g) Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh
3.2.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của cácgiống ngô lai thí nghiệm
Sâu bệnh là một trong những yếu tố gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Theo đánh giá của tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc cho biết: Tổng thiệt hại do sâu gây ra hàng năm là 20 - 30 tỷ đô la (bằng 13 - 14% sản lượng), do bệnh gây ra 24 - 25 tỷ đô la (bằng 11 - 12% năng suất). Đặc biệt ngô là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều sâu bệnh phá hoại đó cũng là yếu tố hạn chế năng suất ngô ở các vùng nhiệt đới như ở nước ta. Các loại sâu bệnh phá hoại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng ngơ quanh năm, chính vì thế đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Do vậy thâm canh, chuyên canh phát triển thì việc bảo vệ cây trồng, chống sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu bệnh hại cũng có khả năng kháng thuốc, do vậy mà hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt được tất cả các loại sâu, bệnh hại trên đồng ruộng. Vì vậy phương pháp tốt nhất vừa có hiệu quả kinh tế vừa giảm được sự phá hoại của sâu, bệnh hại mà đảm bảo được an tồn mơi sinh và sức khoẻ con người chính là phịng trừ sâu bệnh tổng hợp. Trong đó, có sử dụng giống có khả năng kháng sâu bệnh.
Việc theo dõi, đánh giá diễn biến của các loại sâu, bệnh hại chính trên các giống ngơ là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá được tình hình phát sinh, phát triển và gây hại của các loại sâu bệnh hại theo thời gian, qua các thời kỳ sinh trưởng của ngô gắn với các điều kiện ngoại cảnh. Đây chính là một trong những cơ sở để đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của từng giống và cũng là cơ sở để phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và hiệu quả. Vì vậy chúng tơi tiến hành theo dõi sâu bệnh hại trên các giống ngơ thí nghiệm từ gieo đến thu hoạch và thấy xuất hiện các loài sâu bệnh hại như: sâu đục thân, sâu ăn lá, rệp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá. Tỷ lệ sâu, bệnh của các giống ngơ thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.6 như sau:
Bảng 3.6: Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các dịng giống ngơ lai thí nghiệm vụ Thu 2012 và Xuân 2013
(Đơn vị tính: %)
Giống ngơ lai Vụ Thu 2012 Vụ Xn 2013
Sâu đục thân Rệp Bệnh khô vằn Sâu đục thân Rệp Bệnh khô vằn VN01 2,56 6,34 2,89 3,81 4,34 2,44 VN 02 7,21 5,90 3,50 8,46 3,90 3,05 VN 03 8,97 8,01 3,07 11,21 6,01 2,62 VN 04 2,56 7,85 2,90 3,23 5,85 2,45 VN 05 2,6 5,92 3,20 6,83 3,92 2,75 VN06 8,97 7,72 4,10 10,45 5,72 3,65 VN07 3,24 5,10 2,05 4,49 3,10 1,60 VN08 3,85 6,01 2,83 5,16 4,01 2,38 VN09 2,87 8,89 2,50 4,12 6,89 2,05 VN10 5,12 9,01 4,32 6,37 7,01 3,87 VN11 2,6 7,68 3,56 5,12 5,68 3,11 VN12 8,7 2,3 9,5 4,8 2,0 12,1 VN 13 4,7 2,0 5,0 10,9 1,7 6,7 VN 14 2,9 1,0 5,7 1,9 1,7 13,2 NK54 (Đ/c 1) 2,6 1,7 4,2 3,6 1,7 5,9 CP 989(Đ/c 2) 2,6 1,7 5,1 7,8 1,7 6,9
* Sâu đục thân (0strinia nubilalis Hiibner)
Sâu đục thân là một loài ăn rộng, phá hoại trên hầu hết cá loài cây lương thực, cây màu. Triệu chứng dễ phát hiện là khi quan sát trên ruộng thấy các lỗ
đục gần như thẳng hàng cắt ngang qua mặt lá. Sâu có thể phát sinh rộng thậm chí 1 cây ngơ có thể 2- 3 lỗ đục. Sâu đục thân phá hại ở ngô mạnh nhất vào vụ xuân, vụ xuân hè, vụ hè và vụ thu. Vụ thu đông và vụ đơng sâu ít phá hại hơn, sâu non tuổi nhỏ chúng ăn biểu bì lá làm cho cây giảm diện tích lá quang hợp, khi sâu đạt ba tuổi trở lên chúng đục vào thân và bắp làm cho cây bị đổ gãy gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. Sâu non phát triển mạnh vào lúc bắt đầu trỗ cờ đến sau phun râu hai tuần thì giảm dần.
Số liệu bảng 3.6 cho thấy: Mức độ sâu đục thân phá hại các giống ngô lai thí nghiệm trong vụ Xuân cao hơn vụ Thu, ở vụ Thu 2012, mức độ nhiễm sâu đục thân của các giống ngơ thí nghiệm được đánh giá dao đợng từ 2,56 - 8,97%. Các giống chống chịu với sâu đục thân tương đối tốt tỷ lệ bị hại tương đương như 2 giống đối chứng, từ 3,85% trở xuống. Giống VN03, VN06, VN12 khả năng chống chịu với sâu đục thân kém, tỷ lệ bị hại cao từ 5,12 - 8,97% (đánh giá mức độ hại ở điểm 2).
