g) Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh
3.2.2. Khả năng chống đổ của cácgiống ngơ lai thí nghiệm
Để đánh giá được khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi của các giống ngơ thí nghiệm chúng tơi đã tiến hành theo dõi và nghiên cứu chỉ tiêu đổ rễ, đổ thân. Ngô bị đổ gãy ảnh hưởng lớn đến năng suất, nếu cây nào đổ thân thì năng suất coi như mất trắng. Đổ rễ, đổ thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nền đất trồng, chế độ canh tác như: nước, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh. Ngồi ra cịn phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, sự phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Nếu một giống ngơ mới có khả năng sinh trưởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất có triển vọng, nhưng tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh kém thì cũng khơng được coi là giống tốt. Vì vậy, đánh giá chính xác khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất
lợi và chống chịu sâu bệnh sẽ giúp cho cơng tác chọn tạo giống nói chung, khảo kiểm nghiệm giống ngơ nói riêng thành công và chọn được giống ngô mới tốt nhất cho vùng sinh thái nào đó.
Kết quả theo dõi chỉ tiêu đổ rễ, đổ thân trong vụ Thu 2012 và vụ Xuân 2013, cho thấy cácgiống ngơ lai tham gia thí nghiệm có khả năng chống đổ rễ và gãy thân tốt, mức đổ gãy là 2%, giống VN02, VN 03, VN 06 chống đổ rễ và gãy thân ở mức kém.
3.2.3. Trạng thái cây, trạng thái bắp, đợ bao bắp và đặc điểm hình thái bắp của các giống ngô lai thí nghiệm của các giống ngơ lai thí nghiệm
Để đánh giá chính xác hơn trong nghiên cứu khảo nghiệm giống ngơ, chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu: Trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp, vì các chỉ tiêu này liên quan trực tiếp đến độ đồng đều, tính ổn định, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống.
3.2.3.1. Trạng thái cây của các giống ngơ thí nghiệm
Trạng thái cây được đánh giá bằng phương pháp cảm quan, dựa vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ đồng đều của cây, mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra và tỷ lệ đổ gãy. Trạng thái cây tốt là yếu tố biểu hiện giống có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh tốt.
Qua theo dõi chỉ tiêu này, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7
Bảng 3.7: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngơ lai thí nghiệm vụ Thu 2012 và Xuân 2013
Giống Vụ Thu 2012 Vụ Xuân 2013 Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp VN01 1 1 1 1 1 1 VN 02 3 2 1 3 2 1 VN 03 3 3 3 3 3 2 VN 04 2 2 1 2 2 1 VN 05 1 1 1 1 1 1 VN06 3 2 3 3 3 2 VN07 1 1 1 1 1 1 VN08 2 2 1 2 2 1 VN09 1 2 1 1 1 1 VN10 3 3 3 3 3 2 VN11 1 1 1 1 1 1 VN12 2 2 2 1 1 1 VN 13 2 2 1 2 2 1 VN 14 1 1 1 1 1 1 NK54 (Đ/c 1) 1 1 1 1 1 1 CP 989 (Đ/c 2) 1 1 1 1 1 1
Số liệu ở bảng 3.7 cho chúng ta thấy: Trạng thái cây của các giống ngô tham gia thí nghiệm dao động từ điểm 1 - 3. Giớng VN01, VN05, VN07, VN11, VN14.đạt trạng thái cây tốt nhất, có độ đồng đều cao, khả năng chống chịu tốt, đánh giá điểm 1. Giống VN02, VN03, VN10 có trạng thái cây được đánh giá ở điểm 3. Giống cịn lại được đánh giá ở mức đợ khá đạt trạng thái cây ở điểm 2.
3.2.3.2. Trạng thái bắp của các giống ngơ thí nghiệm
Trạng thái bắp là chỉ tiêu quyết định năng suất và phẩm chất hạt. Trạng thái được đánh giá sau khi thu hoạch và căn cứ vào dạng bắp, kích thước bắp,
độ đồng đều của bắp và tỷ lệ sâu bệnh hại trên bắp. Thường những giống ngơ có trạng thái bắp tốt là những giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh tốt. Trạng thái bắp được đánh giá theo thang điểm 1 - 5.
Qua số liệu ở bảng 3.7 cho chúng ta thấy: Trạng thái bắp của các giống ngơ tham gia thí nghiệm dao động từ điểm 1 - 3. Trong đó VN 01, VN05, VN11, VN14 đạt trạng thái bắp tốt nhất, đánh giá điểm1 tương đương đối chứng. Giống VN 03, VN06, VN10 có trạng thái bắp kém nhất, đánh giá điểm 3. Các giống còn lại đạt trạng thái bắp ở mức độ khá,.
