Mục tiêu của “Phương trình đường thẳng” – hình học 10 trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng giải toán trong dạy học giải bài tập phương trình đường thẳng cho học sinh lớp 10 (Trang 32 - 33)

học phổ thông

- Về kiến thức

+ Hiểu được vectơ pháp tuyến, vectơ chỉ phương của đường thẳng

+ Hiểu cách viết phương trình tổng quát, phương trình tham số của đường thẳng, phương trình chính tắc của đường thẳng.

+ Hiểu được điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vng góc với nhau.

+ Biết cơng thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, góc giữa hai đường thẳng

+ Biết điều kiện để hai điểm nằm cùng phía hay khác phía so với một đường thẳng.

Để đạt được mục tiêu trên giáo viên cần xây dựng một hệ thống bài tập phù hợp để hình thành qui trình giải các dạng bài tập về viết phương trình đường thẳng trong mặt phẳng, hơn nữa rèn luyện kỹ năng vận dụng qui trình đó vào giải các bài tốn liên quan.

Với học sinh, nhu cầu củng cố, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải toán là tất yếu muốn thỏa mãn được nhu cấu đó thì các em phải được vận dụng nhiều, phải tích cực tham gia các hoạt động luyện tập, đào sâu, hệ thống hóa và ơn tập. Trên thực tế đa số học sinh khá giỏi có khả năng tự đúc kết trri thức và tri thức phương pháp thông qua con đường kinh nghiệm

(thơng qua giải hệ thống bài tốn).

Khi xây dựng hệ thống bài tập giáo viên nên phân bậc hoạt động, chia hệ thống bài tập thành hai nhóm:

- Nhóm 1: Những bài tập trung bình củng cố kiến thức cơ bản.

- Nhóm 2: Những bài tập nâng cao nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh, cũng như phát triển năng lực tư duy thuật toán cho học sinh.

Thực tế cho thấy rằng, nếu giáo viên chọn lựa được một hệ thống bài tập phù hợp, sẽ giúp học sinh có khả năng khắc sâu kiến thức cũ, củng cố kiến thức và kỹ năng cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi tiếp thu kiến thức một cách vững chắc.

- Về kỹ năng

+ Viết được phương trình tham số, phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua điểm M x y( ;0 0) và có phương cho trước hoặc đi qua hai điểm cho trước.

+ Tính được tọa độ vectơ pháp tuyến nếu biết tọa độ của vectơ chỉ phương của một đường thẳng và ngược lại.

+ Biết chuyển đổi phương trình tổng quát, phương trình tham số của đường thẳng.

+ Viết được phương trình đường thẳng liên quan đến, khoảng cách từ điểm đến đường thẳng hoặc góc giữa 2 đường thẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng giải toán trong dạy học giải bài tập phương trình đường thẳng cho học sinh lớp 10 (Trang 32 - 33)