỷ lệ cũng không cao và khơng có sự tiến bộ. Chứng tỏ HS nhóm ĐC chưa nhớ vững các kiến thức đã học.

Kết luận chƣơng 3

Qua phân tích kết quả định tính và định lượng; các kết quả trên cho thấy việc sử dụng biện pháp đánh giá định tính kết quả học tập của HS trong dạy học các chủ đề Cơ chế di truyền, biến dị và các quy luật DT - Sinh học 12 THPT bước đầu đã mang lại hiệu quả và đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI ̣ 1. Kết luận:

1.1. Sau khi phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, nghiên cứu cấu trúc các

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học các chủ đề Cơ chế di truyền – biến dị và các quy luật di truyền – Sinh học 12 – THPT. (Trang 79 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)