3.2.3.3. Độ bao bắp
Độ bao bắp có ý nghĩa quan trọng, cũng là đặc trưng của giống. Lá bi có tác dụng ngăn cách hạt ngơ với mơi trường bên ngồi, hạn chế các tác nhân gây hại như: Mưa, gió, sự thay đổi nhiệt độ và sự xâm nhập của sâu bệnh. Ngồi ra, độ bao bắp cịn có ý nghĩa rất lớn trong bảo quản bắp, đặc biệt với việc bảo quản ngô cả bắp để sử dụng làm lương thực lâu dài của đồng bào các dân tộc vùng cao. Độ bao bắp được đánh giá trước khi thu hoạch 1 - 2 tuần theo thang điểm 1 - 5.
Số liệu ở bảng 3.7 cho chúng ta thấy: Đa số các giống ngơ lai tham gia thí nghiệm có độ bao bắp tương đối tốt, có lá bi che kín giúp cho việc bảo quản bắp được tốt. Độ bao bắp của các giống ngơ thí nghiệm đạt từ điểm 1 - 2. Giống VN VN 03,VN06, VN 10 đạt điểm 2 - 3 kém hơn đối chứng, do lá bi chưa che kín được hết đầu bắp. Cịn lại các giống có độ bao bắp được đánh giá ở điểm 1 tương đương đối chứng.
Qua theo dõi 2 vụ cho thấy, giống VN05 có trạng thái cây, trạng thái bắp đồng đều, được đánh giá ở mức độ tốt là giống được đánh giá tiềm năng cho năng suất tốt nhất.
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô lai thí nghiệm trong điều kiện sản xuất vụ Đông 2010 và vụ Xuân 2011 nghiệm trong điều kiện sản xuất vụ Đông 2010 và vụ Xuân 2011
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong cơng tác chọn tạo giống bởi vì đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung về khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng giống. Năng suất phụ thuộc vào tổng hợp nhiều yếu tố, trước hết năng suất phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất: Số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, khối lượng nghìn hạt, chiều dài bắp, đường kính bắp. Ngồi ra cịn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh: Khí hậu, đất đai, các biện pháp kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh.
3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của cácngô lai thí nghiệm
Qua nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngơ tham gia thí nghiệm trong vụ Thu 2012 và vụ Xuân 2013 chúng tôi thu được các kết quả thể hiện ở bảng 3.8 và bảng 3.9.
3.3.1.1. Số bắp trên cây
Đây là một yếu tố cấu thành năng suất, nó phụ thuộc chủ yếu vào tính di truyền của giống, ngồi ra cịn phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc, khi trên cây có nhiều bắp thì bắp ở trên sẽ được thụ phấn, thụ tinh đầy đủ hơn do đó phát triển tốt hơn những bắp ở dưới. Các nghiên cứu cho thấy đối với ngô lấy hạt thì số bắp yêu cầu là 1 - 2 bắp (thường là 1 bắp) để cây tập trung dinh dưỡng nuôi bắp, khối lượng 1000 hạt lớn năng suất sẽ cao. Ngược lại, số bắp/cây nhiều, quá trình thụ phấn thụ tinh không đầy đủ, bắp phát triển kém, cây tiêu tốn dinh dưỡng để nuôi nhiều bắp nên năng suất không cao.
Qua theo dõi ở cả hai vụ Xuân và vụ Thu cho thấy, các dòng, giống đều có số bắp tương đương với số bắp trên cây của giống đối chứng VN4 (1 bắp).
3.3.1.2. Chiều dài bắp của các giống ngơ lai thí nghiệm
Chiều dài bắp phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền và điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc. Qua bảng 3.8 cho chúng ta thấy: Ở Vụ Thu 2012,
các giống ngơ lai tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp từ 16,4 - 20,2 cm. Trong đó, các VN01, VN05, VN11,VN14 có chiều dài bắp từ 20,2 cm, có chiều dài bắp tương đương với giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Các giống
ngô lai còn lại có chiều dài thấp hơn 2 giống đối chứng 2 – 4cm.