Vụ Xuân 2013 tỷ lệ sâu đục thân gây hại cho các giống ngô lai thí nghiệm cao dao động từ 1,9-10,9 %, các giống như: VN02, VN03, VN13 bị nhiễm bệnh và giống đối chứng có khả năng chống chịu tốt và ổn định. Các giống ngô còn lại đều bị hại ở điểm 2, trong đó giống bị sâu đục thân phá hại nặng nhất là VN03 và VN09.
Tuy nhiên, điều kiện thời tiết của cả hai vụ Thu và vụ Xuân diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho sâu đục thân phát triển với số lượng lớn nên không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của các dòng, giống ngô thí nghiệm.
* Rệp hại ngô (Rhopalosiphum maydis)
Đối tượng này hại chủ yếu cờ ngô, nhân dân thường gọi là muội hại ngô. Chúng thường xuất hiện khi cây ngô chuẩn bị trỗ và kéo dài đến lúc trỗ xong. Khi rệp xuất hiện nhiều, chúng chích hút dịch của lá bao cờ và cờ, làm cho lá bị bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. Rệp cờ hại nặng nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào lúc ngô bắt đầu trỗ cờ. Nếu bị hại sớm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất thực thu.
Quan bảng 3.6 cho thấy: Tất cả các giống ngô thí nghiệm đều bị nhiễm rệp cờ. Vụ Thu tỷ lệ cây bị hại nhiều hơn vụ Xuân. Lượng mưa giảm mạnh, độ ẩm không khí thấp là điều kiện thuận lợi cho rệp cờ phát triển nhanh chóng và lan rộng. Ở vụ Thu 2012, Giống VN03, VN09, VN10 bị nhi nặng, các giống ngô lai thí nghiệm đều bị hại ở điểm 2 (từ 5,10 %).
Trái với vụ Thu 2012 ở vụ Xuân 2013 tỷ lệ giống ngô lai thí nghiệm bị nhiễm bệnh đã giảm, số giống ngô lai bị bệnh hại nặng chỉ còn ở những giống như: VN 03, VN09,VN10 bị nhiễm nặng và 2 giống đối chứng CP989, NK54, trong đó giống ngô lai VN05, VN06 là bị hại nặng nhất 7,01%.
* Bệnh khô vằn (Rhizatonia solani kuhn)
Bệnh gây hại trong suốt q trình sinh trưởng và phát triển của cây ngơ song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến khi thu hoạch. Các vết bệnh khơ vằn có hình loang lổ khơng định hình, bệnh hại ở lá phía dưới trước, xuất hiện từ bẹ lá rồi lan lên phiến lá, gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đổ. Bệnh phát triển lan tới bắp gây chín ép, khối lượng hạt giảm. Sự xâm nhập của bệnh chủ yếu bằng các hạch nấm (selerotia), ngồi ra các sợi nấm cũng đóng vai trị quan trọng. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ khơng khí cao, nhiệt độ thấp, trời âm u, nhất là sau những đợt mưa phùn. Bệnh phát triển mạnh làm khô bẹ lá, lá và lá bi làm giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất.
Qua bảng 3.6 cho tôi thấy: Bệnh khô vằn xuất hiện hầu hết ở các giống ngơ thí nghiệm, mức độ hại biến động từ 2 - 4%, vụ Xuân 2013 tỷ lệ nhiễm bệnh nhẹ hơn vụ Thu 2012. Tỉ lệ nhiễm bệnh vụ Thu dao động từ 2,05 - 9,5
vụ Xuân mức độ hại từ 1,6- 13,2 Giống VN04 bị nặng. Qua theo dõi ở cả hai vụ, các giớng có tỷ lệ bị bệnh khơ vằn thấp hơn so với giống đối chứng. Các giống còn lại đều có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn đối chứng, giống VN07, VN09 bị hại nặng nhất có tỷ bị hại là vụ Thu và vụ Xuân.
Qua 2 vụ đánh giá thấy: Do điều kiện thời tiết không ổn định nên sự xuất hiện của sâu, bệnh hại trên các giống ngô lai thí nghiệm không nhiều, chỉ tập trung ở một số sâu bệnh hại điển hình. Tuy nhiên, khi xuất hiện tỷ lệ sâu, bệnh gây hại cho các giống ngô thí nghiệm là không cao, chỉ có sự xuất hiện rệp cờ với đánh giá điểm gây hại ở điểm 3, nhưng thời gian xuất hiện ít nên không làm ảnh hưởng đến năng suất của các dòng, giống ngô thí nghiệm. Qua theo dõi thấy: giống VN14 là hai giống ngô lai có khả năng chống chịu sâu đục thân tốt, nhiễm bệnh khô vằn cao và rệp cờ thấp nhất trong nhóm giống, giống ngô thí nghiệm.