KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngơ lai thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm
nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2012
Sinh trưởng, phát triển là hai q trình có quan hệ mật thiết với nhau, là hai mặt của một quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy và không thể tách rời nhau. Tuy nhiên mỗi cây trồng đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để sinh trưởng phát triển. Thời gian sinh trưởng của ngơ được tính từ khi gieo hạt đến khi chín sinh lý. Thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc vào lồi, giống, mùa vụ và điều kiện sinh thái mà nó sinh sống.
Q trình sinh trưởng, phát triển của ngơ được chia thành 2 giai đoạn: sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
-Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng - Vegetative (V): là giai đoạn đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu của giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm và mọc (Ve) và kết thúc là thời kỳ trỗ cờ (Vt).
-Giai đoạn sinh trưởng sinh thực - Reproductive (R): Được tính từ khi phun râu đến khi ngơ chín sinh lý. Giai đoạn này gắn liền với sự phát triển của hạt ngơ, từ lúc hình thành hạt đến khi chín sinh lý.
Ở ngơ, cả hai giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực đều biến động phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Nếu gặp điều kiện bất thuận các giai đoạn này đều bị kéo dài.
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai ngơ thí nghiệm
STT Tổ hợp ngơ lai
Vụ Xn 2012 Vụ Hè Thu 2012
Thời gian từ gieo
đến… Chênh
lệch TP-PR
(ngày)
Thời gian từ gieo đến… Chênh lệch TP-PR (ngày) TP (ngày) PR (ngày) Chín SL (ngày) TP (ngày) PR (ngày) Chín SL (ngày) 1 VS26 63 66 118 3 59 62 118 3 2 VS36 63 66 120 3 59 62 119 3 3 VS71 60 65 120 5 62 67 120 5 4 VS73 64 66 119 2 60 62 119 2 5 VS74 60 65 118 5 56 61 119 5 6 VS76 62 64 120 2 56 60 121 4 7 VS78 64 66 120 2 60 62 119 2 8 VS86 60 65 120 5 60 64 120 4 9 VS88 63 65 120 2 59 61 119 2 10 VS89 64 67 120 3 59 62 120 3 11 VS90 64 67 121 3 59 62 120 3 12 NK67 (đ/c) 62 65 120 3 61 64 120 3
3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn
Giai đoạn từ gieo đến tung phấn là giai đoạn sinh trưởng dài nhất của cây ngô và được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Cây ngô từ khi mọc đến khi được 3 - 4 lá thật, cây sinh trưởng chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt, bộ rễ lúc này chỉ làm nhiệm vụ hút nước, cây sinh trưởng phát triển chậm và chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Khi đạt 3 - 4 lá trở đi cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt sang trạng thái hút chất dinh dưỡng của rễ và quang hợp của bộ lá. Sau khi đạt 7 - 9 lá đến trỗ cờ, đây là giai đoạn cây ngô sinh trưởng nhanh nhất, giai đoạn này cây tiếp tục phát triển và hoàn thiện các cơ quan sinh trưởng sinh dưỡng và sinh thực. Hầu hết các biện pháp kỹ thuật trồng trọt đều được áp dụng trong
các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng như: Bón thúc lần 1, lần 2 và lần 3 trước trỗ 15 - 20 ngày, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh,…Đây là giai đoạn quyết định đến khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong thân lá và là thời kỳ có ảnh hưởng lớn đến năng suất của ngơ, đặc biệt là vào giai đoạn ngơ xốy nõn (trước trỗ 15-20 ngày) nếu gặp hạn làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng hạt, giảm số hoa, giảm số hạt, giảm năng suất.
Qua bảng 3.1 cho thấy: Vụ Xuân 2012 thời gian từ gieo đến tung phần giao động trong khoảng thời gian từ 60 đến 64 ngày, giống đối chứng có thời gian tung phấn là 62 ngày. Tổ hợp ngô lai VS73, VS 78, VS89 và VS 90 có thời gian tung phấn muộn nhất thí nghiệm (64 ngày). Tổ hợp ngơ lai VS 71, VS74 và VS 86 có thời gian tung phấn sớm nhất (60 ngày), còn các tổ hợp cịn lại có thời gian tương đương với giống đối chứng.
Biểu đồ 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai vụ Xuân 2012
Vụ Hè Thu các Tổ hợp ngơ tham gia thí nghiệm có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắn hơn do nhiệt độ đầu vụ khá cao nên rút ngắn thời gian sinh trưởng. Thời gian từ gieo đến tung phấn từ 56 đến 61 ngày
3.1.1.2. Giai đoạn từ gieo đến phun râu
Qua bảng 3.1 cho thấy: Vụ Xuân các tổ hợp ngơ lai tham gia thí nghiệm có thời gian từ gieo đến phun râu dao động từ 64 đến 67 ngày, cong ở vụ Hè Thu các tổ hợp ngơ lai có thời gian phun râu sớm hơn từ 2 đến 5 ngày, chỉ có tổ hợp ngơ lai VS71 là có thời gian phun râu ở vụ Hè Thu muộn hơn so với vụ Xuân.
Khoảng cách tung phấn phun râu của các tổ hợp ngơ lai tham gia thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ Hè Thu là từ 2 đến 5 ngày. Những tổ hợp ngơ lai có sự chênh lệch có khoảng cách tung phấn phun râu dao động càng nhỏ thì càng thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh để hình thành hạt. ở vụ xn, trong các tổ hợpngơ lai nghiên cứu chúng tơi nhận thẩyằng có các tổ hợp sau: VS73, VS76, VS78, VS88 có khoảng cách giữa tung phấn - phun râu tương đối ngắn chỉ cách nhau 2 ngày tổ hợp lai VS71, Vs74VS86 phun râu sau tung phấn tới 5 ngày sẽ khơng hồn tồn thuận lợi cho q trình thụ phấn.Các tổ hơpk lai khác chênh lệch 3 ngày.
Trong điều kiện sản xuất vụ hè thu: kết quả nghiên cứu cũng tương tự như trong vụ xuân,, các tổ hợp lai có sự chênh lệch lớn về thời gian , phun râu sau tung phấn tới 5 ngày là VS71, VS74. Các tổ hợp lai khác dao động từ 2 đến 4 ngày.
Riêng có hai tổ hợp ngơ lai Vs71 và VS74 sự chênh lệch lớn giữa tung phấn và phun rau sẽ rất khơng thuận lợi cho q trình thụ phấn, nếu các tổ hợp này có tiềm năng năng suất, trong sản xuất cần có giải pháp thụ phấn bổ khuyết mới có thể đạt năng suất cao.
3.1.1.3. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý
Giai đoạn chín sinh lý được xác định từ khi vật chất khô trong hạt đạt tối đa. Hạt bắt đầu mất dần nước và cứng lại, chân hạt ngô xuất hiện vết sẹo đen, thân và lá bi chuyển sang màu vàng.
Sau khi thụ phấn, thụ tinh hạt ngơ được hình thành và phát triển, bắt đầu tích lũy chất khô vào hạt. Trong giai đoạn này các chất dinh dưỡng ở thân và lá được tập trung mạnh về hạt. Đây là giai đoạn quyết định khối lượng và chất lượng hạt.
Thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các tổ hợp ngơ lai tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2012 dao động từ 118 – 121, tương đương với giống đối chứng . Ở vụ Hè Thu thừi gian từ gieo đến chín sinh lý cũng tương tự như vụ Xuân. Các tổ hợp ngơ lai đếu thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng trung bình.