Ở vụ Xuân 2013, các giống ngô lai thí nghiệm có chiều dài bắp dao động từ 16,54 - 21,56cm. Các giống còn lại có chiều dài tương đương hoặc thấp hơn 2 giống đối chứng CP989, NK54
Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngơ lai thí nghiệm vụ Thu 2012
Giống ngơ lai
Số bắp/cây (bắp) Dài bắp (cm) Đ.kính bắp (cm) Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g) VN01 1 20,2 4,3 14 34 320 VN 02 1 18,6 4,2 12 32 310 VN 03 1 18,4 4,4 14 30 325 VN 04 1 18,2 4,6 14 38 322 VN 05 1 20,2 4,5 14 34 309 VN06 1 16,4 4,8 14 28 315 VN07 1 16,6 4,4 12 32 300 VN08 1 18,2 4,3 14 30 304 VN09 1 16,3 4,4 14 36 301 VN10 1 18,2 4,6 14 36 319 VN11 1 20 4,5 14 26 305 VN12 1 18,8 4,3 14 34 300 VN 13 1 16,8 4,6 14 34 325 VN 14 1 20,2 4,6 14 34 324 NK54 (Đ/c 1) 1 22,2 4,4 14 38 330 CP 989(Đ/c 2) 1 20,8 4,4 14 36 328 CV% - 8,9 4,40 8,5 8,7 8,8 LSD0.05 - 2,79 0,32 2,0 4,82 46,1
3.3.1.3. Đường kính bắp của các giống ngơ lai thí nghiệm
Đây là một trong những chỉ tiêu quyết định đến số hạt trên bắp. Đường kính bắp phụ thuộc rất nhiều vào giống và điều kiện chăm sóc.
Vụ Thu 2012, đường kính bắp của các giống ngơ có sự chênh lệch khơng lớn, dao động từ 4,2 – 4,8 cm. Giống VN06 là giống có đường kính bắp lớn
nhất và lớn hơn hẳn giống VN15, VN14 0,2 cm ở độ tin cậy 95%. Các giống ngơ lai còn lại đều có đường kính bắp tương đương với 2 giống đối chứng. Ở vụ Xuân 2013, các giống ngô lai có đường kính bắp tương đương với đối chứng, giống VN06, VN09 và VN11 có đường kính bắp thấp hơn đối chứng.
Nhìn chung ở cả hai vụ sự biến động về đường kính bắp của các dòng, giống là tương đối thấp (CV từ 2,6 - 4,4%) cho thấy sự ổn định về giống của các dòng, giống ngô tham gia thí nghiệm.
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất các giống ngơ lai thí nghiệm vụ Xuân 2013
Giống ngơ lai
Số bắp/cây (bắp) Dài bắp (cm) Đ.kính bắp (cm) Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g) VN01 1,00 20 4,41 12 40 295 VN 02 1,00 21,56 4,86 16 38 322 VN 03 1,00 20 4,79 12 44 360 VN 04 1,00 20.23 4,82 14 40 315 VN 05 1,00 19,56 4,62 12 42 380 VN06 1,00 18,45 4,22 12 43 314 VN07 1,00 20,12 4,62 14 40 381 VN08 1,00 19.54 4,44 12 40 319 VN09 1,00 16,24 4,35 14 38 375 VN10 1,00 17,54 4,34 12 35 300 VN11 1,00 21,22 4,22 12 36 302 VN12 1,00 19,45 4,62 14 39 354 VN 13 1,00 20,25 4,56 14 41 330 VN 14 1,00 19,56 4,54 12 42 368 CP 989(Đ/c 1) 1,00 23,45 4,44 12 46 390 NK54(Đ/c 2) 1,00 22,64 4,68 14 46 388 CV% - 9,2 8,8 9,0 9,0 LSD0.05 - 3,05 1,89 6,06 51,4
3.3.1.4. Số hàng hạt/ bắp của các giống ngơ lai thí nghiệm
Đây là yếu tố đặc trưng của giống và được quyết định qua quá trình hình thành hoa cái (bắp ngô). Số hàng ngô trên một bắp luôn là số chẵn do hoa ngô là hoa kép. Ở vụ Thu 2012, các giống ngơ tham gia thí nghiệm có số hàng hạt/bắp dao động đạt từ 12 - 14 hàng. Hầu hết các dòng, giống ngô tham gia
thí nghiệm đều có số hàng hạt/bắp tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giống VN02, VN07 có số hàng hạt thấp nhất và thấp hơn so với giống đối chứng từ 2 hàng hạt/bắp.
Ở vụ Xuân 2013, số hàng hạt/bắp của các giống ngô lai thí nghiệm dao động từ 12,- 14 hàng. Cũng như ở vụ Thu hầu hết các giống ngô lai thí nghiệm đều có số hàng hạt/bắp tương đương với giống đối chứng.
3.3.1.5. Số hạt/hàng của các giống ngô lai thí nghiệm
Số hạt/hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Ngồi ra nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào q trình thụ phấn thụ tinh của ngơ. Khi ngô trỗ cờ - tung phấn - phun râu gặp điều kiện bất thuận: hạn hán, mưa bão hoặc chăm sóc khơng đảm bảo…có thể làm giảm số lượng râu sản sinh, dẫn đến giảm sự thụ tinh của các noãn và hạn chế số hạt phát triển, những noãn khơng thụ tinh sẽ khơng có hạt và bị thối hoá, gây nên hiện tượng ngơ đi chuột - đỉnh bắp khơng có hạt, làm giảm số lượng hạt/hàng. Số hạt/ hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn - phun râu (ASI). ASI càng ngắn càng có lợi cho tung phấn để hình thành hạt.
Trong thời gian thí nghiệm đối với cả vụ Thu và vụ Xuân ẩm độ khơng khí dao động từ 78% - 87% khá thích hợp cho các giống ngơ sinh trưởng, phát triển.
Ở vụ Thu 2012: các giống ngơ tham gia thí nghiệm có số hạt/hàng dao động từ 26 – 36 hạt/hàng. Trong đó, các giớng VN04, VN09, VN10 có số hạt/hàng cao tương đương so với đối chứng từ với mức độ tin cậy 95%. Giống VN00, VN 11 là giống có số hạt/hàng thấp nhất thấp hơn so với giống đối chứng 8- 10 hạt/hàng.
Vụ Xuân 2013, số hạt/hàng của các giống ngô lai thí nghiệm dao động từ 38 – 46 hạt/hàng. Trong đó, giống VN03, VN05, VN06 , VN13, VN14 vẫn đạt tương đương số hạt/hàng gần với 2 giống đối chứng (Thấp hơn 2 - 4
hạt/hàng). Các dòng, giống còn lại sự ổn định về số hàng hạt/bắp không bằng 5 giống trên . Tuy nhiên sự biến động này là không lớn, số hàng hạt/bắp của các dòng, giống đều thấp với 2 giống đối chứng.
3.3.1.6. Khối lượng 1000 hạt của các giống ngô lai thí nghiệm
Khối lượng 1000 hạt được xác định sau khi thu hoạch, là do đặc tính di truyền của giống quy định, nhưng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh như: khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác...Nếu sau khi ngô trỗ cờ, thụ phấn, phun râu mà gặp điều kiện không thuận lợi như thiếu nước, sâu bệnh hại,...thì sẽ làm hạn chế quá trình vận chuyển dinh dưỡng về hạt, hạn chế sự tích luỹ vật chất khô và giảm khối lượng hạt.
Cây ngơ có nhu cầu về nước rất lớn, Kieselbach (theo Wallace và Bresman) đã chỉ ra rằng ở bang Nebrasca, một cây ngô phát triển, bốc hơi và thốt hơi nước trong một ngày nóng từ 2 – 4 lít nước. Lượng nước tiêu tốn cịn phụ thuộc vào sản lượng nó sinh ra, để đạt 3800kg/ha cần một lượng mưa 287,5mm, để đạt 6300kg/ha cần lượng mưa 486 – 616mm [14].
Ở vụ Thu 2012, khối lượng 1000 hạt của các giống ngơ lai tham gia thí nghiệm đều ở mức tương đương với giống đối chứng, dao động từ 300 - 359 gam. Chỉ có giống VN05 có khối lượng 1000 hạt cao hơn hẳn so với 2 giống đối chứng 29 -30 gam. Ở vụ Thu 2013 lượng mưa ở các tháng có sự chênh lệch lớn từ tháng 8 đến tháng 12 lượng mưa giảm dần từ 430,9mm xuống còn 10,5mm. Tháng 8, tháng 9 lượng mưa đạt 143,2 –430mm phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây ngô, tháng 10 và tháng 11 cây ngô đang trong thời kỳ cần nhiều nước thì lượng mưa lại rất ít (lượng mưa chỉ đạt 10,5 → 59,4mm) do đó đã ảnh hưởng đáng kể đến q trình trỗ cờ, tung phấn - phun râu, điều này lý giải khối lượng 1000 hạt của các dòng, giống ngô thí nghiệm trong vụ Thu không cao.
nhiều, lượng mưa cũng tăng đáng kể so với đầu vụ, lượng mưa từ tháng 2 đến tháng 6 biến động từ 15,6mm – 259,9mm và cao nhất là tháng 6 (259,9mm), là điều kiện thuận lợi cho sự vật chuyển và tích lũy vật chất dinh dưỡng về